Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
397 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 10 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
Lập dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài)

2 Trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

I. MỞ BÀI:

Triều đại nhà Trần là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc Việt Nam. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta không những được thể hiện qua những lần kháng chiến chống quân xâm lược mà còn ở thơ văn đời Trần – tiếng nói của những anh hùng, thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt với lòng mong muốn giữ vững sơn hà xã tắc và nêu cao truyền thống bất khuất của dân tộc Việt. Bởi thế, bài thơ “Tỏ lòng” là lời nói lên khát khao muốn đòi lại độc lập, chủ quyền dân tộc của Phạm Ngũ Lão ( 1255-1320) nói riêng trước cảnh quê hương chìm trong binh đao khói lửa với ý chí nam nhi quân tử “Nam nhi chí ở bốn phương” của những người thanh niên trẻ thời xưa nói chung:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)

II. THÂN BÀI:

1. Giải thích nhan đề:

"Thuật hoài" : "Thuật" là kể lại, là bày tỏ; "hoài" là nỗi lòng.

→ "Tỏ lòng": bày tỏ khát vọng, hoài bão trong lòng và được ra đời trong hào khí Đông A ngùn ngụt giữa sự quyết chiến, quyết thắng của quân dân nhà Trần khi giặc Mông-Nguyên sang xâm lược.

2. Phân tích câu thơ đầu:

Múa giáo non sông trải mấy thu

(Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu)

- “Múa giáo”: Hình ảnh rõ nét về người tráng sĩ hiện lên trong tư thế múa giáo đầy ấn tượng, nhưng có lẽ đã vơi bớt phần hiên ngang, hùng vĩ so với bản gốc cầm ngang ngọn giáo “hoành sóc”.

→ Không phải ngẫu nhiên mà có sự sắp xếp để miêu tả sống động, chân thực nhất của hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc về không gian lại vừa mang kích thước thời gian.

- “Trải mấy thu”: qua bao lần thu đến rồi đi, hình ảnh kia vẫn không một chút suy dời, vẫn vững vàng như vậy.

→ Hình ảnh người tráng sĩ thời Trần đã được hun đúc từ bao nhiêu cuộc chiến, bao nhiêu thử thách chông gai.

3. Phân tích câu thơ thứ hai:

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

(Tam quân tì hổ khí thôn ngưu)

- “nuốt trôi trâu”: biện pháp nghệ thuật cường điệu hoá + thủ pháp ẩn dụ so sánh sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, có tính sử thi.

→ Nêu bật sức mạnh vô địch của quân ta mà tạo nên một hình tượng thơ kì vĩ mang tầm vũ trụ. Tất cả như không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc và cụ thể hóa sức mạnh của quân dân ta, mà còn phản ánh một thời kỳ lịch sử hào hùng của thời Trần. 

4. Phân tích câu thơ thứ ba:

Công danh nam tử còn vương nợ

(Nam nhi vị liễu công danh trái)

- Vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách hay cái tầm vóc, sức mạnh, mà còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ.

- Quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. 

- “vương nợ” : tức chưa trả xong, có lẽ đó chính là món nợ công danh - gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng trung thành cũng là vì nước, vì sự nghiệp lớn lao "cùng trời đất muôn đời bất hủ"..

→ Một quan niệm nhân sinh cao đẹp, tích cực của những con người chân chính dù trong thời đại chiến tranh, loạn lạc nhưng vẫn đang hừng hực mưu cầu được đóng góp cho non sông đất nước.

5. Phân tích câu thơ cuối:

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

(Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu)

- “thẹn”: chưa có tài mưu lược lớn như Vũ Hầu Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.

+ vì so với cha ông mình chưa có gì đáng nói.

+ vì so sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình.

+ vì chưa khôi phục được giang sơn, vì kém cỏi chưa được như Vũ hầu, chưa báo được Hoàng ân.

→ Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường.. Ẩn sau nỗi thẹn cao cả, làm nên nhân cách là cả một nỗi niềm khao khát được cống hiến hơn nữa cho Tổ quốc, cho dân tộc.

6. Đánh giá nghệ thuật:

Thuật hoài là một bài thơ chịu ảnh hưởng ý thức hệ phong kiến và mang rõ tính chất “thi dĩ ngôn chí”, đồng thời mang tính thời sự: Khi đất nước lâm nguy, vai trò của người anh hùng vô cùng quan trọng. Với thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt cùng niêm luật chặt chẽ kết hợp những phép tu từ so sánh phóng đại, đặt con người trong mối tương quan không gian với thời gian, thêm âm hưởng hào hùng, nhịp điệu chắc khỏe, ngôn ngữ hàm xúc, cô đọng, Phạm Ngũ Lão đã đạt được tới sự hàm súc cao độ khi tái hiện lại một cách hoàn mĩ nhất hình ảnh sức mạnh và khí thế của quân đội nhà Trần, ngân lên một nốt thăng của hào khí Đông A mà cho đến ngày nay vẫn còn vang vọng mãi.  

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
III. KẾT BÀI:
Bài thơ kết thúc trong tư thế cao vời, mà khí thế cũng vút tận mây trong hình ảnh của đấng nam nhi thời đại Bình Nguyên. Với khát vọng có thể phá được cường địch để báo đáp hoàng ân, để non sông được vững vàng, hào khí Đông A càng hiện lên như một thời đại đầy rực rỡ của phong kiến Việt Nam. Qua đó có thể thấy, người anh hùng chính là những người góp phần làm nên lịch sử luôn trọng danh dự và bảo toàn danh tiết với non sông đất nước, với xã tắc, sơn hà. Vì vậy mà khí chất của Phạm Ngũ Lão sẽ sống mãi với lịch sử dân tộc và vang vọng giữa đất trời cho đến nghìn thu.
+1 thích
bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)

I. Mở bài

- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước, song hiện chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán là Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương)

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

II. Thân bài

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

    a) Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

        → Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

        → Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

        → Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

        ⇒ Như vậy:

    + Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

    + Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

    + Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng

    b) Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

    + Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân

    + “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

        → Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần

        ⇒ Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

    + Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

    + Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

        → Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử

        ⇒ Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông

III. Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng

 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 151 lượt xem
Viết bài văn nêu cảm nhận của anh/chị về bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão
đã hỏi 8 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 10 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
Phân tích 8 câu đầu của đoạn trích Trao Duyên của Nguyễn Du
đã hỏi 14 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 10 bởi manhta280220061003 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 475 lượt xem
Phân tích khổ thơ 4,5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được khát vọng cống hiến của nhà thơ dành cho cuộc đời.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 439 lượt xem
Phân tích khổ thơ 2,3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để thấy được mùa xuân của sản xuất và lao động.  
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 743 lượt xem
Phân tích 16 câu thơ giữa bài "Vội vàng" để làm rõ cảm nhận độc đáo của Xuân Diệu về thời gian. 
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 698 lượt xem
Em hãy nêu cảm nhận về 9 câu thơ cuối bài "Vội vàng".
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 116 lượt xem
Em hãy chứng tỏ rằng Xuân Diệu có một niềm đắm say cuồng nhiệt với cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế qua 13 câu thơ đầu bài "Vội vàng".
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 143 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 286 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích khổ đầu bài "Tây tiến"
đã hỏi 26 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    64 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...