Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
107 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi
Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:

               "Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"

Em hiểu lời khuyên đó như thế nào? Chứng minh đó là 1 truyền thống quý báu của dân tộc
đã đóng

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi
Việt Nam ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú. Mỗi một câu đều có ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, chứa đựng những tình cảm yêu thương tha thiết. Trong đó, tình yêu thương đồng bào, nhân loại, tình cảm giữa người với người luôn được cha ông ta đặt lên hàng đầu:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chúng ta ai cũng biết cây bầu và cây bí là hai loại cây khác nhau. Chúng cho hoa và trái hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng chung một họ, đều là những cây thân leo. Vì thế nhân dân ta hay trồng bầu và bí chung một giàn, chăm sóc bón phân, tưới nước cho chúng như nhau. Do cả hai cùng sống chung trong một điều kiện môi trường nên nếu khi gặp mưa gió hay nắng hạn thì cả hai cùng chung cảnh ngộ. Có lẽ vì vậy mà bầu và bí trở nên gắn bó thân thiết như hai anh em. Nhắc đến bầu người ta luôn nghĩ đến bí và ngược lại.

Những hình ảnh của bầu và bí thật gần gũi, thân thương và giản dị. Mượn hình ảnh sống động ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu về tình yêu thương con người, đồng loại.

Đầu tiên, dễ thấy nhất đó là anh em trong một gia đình. Dù tính cách, vẻ bề ngoài mỗi người có khác nhau nhưng tất cả cùng chung một cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên trong một mái nhà, sướng vui hay buồn khổ đều có nhau. Vì vậy, anh em phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cho nên, ông cha ta cũng có câu:

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Tuy nhiên, nếu người ngoài là người hàng xóm, láng giếng của mình thì cũng là "chung một giàn". Những người hàng xóm với nhau, dù mỗi nhà mỗi cảnh nhưng lại sống chung trong một ngôi làng, cùng đi chung trên một con đường, thậm chí nhiều nhà còn dùng chung một giếng nước. Họ "tối lửa tắt đèn có nhau". Và lỡ như có kẻ bên ngoài nào xâm phạm hay gây mất trật tự, họ đoàn kết, bảo vệ nhau. Cho nên ông bà ta cũng thường khuyên bảo nhau rằng: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" để thấy sự cần thiết phải yêu thương nhau giữa những người hàng xóm, láng giềng.

Mở rộng ra cho cả tình thành, cả đất nước thì tất cả chúng ta cũng đều là những người cùng chung một cộng đồng dân tộc, cùng là người mang quốc tịch Việt Nam, cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nhiều máu lửa bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Vì vậy, càng phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau:

Nhiều điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Như vậy, có thể nói rằng dù xét trong phạm vi nào, chúng ta cũng đều là những cá nhân gắn kết trong một tập thể. Chúng ta không thể tách rời khỏi tập thể, cộng đồng. Khi đã nhận thức được rằng mỗi cá nhân là một tế bào của gia đình, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, chúng ta sẽ biết sống đoàn kết, yêu thương, bao bọc nhau hơn vì "Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết".

Cuộc sống thực tế của chúng ta cho thấy chính sự thương yêu, đoàn kết đã giúp nhân dân ta vượt qua bao khó khăn, thử thách. Khi đất nước ta bị bọn ngoại lai xâm phạm, tất cả nhân dân ta cùng chung một nỗi đau mất nước. Nhờ sức mạnh đại đoàn kết dân tộc mà chúng ta mới chiến thắng được kẻ thù, đem ấm no, hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. Còn ngày nay, dù chiến tranh không còn, nhưng thiên tai, bão lũ xảy ra hàng năm cũng gây ra bao cảnh bi thương cho nhiều gia đình. Cùng với tinh thần tương thân tương ái, "lá lành đùm lá rách", cả nước cùng nhau hướng về một phía, cùng kêu gọi, quyên góp giúp đỡ cả về vật chất, lẫn tinh thần cho những gia đình bị thiệt hại, mất mát. Đã có bao nhiêu những mạnh thường quân, những nhà hảo tâm đã cùng nhau đóng góp, chia sẻ với nỗi đau của đồng bào, của dân tộc. Và không chỉ trong nước mà cả cộng đồng quốc tế, khi quốc gia nào bị thiên tai, nghèo đói, các nước khác đều cứu trợ thuốc men, lương thực, thực phẩm...để giúp họ vượt qua khó khăn.

Rõ ràng tình yêu thương nhân loại thời nào cũng cần, cũng quý. Câu ca dao là lời dạy sâu sắc, ấm áp tình người. Nó giúp ta từ bỏ những tị hiềm cá nhân mà sống yêu thương, gần gũi nhau hơn. Cuộc đời sẽ đẹp biết bao nếu mỗi người đều biết sống chia sẻ, yêu thương, đoàn kết cùng nhau.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 110 lượt xem
Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "No bụng, đói con mắt" và "Mật ngọt chết ruồi"
đã hỏi 10 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
1 trả lời 92 lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lòng tham vô đáy"
đã hỏi 10 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
+1 thích
2 câu trả lời 416 lượt xem
Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8 - 10 câu, nêu cách rèn thói quen tốt của em trong sinh hoạt hằng ngày. Đoạn văn có sử dụng câu rút gọn ( gạch chân, chú thích).
đã hỏi 27 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
3 câu trả lời 458 lượt xem
hãy chứng minh : rừng có lợi cho đời sống con người
đã hỏi 16 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Chua Chua Thần đồng (1.1k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 158 lượt xem
1. Dưới đây là phần đầu của câu chuyện có nhan đề:Không nhận cá Công Nghi Hưu làm tướng nước Lỗ, tính thích ăn cá. Một hôm có người đem cá biếu, ông lại không nhận. Em ông ấy lấy làm lạ, hỏi:"Anh thích ăn cá, người ta đem cá cho, sao anh lại không nhận?" Công ... , đoạn nào thuộc văn bản nghị luận ? Em căn cứ vào đâu để xác định đoạn đó đúng là văn nghị luận, còn những đoạn khác thì không phải ?
đã hỏi 3 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi gaplainguoiay Học sinh (217 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 293 lượt xem
Ai đó soạn giúp mik bài "Đặc điểm của văn nghị luận" với! Cho thank you trước nha... P/S: Ai trả lời sớm và đầy đủ mik sẽ tick. 
đã hỏi 12 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi _004.mon Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 319 lượt xem
Ca dao xưa có câu:                Công cha như núi Thái Sơn       Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra              Một lòng thờ mẹ kính cha       Cho tròn chữa hiếu mới là đạo con. Em hãy giải thích nghĩa của bài ca dao.
đã hỏi 29 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi HMH_ Cử nhân (1.9k điểm)
+1 thích
1 trả lời 127 lượt xem
Tìm 2 dẫn chứng về: -lòng kiên trì                                   -lòng dũng cảm                                   -lòng yêu nước                                   -tình bạn                                   -tình yêu quê hương                                   -tình cảm mẹ con,cha con                                   -sống vì mọi người giúp mình nhá :)) Thank you so muck
đã hỏi 10 tháng 2, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Cryber Học sinh (112 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 2.8k lượt xem
Chỉ ra các trạng ngữ giúp mình nha. Ai nhanh nhất mình sẽ tick
đã hỏi 1 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi duyvclvclvcl Học sinh (273 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 119 lượt xem
Nghị luận về vấn đề: " Tại sao phải bảo vệ các loài thú quý hiếm " Chỉ nêu những vấn đề chính thui nhé !!!!!!!!!!
đã hỏi 23 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)

HOT 1 giờ qua

    Phần thưởng hằng tháng
    Hạng 1: 200.000 đồng
    Hạng 2: 100.000 đồng
    Hạng 3: 50.000 đồng
    Hạng 4: 20.000 đồng
    Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
    Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
    ...