Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+3 phiếu
368 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Tick mình nhá

!+ cho bạn nà!

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Du không chỉ là danh nhân văn hóa thế giới mà ông còn là đại thi hào dân tộc, một thiên tài văn học của nước nhà. Ông vốn được sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc nhưng sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công của xã hội bấy giờ, và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Bởi lẽ đó, ông đã viết nên thi phẩm tuyệt bút “Truyện Kiều”, tác phẩm như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Trao duyên” thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh, nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Chính mười hai câu đầu trong đoạn trích đã khắc họa rõ nét nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

Sự đâu song gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Cứ ngỡ hai người “Trai anh hùng – gái thuyền quyên/Phỉ nguyền sánh phượng đẹp duyên cưỡi rồng” nào ngờ lại phải chịu cảnh một đời cách xa bởi một lí do hết sức đau đớn. Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em. Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Thúy Kiều mở đầu việc trao duyên bằng những lời lẽ có ý nghĩa khần cầu, tha thiết để thuyết phục Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Đọc câu thơ đầu tiên, ta có thể thấy Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu nhất để nói chuyện với Thúy Vân. Từ “cậy” và “chịu” được sử dụng rất đặc sắc. Nguyễn Du làm ta không khỏi thắc mắc tại sao không “nhờ” mà lại “cậy”? Tại sao không “nhận” mà phải “chịu”? Nhà thơ sử dụng từ “cậy” nhằm ẩn ý nói lên sự tin cậy của Thúy Kiều dành cho người em gái của mình. Còn “chịu” ở đây lại mang hàm ý nài ép, bắt buộc, không có sự tự nguyện từ Thúy Vân. Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Vân không thể thoái thác được mà phải “chịu lời”.  

Sau lời nói là cử chỉ, hành động hết sức trang trọng dành cho Thúy Vân. Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như “thưa, lạy”. Thoạt đầu nghe có vẻ như hết sức phi lý, chị “lạy” em là một điều không thể nào xảy ra ở xã hội phong kiến. Nhưng rồi ta chợt thấu hiểu ra cái nhìn sâu sắc của Kiều, nàng ý thức được Thúy Vân như vị ân nhân xuất hiện để trả món nợ ân tình cho Kim Trọng, nàng đang lạy sự hi sinh cao cả của Thúy Vân. Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị. Bởi lẽ đó, từ “thưa” và “lạy” xuất hiện là vô cùng hợp lý, cho thấy cách sử dụng ngôn từ sâu sắc, tinh vi của Nguyễn Du. 

Để thuyết phục em, Kiều đã nói về mối tình đẹp mà dở dang của nàng. Lời kể của Kiều ngắn gọn, khái quát nhưng rõ ràng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”

Tình yêu dở dang, tan vỡ được Kiều nói ngắn gọn bằng thành ngữ nặng nề, chắc nịch “đứt gánh tương tư”. Cách nói vận dụng thành ngữ cùng điển cố “keo loan” có ngụ ý: Điều mà Kiều muốn “thưa” với Vân chính là bi kịch tình yêu tan vỡ của mình và tha thiết nhờ TV thay mình trả nghĩa cho KT.

Hai chữ “tương tư” được ẩn dụ để chỉ tình yêu nam nữ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. “Gánh tương tư” như một gánh nặng tình yêu giữa hai người. “Gánh tương tư” là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại “đứt gánh” còn đâu. Bốn chữ “đứt gánh tương tư” như gợi lên sự nghẹn ngào, đau đớn đang dằn xé tâm can Thúy Kiều. Người con gái tài sắc này luôn xem trọng tình nghĩa, coi mối tình với Kim Trọng là gánh nghĩa vụ mà nàng phải chu toàn. Vì thế, Kiều tha thiết nhờ Thúy Vân thay mình “chắp mối tơ thừa” với Kim Trọng. 

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ thừa”. Lời của Kiều thật thống thiết làm sao. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân. Hai từ “mặc em” còn thể hiện sự thấu hiểu của TK cho tình cảnh thiệt thòi của TV. Giờ đây, tình yêu của em chỉ là sự tiếp nối cho chị. Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em:
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”
Lời kể của TK nồng nàn, tha thiết, bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa vô hạn. Cách dùng cấu trúc từ ngữ chỉ thời gian “khi ngày”, “khi đêm” cùng hình ảnh ước lệ “quạt ước” “chén thề”, người nghe vẫn nhận ra tình yêu giữa K và KT thật sâu nặng. Họ đã cùng nhau thề nguyện, đính ước “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Từ “khi” được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Tình đầu tuy dang dở nhưng đã có cùng nhau những kỉ niệm tươi đẹp đến vậy, thế nhưng sao Thúy Kiều chỉ kể cho em vọn vẹn trong hai câu thơ? Phải chăng Kiều không muốn gợi cảm giác tủi thân cho Thúy Vân, tránh sự thiệt thòi, mất mác trong tình yêu của cô em gái? Điều đó chứng tỏ Kiều không chỉ là người con gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người khéo léo, tế nhị trong cách ứng xử. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau:
“Sự đâu song gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
K đã trình bày cảnh ngộ khó xử của mình và lí giải căn nguyên vì sao nàng phải trao duyên cho em. Hai thanh trắc “sóng gió” đi liền nhau trong một câu thơ gợi ra những tai họa dồn dập. Với TK nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ chỉ một phần, nỗi đau đớn vì bất hạnh của người thân đến hai ba phần. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ “Làm con trước phải đền ơn sinh thành” Hoàn cảnh đã bắt buộc K phải hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu”. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ. Nhịp thơ biến đổi ở câu bát: “Hiếu/tình/khôn lẽ/hai bề/vẹn hai” với ngụ ý rằng: chữ hiếu K đã chu toàn, nhưng để trọn vẹn cả hiếu và tình, nàng phải nhờ đến sự giúp đỡ của Thúy Vân. Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:
“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.”
TK đã khéo léo dùng ẩn dụ “ngày xuân” chỉ tuổi trẻ, hạnh phúc của Thúy Vân. Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem “tình máu mủ” ra để cầu xin Vân. “Máu chảy ruột mềm” còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt vậy nên em hãy giúp chị “thay lời nước non” cùng chàng. Đây là lời thuyết phục rất hợp lý bởi Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ, ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Vân đức hi sinh và lòng vị tha. Trước cách nói tha thiết của K thì làm sao Thúy Vân có thể khước từ cho được?
Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ… Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:
“Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Thúy Kiều lại dẫn ra cái chết của mình để cho TV thấy sự vui lòng, toại nguyện, thanh thản của nàng nếu Vân nhận lời. Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt. Bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai. K không chỉ gợi ra sự bạc mệnh của mình mà nàng còn khéo léo đề cao nghĩa cử cao đẹp của TV. Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn. Đối với nàng, ơn nghĩa ấy đến chết Kiều vẫn còn ghi lòng tạc dạ. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Cứ ngỡ hai người “Trai anh hùng – gái thuyền quyền/Phỉ nguyền sánh bước đẹp duyên cưỡi rồng” nào ngờ lại bị cách xa một đời bởi một lí do hết sức đau đớn. Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em. Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Những câu thơ đầu nói về việc Thúy Kiều tìm cách thuyết phục Thúy Vân, vừa thuyết phục vừa ràng buộc nhưng vẫn khẩn  cầu, Kiều đã đạt được mục đích: nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho KT. Sau khi TV đã cảm thông, TK đem các vật đính ước trao lại cho em gái:
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.”
Giây phút trao kỉ vật của tình yêu là phút giây thiêng liêng, cảm động và rất đau lòng. Tình cảm dẫu sao vẫn còn trừu tượng, chứ kỉ vật của tình yêu thì cứ hiển nhiên hiện ra đó, cho nên Thúy Kiều trao “chiếc vành với bức tờ mây” cho em thì nàng cũng đau đớn đến tột độ. Đứng trên góc độ người đọc như chúng ta thì kỉ vật đó chẳng đáng là bao, nhưng đối với Kiều, đó là định ước tình yêu thiêng liêng giữa hai người mà cô trân trọng hơn bao giờ hết. Mỗi lời của nàng nặng như chì, nàng trao duyên nên cũng phải trao cả những kỉ vật tình yêu cho em. Nếu như ở đoạn trên, Kiều kể mối tình của mình cho em nghe bằng giọng điệu cố lấy vẻ bình tĩnh thì đến lúc trao lại kỉ vật cho em, nàng cảm thấy mình đã mất hết nên không thể kìm nén được tình cảm thật nữa, trái tim nàng đã bắt đầu lên tiếng. Ta có thể cảm nhận được sự ngập ngừng, luyến tiếc của Kiều, lí trí bảo phải trao đi nhưng trái tim lại một mực muốn giữ lại.
“Duyên này” từng chớm nở từ buổi gặp nhau giữa Kim – Kiều mà giờ đây đã trở thành duyên giữa Kim và Vân. “Vật này” từng tượng trưng cho tình yêu thiêng liêng Kim – Kiều mà giờ đây đã trở thành “của chung” của Kim – Vân – Kiều. Một tình cảnh hết sức ngang trái, đưa cả ba con người vào vòng xoáy đớn đau không thể tả xiết. Duyên của chị cũng đã trao hết cho em, nhưng kỉ vật này xin em hãy cho nó là một phần của chị, hãy cho nó là “của chung”. Cái xã hội bắt con người phải chung cả cái không thể chung được thì có đáng ghét không, có đáng nguyền rủa không? Đấy chính là lời tố cáo vọng đến thấu trời của Nguyễn Du đối với xã hội đã chà đạp lên hạnh phúc của con người. Xã hội đưa Kiều vào cảnh ngộ phải lỗi thề nhưng lòng nàng không quên được lời thề, không đoạn tuyệt với mối tình được. Đó chính là bi kịch tình yêu của TK.
Kể từ giây phút này, tiếng nói tình cảm đã dần thay tiếng nói của lý trí. Kiều hi vọng cho TV và KT “nên vợ nên chồng” để trong hạnh phúc gia đình ấy, kỉ niệm về nàng vẫn tồn tại:
“Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.”
Ý nghĩ của Kiều thật chua chát, tủi buồn, nó đọng lại ở câu: “Dù em nên vợ nên chồng”. Từ “dù” ở đầu câu thơ như một giả thiết mơ hồ hi vọng. Kiều biết chắc chắn thế nhưng vẫn mong điều ấy đừng đến. Phải chăng, ND đã nhập tâm vào nhân vật TK, thấu hiểu từng nỗi niềm tâm sự của nàng đề nói lên tiếng nói giúp nàng? Chủ nghĩa nhân đạo của ND sâu sắc biết chừng nào.
Không chỉ trao các kỉ vật đính ước, mà Kiều còn trao những kỉ vật chứng kiến việc thề nguyền đính ước giữ K và KT. Khi trao các kỷ vật này, K như sống lại với đêm thề nguyền đính ước qua cách nói “phím đàn”, mảnh hương nguyền” và “Đốt lò hương ấy so tơ phím này” Những chi tiết trên cho ta thấy trong tâm hồn Kiều, những kỷ niệm đẹp về tình yêu có sức sống mãnh liệt. Tình yêu của nàng thật sâu sắc biết nhường nào.
K đã trao duyên, trao cả kỉ vật tình yêu ấy thế mà nàng vẫn đặt ra một giả thiết, như có điều gì chưa ổn, chưa yên. K thấy mình đáng thương biết bao, mình là “người mệnh bạc” để cho người khác phải xót, phải thương hại! Thật trớ trêu khi “của tin” còn đó, “Phím đàn với mảnh hương nguyền” còn đó, mà người thì lại “mất”.Tất cả những mâu thuẫn trên làm cho tấn bi kịch tình yêu tan vỡ của Kiều thêm đau đớn. Sự hiện diện của những kỷ vật càng gợi lên sự tương phản giữa hạnh phúc trong quá khứ với sự chia li đau đớn trong hiện tại. Lời thề ước trăm năm mới trao gửi hôm nào, tiếng đàn còn văng vẳng, hương nguyền còn tỏa ngát, thoắt cái đã thành chuyện ngày xưa. Sự cảm nhận thời gian ở đây có màu sắc tâm lý đã tô đậm thêm nỗi đau của Kiều.
Thúy Kiều trao duyên là coi như mình đã khuất. Nàng dặn em giữ gìn kỷ vật và còn dặn em hãy thương lấy linh hồn vật vờ đau khổ của chị trên cõi đời đen bạc này:
 “Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”.
“Mai sau” của Kiều không hơn gì thế giới của hôm nay, của cuộc đời thực. Nếu đoạn thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên”, K nói đến cái chết thật nhẹ nhàng, thanh thản thì giờ đây hình ảnh cái chết được gợi lên thật đau đớn, não nùng. Hình ảnh hồn oan của TK trở về vật vờ trong khói hương nghi ngút, trong dìu dặt phím tơ, trong ngọn gió hiu hiu, trong lay động của lá cây ngọn cỏ vừa tội nghiệp, vừa thê thiết quá chừng. Đầu ngọn bút của NDu như có máu pha lẫn nước mắt.
TK như chìm trong tê dại, mê man, trong cảm giác xót xa. Dẫu sang thế giới bên kia nhưng hồn  vẫn còn “mang nặng lời thề”, vì chưa đền đáp hết ân tình sâu nặng với người yêu:
“Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”.
Tâm lí của K thật mâu thuẫn và phức tạp. Nàng cầu xin Vân nhận lời trao duyên nhưng mình vẫn còn mang nặng lời thề trăm năm gắn bó. Vì sự thiết tha ấy oan hồn nàng còn trở về dương thế để gặp lại chàng Kim. Đó là một ý thức, một tấm lòng cao quý mà ko phải người nào cũng có được như Kiều. Sự thủy chung của K trước sau vẫn thể hiện nhất quán dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất. Còn đối với Vân, nàng cầu mong em Vân thương xót lấy nàng. Hồn của K “mang nặng lời thề” là hồn oan, ko siêu thoát được. Ở chốn “dạ đài” tăm tối, nàng ko thể nói nên lời, nàng chỉ xin ít giọt cành dương rưới ra nơi lá cây ngọn cỏ hiu hiu gió, để hồn oan của nàng mát mẻ siêu thoát . Lời dặn dò, tâm sự của Kiều mà ta tưởng như tiếng người than khóc ai oán. Thật đau đớn biết nhường nào! Đoạn thơ là tiếng nói xót thương cho thân phận người con gái tha thiết với cuộc sống, với tình yêu. Đây cũng là phương diện của chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm của NDu.
Gấp lại trang thơ, ta vẫn còn xót thương cho tình cảnh đau đớn đến xé lòng của nàng Kiều. Nỗi đau khi phải đứt ruột trao mối duyên của mình cho em như được tăng gấp bội qua tài năng dụng từ hết sức thâm sâu, ngôn ngữ thơ tinh tế, đặc sắc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, cùng những phép điệp, phép ẩn dụ, ước lệ của đại thi hào. Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ, thành ngữ đầy chua xót làm người đọc không thể không thương cảm trước hoàn cảnh đầy éo le khi phải lựa chọn giữa chữ “hiếu” và chữ “tình” của nàng Kiều.
Qua mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên”, ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du· tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc thương cho số phận nàng Kiều. Bản thân tôi cũng thêm phần trân trọng tài năng của Nguyễn Du, cảm thương cho số phận éo lo của Thúy Kiều:
"Người sao hiếu nghĩa đủ đường
Kiếp sau rặt những đoạn trường thế thôi."
0 phiếu
bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)

1.  Theo mạch truyện, Thúy Kiều và Kim Trọng cùng nguyện ước “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” thì tai biến xảy đến đối với hai người. Với Kim Trọng, chàng phải về quê hộ tang chú ruột vừa bớt nỗi buồn chia lìa thì đã thấy:

Người nách thước, kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

Già giang một lão một trai,

Một dây vô loại buộc hai thâm tình.

     Không đành lòng nhìn cha và em bị tra khảo dã man, Kiều quyết định bán mình để cứu cha và mẹ. Việc bán mình đã thu xếp xong xuôi, Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Đoạn trích sau đây (từ câu 723 đến câu 756) là lời Thúy Kiều nói cùng Thúy Vân.

     Trước hết là lời Kiều nói với Thúy Vân:

"... Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

       Hai câu thơ không thuần về lời nói mà còn có cả cử chỉ nhưng đều chung một trạng thái cầu mong. Riêng cử chỉ “lạy" đã đặt Thúy Vân vào tình huống khó mà từ chối được. Đây là dấu hiệu của người vĩnh biệt đối với kẻ ở lại càng đáng thay mọi việc mà đáng ra mình phải làm, ngoài ý nghĩa tôn kính người đã khuất, ông bà... và những người có đạo đức cao dày.

      Và Kiều đã “thưa” điều gì với Thúy Vân?

      Kiều đã kể lại chuyện tình của mình:

         Kể từ khi gặp chàng Kim,

         Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.

       Chỉ hai câu thơ ngắn, từ "khi” được lặp lại ba lần như để biểu lộ Kiều và Kim Trọng đã nhiều lần hẹn hò gặp gỡ, và yêu nhau một cách sâu đậm, chân tình mà phần trước của truyện đã từng miêu tả,

      Tiếp đó, Thúy Kiều gợi lại hiện thực

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tinh khôn lẽ hai bề vẹn hai.

 

        Hai câu thơ chỉ là phần nổi của sự đấu tranh giữa lí trí và tình cảm của bản thân Kiều. Hiếu với cha tình với Kim Trọng mà Thúy Kiều phải chọn lựa và Kiều đã chọn việc trả hiếu cho cha mẹ đúng với quan niệm của Nho gia Đạo “vua - tôi; cha - con; chồng - vợ”. Do đó, trong tâm linh của Thúy Kiều phải có cuộc xô xát, phải có cuộc dằng co giữa hai động tác tâm lí: hiếu và tình. Sự thắng hay bại của động tác này hay động tác kia, sẽ chi phối của cuộc đời tương lai của Thúy Kiều. Ở đây, ta thấy Thúy Kiều đã chọn chữ hiếu và hi sinh tình yêu, và như thế Nguyễn Du đã mở cho ta một cửa sổ để thông suốt được cái viễn ảnh của thân thế Thúy Kiều về sau này.

      Chọn việc bán mình để cứu cha và em cho tròn đạo hiếu nhưng Thúy Kiều vẫn suy tính cho tình yêu của chàng Kim. Nàng đã cầu xin Thúy Vân:

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

      Bốn câu thơ như là lời cầu xin xuất phát từ tận đáy lòng của Thúy Kiều, như là lời tràn trôi trước khi mất. Cái khéo léo của Kiều là lồng niềm vui được “thơm lây” vào những lời bi lụy khiến Thúy Vân có không muốn cũng khó thể chối từ. Ngay cả khi trao “chút của tin”, Thúy Kiều vẫn nhớ đến đêm thề nguyền khi nàng sang nhà Kim Trọng, chàng Kim đã thêm hương vào lò hương, sau khi thề nguyền, nàng đã đánh đàn cho Kim Trọng nghe. Tiếp theo Kiều đã thốt ra những lời mà có lẽ người đọc nghe cũng cảm thấy lạnh người báo hiệu Kiều sẽ chọn cái chết:

 

Trông ra ngọn cỏ lá cây,

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

       Lại nữa, Thúy Kiều giữa khi đối thoại với Thúy Vân, thế mà trong 6 câu chót, nàng hình như quên hẳn Thúy Vân đang đứng trước mặt mình và chỉ còn nhớ lại có mỗi người tình mà thôi:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân,

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.

Phận sao, phận bạc như vôi?

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”.

       Quên Thúy Vân để chỉ nhớ đến Kim Trọng, hình ảnh của Thúy Vân mờ đi, và hình ảnh của Kim Trọng hiện ra sau cùng càng rõ rệt. Càng phân trần, tự trách cho duyên phận lỡ làng thì nỗi đau đớn bẽ bàng càng tăng cao... cho tới đỉnh điểm khi Kiều thốt lên lời tạ lỗi đau đớn nhất:

Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

3.  Lẽ khinh trọng văn chương đã được ứng dụng một cách rất tài hoa tinh tế ở đây, và nghệ thuật của tác giả Đoạn trường tân thanh thật là tuyệt vời trong đoạn trích này.

     Ngoài ra, Nguyễn Du còn có thuật kể chuyện rất tài tình. Chỉ có hai câu thơ là đủ tả hết tất cả những tình tiết thơ mộng trong cuộc đời tình duyên tuổi hoa giữa Kim Trọng và Thúy Kiều trước kia:

 

“Kể từ khỉ gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề...”

      Cách dùng chữ thì rõ thật đắc thể và khéo léo. Một chữ “hở môi” đối chiếu với một chữ “để lòng" đều là những chữ hết sức bình thường.

“Hở môi ra cũng thẹn thùng,

Để lòng, thì phụ tấm lòng với ai!”

        Được đặt vào đây đã hình dung được tất cả cái ngượng ngập, sượng sùng của người chị Thúy Kiều, khi phải thổ lộ mối tâm tình riêng tư thầm kín với chính người em gái máu mủ của mình là Thúy Vân vậy.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 695 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 76 lượt xem
  Câu 1: Chỉ ra những thành ngữ, điển tích được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Phân tích hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong 2 câu thơ đầu khi Thúy Kiều mở lời trao duyên cho Thúy Vân. Câu 3: Qua diễn biến tâm trạng của Kiều trong ... chuẩn đánh giá của thời phong kiến) Từ đó đánh giá như thế nào về khả năng sáng tạo của Nguyễn Du? Nhờ mọi người giúp mình với ạ.
đã hỏi 14 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi nganphan16824468 Học sinh (5 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 73 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
Phân tích 8 câu đầu của đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du
đã hỏi 14 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi manhta280220061003 Thần đồng (1.3k điểm)
+5 phiếu
1 trả lời 834 lượt xem
Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích ” Trao duyên” (Phân tích 12 câu thơ đầu bài "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du) (Trích ” Truyện Kiều” của Nguyễn Du).
đã hỏi 17 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 7.0k lượt xem
Đôi nét về tác giả Nguyễn Trãi: Cuộc đời, Sự nghiệp, Phong cách sáng tác
đã hỏi 3 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.5k lượt xem
Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống buông thả, sống thụ động của giới trẻ ngày nay.
đã hỏi 12 tháng 12, 2019 trong Ngữ văn lớp 10 bởi JinKun Thần đồng (509 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...