Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
Câu hỏi của bạn đã trùng lặp, bạn đang được chuyển hướng tới câu trả lời
+5 phiếu
834 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
Phân tích lời nhờ cậy, thuyết phục của Thúy Kiều khi trao duyên trong 12 câu đầu trong đoạn trích ” Trao duyên”
(Phân tích 12 câu thơ đầu bài "Trao duyên" (Truyện Kiều) của Nguyễn Du)

(Trích ” Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Du không chỉ là danh nhân văn hóa thế giới mà ông còn là đại thi hào dân tộc, một thiên tài văn học của nước nhà. Ông vốn được sinh ra trong một gia đình phong kiến quý tộc nhưng sống trong giai đoạn đồng tiền làm băng hoài đạo đức, đầy biến động, Nguyễn Du chứng kiến được rất nhiều cảnh đời bất công của xã hội bấy giờ, và ông có sự cảm thông sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Bởi lẽ đó, ông đã viết nên thi phẩm tuyệt bút “Truyện Kiều”, tác phẩm như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Nổi bật trong đó là đoạn trích “Trao duyên” thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh, nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều đồng thời cho thấy tài năng miêu tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Du. Chính mười hai câu đầu trong đoạn trích đã khắc họa rõ nét nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng giữa nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều, nàng buộc phải hi sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình lấy tiền hối lộ cho chúng để cứu cha và em. Kiều ngồi trắng đêm nghĩ đến thân phận và tình yêu rồi nàng nhờ em gái là Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng. Thúy Kiều mở đầu việc trao duyên bằng những lời lẽ có ý nghĩa khần cầu, tha thiết để thuyết phục Thúy Vân:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Đọc câu thơ đầu tiên, ta có thể thấy Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ chân tình, thuần hậu nhất để nói chuyện với Thúy Vân. Từ “cậy” và “chịu” được sử dụng rất đặc sắc. Nguyễn Du làm ta không khỏi thắc mắc tại sao không “nhờ” mà lại “cậy”? Tại sao không “nhận” mà phải “chịu”? Nhà thơ sử dụng từ “cậy” nhằm ẩn ý nói lên sự tin cậy của Thúy Kiều dành cho người em gái của mình. Còn “chịu” ở đây lại mang hàm ý nài ép, bắt buộc, không có sự tự nguyện từ Thúy Vân. Kiều đã đặt hết niềm tin tưởng của mình vào Thúy Vân và Vân không thể thoái thác được mà phải “chịu lời”. 

Sau lời nói là cử chỉ, hành động hết sức trang trọng dành cho Thúy Vân. Kiều đã đặt Vân lên vị trí cao hơn, hạ mình xuống như để van nài, kêu xin. Không có người chị nào lại xưng hô với em mình bằng những từ ngữ tôn kính chỉ dùng với bề trên như “thưa, lạy”. Thoạt đầu nghe có vẻ như hết sức phi lý, chị “lạy” em là một điều không thể nào xảy ra ở xã hội phong kiến. Nhưng rồi ta chợt thấu hiểu ra cái nhìn sâu sắc của Kiều, nàng ý thức được Thúy Vân như vị ân nhân xuất hiện để trả món nợ ân tình cho Kim Trọng, nàng đang lạy sự hi sinh cao cả của Thúy Vân. Kiều muốn chuẩn bị tâm lí cho Vân để đón nhận một chuyện hệ trọng mà nàng chuẩn bị nhờ cậy em bởi nàng hiểu rằng việc mà nàng sắp nói ra đây là rất khó khăn với Vân và cũng là một việc rất tế nhị. Bởi lẽ đó, từ “thưa” và “lạy” xuất hiện là vô cùng hợp lý, cho thấy cách sử dụng ngôn từ sâu sắc, tinh vi của Nguyễn Du.

Để thuyết phục em, Kiều đã nói về mối tình đẹp mà dở dang của nàng. Lời kể của Kiều ngắn gọn, khái quát nhưng rõ ràng:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.”


Tình yêu dở dang, tan vỡ được Kiều nói ngắn gọn bằng thành ngữ nặng nề, chắc nịch “đứt gánh tương tư”. Cách nói vận dụng thành ngữ cùng điển cố “keo loan” có ngụ ý: Điều mà Kiều muốn “thưa” với Vân chính là bi kịch tình yêu tan vỡ của mình và tha thiết nhờ TV thay mình trả nghĩa cho KT.

Hai chữ “tương tư” được ẩn dụ để chỉ tình yêu nam nữ giữa Thúy Kiều và Kim Trọng. “Gánh tương tư” như một gánh nặng tình yêu giữa hai người. “Gánh tương tư” là của chị, tình yêu sâu nặng là của chị nhưng giờ giữa đường lại “đứt gánh” còn đâu. Bốn chữ “đứt gánh tương tư” như gợi lên sự nghẹn ngào, đau đớn đang dằn xé tâm can Thúy Kiều. Người con gái tài sắc này luôn xem trọng tình nghĩa, coi mối tình với Kim Trọng là gánh nghĩa vụ mà nàng phải chu toàn. Vì thế, Kiều tha thiết nhờ Thúy Vân thay mình “chắp mối tơ thừa” với Kim Trọng.

Tơ duyên là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ thừa”. Lời của Kiều thật thống thiết làm sao. Cái băn khoăn của Kiều là băn khoăn cho Kim Trọng phải lỡ làng nhân duyên. Cái ray rứt của Kiều là ray rứt cho Thúy Vân phải “chắp mối tơ thừa” của mình. Từ “mặc” sử dụng ở đây không phải là mặc kệ em, mặc cho ra sao thì ra mà có nghĩa là Kiều muốn phó thác, giao phó trách nhiệm lại cho Thúy Vân, tin tưởng tuyệt đối vào sự cậy nhờ của mình nơi Vân. Hai từ “mặc em” còn thể hiện sự thấu hiểu của TK cho tình cảnh thiệt thòi của TV. Giờ đây, tình yêu của em chỉ là sự tiếp nối cho chị. Mặc dù đã trao duyên cho em, nhưng dường như mối tơ duyên vẫn đè nặng trong lòng Thúy Kiều. Những kỉ niệm ngọt ngào như ùa về trong lòng, nàng đành bày tỏ tâm sự cùng em:

 

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
“Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề”
Lời kể của TK nồng nàn, tha thiết, bộc lộ nỗi đau đớn, xót xa vô hạn. Cách dùng cấu trúc từ ngữ chỉ thời gian “khi ngày”, “khi đêm” cùng hình ảnh ước lệ “quạt ước” “chén thề”, người nghe vẫn nhận ra tình yêu giữa K và KT thật sâu nặng. Họ đã cùng nhau thề nguyện, đính ước “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Từ “khi” được lặp lại ba lần như muốn nhấn mạnh tình cảm mà Kiều dành cho Kim Trọng nào đâu phải tình cảm một sớm một chiều. Tình đầu tuy dang dở nhưng đã có cùng nhau những kỉ niệm tươi đẹp đến vậy, thế nhưng sao Thúy Kiều chỉ kể cho em vọn vẹn trong hai câu thơ? Phải chăng Kiều không muốn gợi cảm giác tủi thân cho Thúy Vân, tránh sự thiệt thòi, mất mác trong tình yêu của cô em gái? Điều đó chứng tỏ Kiều không chỉ là người con gái tài sắc vẹn toàn mà còn là người khéo léo, tế nhị trong cách ứng xử. Câu thơ ẩn chứa những tình cảm ngọt ngào, những niềm vui nhưng cũng nghe như tiếng nấc nghẹn của Thúy Kiều, những kỉ niệm đẹp ấy sẽ kết thúc, chỉ còn lại chuỗi ngày bi thảm tiếp sau:
“Sự đâu song gió bất kì,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”
K đã trình bày cảnh ngộ khó xử của mình và lí giải căn nguyên vì sao nàng phải trao duyên cho em. Hai thanh trắc “sóng gió” đi liền nhau trong một câu thơ gợi ra những tai họa dồn dập. Với TK nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ chỉ một phần, nỗi đau đớn vì bất hạnh của người thân đến hai ba phần. Những biến cố xảy ra liên tục, đẩy Kiều vào chỗ bế tắc, là người chị cả, Kiều phải hi sinh bản thân mình để gia đình được đoàn tụ, êm ấm, bởi lẽ “Làm con trước phải đền ơn sinh thành” Hoàn cảnh đã bắt buộc K phải hi sinh chữ “tình” để làm tròn chữ “hiếu”. Nàng đã chôn vùi tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha mẹ. Nhịp thơ biến đổi ở câu bát: “Hiếu/tình/khôn lẽ/hai bề/vẹn hai” với ngụ ý rằng: chữ hiếu K đã chu toàn, nhưng để trọn vẹn cả hiếu và tình, nàng phải nhờ đến sự giúp đỡ của Thúy Vân. Sợ chưa thuyết phục được em, Kiều đã dùng hết lý lẽ, sự tỉnh táo nhất của lí trí để trải lòng cùng em:

“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.”
TK đã khéo léo dùng ẩn dụ “ngày xuân” chỉ tuổi trẻ, hạnh phúc của Thúy Vân. Đúng vậy, Thúy Vân còn trẻ, còn nhiều thời gian vun đắp cho tình cảm riêng tư nên xin hãy nhận lời chị kết duyên cùng chàng Kim. Để thêm thuyết phục và Vân không thể chối từ, Kiều đã đem “tình máu mủ” ra để cầu xin Vân. “Máu chảy ruột mềm” còn gì thiêng liêng hơn tình chị em gắn bó, ruột thịt vậy nên em hãy giúp chị “thay lời nước non” cùng chàng. Đây là lời thuyết phục rất hợp lý bởi Kiều kêu gọi tình chị em máu mủ, ruột thịt thiêng liêng, khơi dậy ở Vân đức hi sinh và lòng vị tha. Trước cách nói tha thiết của K thì làm sao Thúy Vân có thể khước từ cho được?
Tuổi của Kiều và Vân xấp xỉ nhau “xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” thế nhưng đối với Kiều giờ đây, tuổi xuân của nàng đã kết thúc. Khoảng thời gian xuân xanh đẹp đẽ giữa nàng và Kim Trọng nay chỉ còn là những kỉ niệm mà không có tương lai. Những dòng nước mắt không thể chảy ra nhưng cứ âm ỉ, phảng phất trong từng câu, từng chữ… Nỗi đau đớn đến xé lòng nhưng vẫn phải dằn xuống, kìm nén để nói những lời trao duyên cho em. Nói đến đây Kiều tưởng như cuộc đời mình đã kết thúc, không còn gì để luyến tiếc, níu giữ:
“Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
Thúy Kiều lại dẫn ra cái chết của mình để cho TV thấy sự vui lòng, toại nguyện, thanh thản của nàng nếu Vân nhận lời. Cuộc đời nàng sau khi báo đáp ơn nghĩa sinh thành thì coi như chấm dứt. Bởi lẽ mất đi tình yêu là nàng đã mất tất cả, mất hi vọng, mất định hướng, linh hồn nàng như tê dại và đông cứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời đầy tăm tối ở ngày mai. K không chỉ gợi ra sự bạc mệnh của mình mà nàng còn khéo léo đề cao nghĩa cử cao đẹp của TV. Bản thân phải hi sinh, Kiều không đắn đo thiệt hơn, nhưng khi nhờ cậy đến em gái thì đó là một cái ơn lớn. Đối với nàng, ơn nghĩa ấy đến chết Kiều vẫn còn ghi lòng tạc dạ. Cho nên lời nhờ cậy của Kiều thật thiết tha, lời cảm tạ của Kiều thật sâu sắc, cảm động. Xét về ngôn từ thì lời nói của Kiều khẩn thiết mà vẫn đúng mực, kêu nài mà vẫn chí nghĩa chí tình.

Gấp lại trang thơ, ta vẫn còn xót thương cho tình cảnh đau đớn đến xé lòng của nàng Kiều. Nỗi đau khi phải đứt ruột trao mối duyên của mình cho em như được tăng gấp bội qua tài năng dụng từ hết sức thâm sâu, ngôn ngữ thơ tinh tế, đặc sắc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân, cùng những phép điệp, phép ẩn dụ, ước lệ của đại thi hào. Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ, thành ngữ đầy chua xót làm người đọc không thể không thương cảm trước hoàn cảnh đầy éo le khi phải lựa chọn giữa chữ “hiếu” và chữ “tình” của nàng Kiều.
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Qua mười hai câu thơ đầu của đoạn trích “Trao duyên”, ta nhận thấy Nguyễn Du thật sự là một bậc đại tài trong việc thấu hiểu từng khía cạnh tinh tế nhất của tâm can con người. Chính sự thấu hiểu sâu sắc ấy cùng với nghệ thuật dùng từ điêu luyện, đã khiến tác phẩm của Nguyễn Du· tồn tại như một giá trị vĩnh cửu vượt qua tất cả thử thách khắt khe của thời gian, để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng đối tượng tiếp nhận, đã khiến cho triệu vạn người phải rơi nước mắt khóc than cho số phận nàng Kiều. Bản thân tôi cũng thêm phần trân trọng tài năng của Nguyễn Du, cảm thương cho số phận éo le của Thúy Kiều:
“Người sao hiếu nghĩa đủ đường,
Kiếp sau rặt những đoạn trường thế thôi.”

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 789 lượt xem
Phân tích hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
đã hỏi 23 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 354 lượt xem
So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích: “Đầu lòng hai ả tố nga ...... Tường đông ong bướm đi về mặc ai” (Nguyễn Du, Truyện Kiều)
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời 401 lượt xem
Anh/chị hãy cảm nhận tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: Chiếc vành với bức tờ mây, Duyên này thì giữ vật này ... cách mặt khuất lời, Rưới xin giọt nước cho người thác oan.
đã hỏi 14 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 318 lượt xem
Viết bài phân tích tám câu thơ cuối "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của nhà thơ Nguyễn Du
đã hỏi 29 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 9 bởi metraidauthaimoihet Học sinh (104 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
Phân tích 8 câu đầu của đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du
đã hỏi 14 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi manhta280220061003 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 219 lượt xem
phân tích vẻ đẹp của Kiều trong đoạn trao duyên
đã hỏi 30 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
+3 phiếu
2 câu trả lời 367 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 750 lượt xem
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề cho và nhận ở đời (cho đi và nhận lại)
đã hỏi 17 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi xavia2k5 Cử nhân (4.5k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 304 lượt xem
Phân tích hình ảnh người lính trong 2 đoạn thơ sau của tác phẩm "Đồng chí" và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" Đ ... ;t, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ngữ văn 9 tập 1)
đã hỏi 30 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.0k lượt xem
Quan niệm của cụ Nguyễn Du về mẫu anh hùng lí tưởng trong xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua 14 câu thơ cuối bài "Chí khí anh hùng".
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Khách
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...