Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
398 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Fairy tail Thạc sĩ (6.6k điểm)
Hãy lập dàn bài cho đề văn: Chứng minh nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí " ăn quả nhớ kẻ trồng cây ", " uống nc nhớ nguồn"
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Fairy tail
 
Hay nhất
Gợi ý:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
- Những ngày:
+ Thương binh liệt sĩ: để nhớ những người đã hi sinh đời mình, hi sinh một phần thân thể của mình vì đất nước, vì hạnh phúc hôm nay.
+ Nhà giáo Việt Nam: tôn vinh và để cho học trò được biết ơn công lao của thầy cô.
+ Quốc tế Phụ nữ: để xã hội biết ơn những người phụ nữ có vai trò to lớn đối với xã hội, với cuộc sống hôm nay.
Tất cả những ngày trên là nhắc lại, nhấn mạnh lại ý nghĩa của những câu tục ngữ trên; là hành động phù hợp với truyền thống đạo lí dân tộc.
d. Đạo lí trên cho em những suy nghĩ sâu sắc: về lòng biết ơn là nét đẹp trong nhân cách làm người.
+ Truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Nó cũng luôn cho em tự soi chiếu vào những hành vi hàng ngày; phải biết xấu hổ khi mắc lỗi lầm, biết hạnh phúc hân hoan khi làm được điều tốt.
- Đạo lí trên giúp em phải có nghĩa vụ tham gia vào các phong trào "đền ơn đáp nghĩa".

Bài làm

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.
bởi Fairy tail Thạc sĩ (6.6k điểm)
Cảm ơn bn nha Elena!!
bởi I like Face.book Thạc sĩ (9.8k điểm)
bài dài và hay quá hihhihihihhihhihih
0 phiếu
bởi Zamas Thần đồng (947 điểm)
Gợi ý:
a. Đề yêu cầu chứng minh vấn đề: Phải biết ơn những thế hệ đi trước khi mình hôm nay được thừa hưởng những thành quả của họ.
- Cả hai câu đều dùng hai hình tượng gợi liên tưởng "quả" và "cây"; "nước" và "nguồn", vốn có quan hệ nhân quả.
- Lập luận chứng minh ở đây:
+ Trước hết giải thích ngắn gọn hai câu tục ngữ để hiểu ý cần chứng minh.
+ Sau đó đưa ra các luận điểm phụ và làm sáng tỏ chúng bằng dẫn chứng và lí lẽ.
+ Rút ra bài học, đánh giá tình cảm biết ơn thế hệ đi trước.
b. Đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây","Uống nước nhớ nguồn": là biểu hiện của lòng biết ơn, biểu hiện ân nghĩa thuỷ chung của con người Việt Nam giàu tình cảm.
Được thừa hưởng những giá trị vật chất và tinh thần ngày nay, chúng ta phải biết ơn, hướng về nơi xuất phát ấy để tỏ lòng kính trọng và cũng phải hành động để trả phần nào cái ơn đó.
c. Những biểu hiện:
- Những lễ hội tưởng nhớ tới tổ tiên.
+ Giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch.
+ Giỗ Tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Ngày cúng giỗ trong gia đình có ý nghĩa.
+ Nhớ tới ông bà cha mẹ - những người đã khuất.
+ Nhớ tới công ơn sinh thành, xây đắp vun vén cho gia đình để cho con cháu được thừa hưởng hôm nay.
+ Để cho người đang sống tự nhận ra những gì đã làm tốt và những gì còn thiếu sót trong lúc khấn vái với ông bà tổ tiên.
0 phiếu
bởi Hàn Nguyệt Vy Học sinh (201 điểm)

 I. Mở bài: Nhân dân Việt Nam xưa thường có những truyền thống quý báu. Để duy trì truyền thống đó ông cha ta đã đúc lên hai câu tục ngữ'' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' và ''Uống nước nhớ nguồn''

II. Thân Bài Hai câu tục ngữ này đều có chung một ý nghĩa: đều nói đạo đức, tính cách, lối sống của con người Việt Nam. Câu tục ngũ này khuyên chúng ta được ăn những trái ngọt chúng ta phải nhớ ơn những người đã đẫy công vun trồng, chăm sóc cây từ khi cây còn nhỏ đến lúc ra hoa thơm trái ngọt

Câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn'' khuyên chúng ta uống ngụm nước trong lành phải nhớ tới công ơn sức của người đã khơi nguồn đào giếng. Với nhũng hình ảnh quả với kẻ trồng cây cha ông ta gửi gắm vào hai câu tục ngữ là lời răn dạy về lòng biết ơn người tạo ra nó. Để được  cuộc sống như ngày hôm nay ta không nên quên ơn người đã mang đến cho ta hạnh phúc. Truyền thống '' Uống nước nhứ nguồn'' và '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' vốn đã đi vào đời sống là một nét đẹp trong phẩm chất con người Việt.

 + Gần gũi cũng là thờ cúng ông bà tổ tiên, mỗi khi dịp Tết trong gia đình Việt đẻ tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành giáo dục của con cháu.

+ Rộng hơn là những lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm đẻ tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc: hội Gióng , hội Đền Trần hay là mỗi dịp hội Đền Hùng nhân dân cả nước lại kéo về đây đẻ tưởng nhớ quê cha đất tổ để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị Vua Hùng. Câu ca dao ''Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3'' đã thể hiện phần nào của dân tộc. Cá vị anh hùng đã có công với đất nước như Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo,... đều đạt được những tên phố tên đường trên đường hay trường học để thể hiện lòng biết ơn của nhân dân ta đối với các vị anh hùng. Hằng năm nhân dân ta có ngày 27 tháng 7 ngày Thương binh liệt sĩ với các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhà tình nghĩa, để thể hiện lòng biết ơn với các anh hùng có công với cách mạng xã hội cũng có nhiều chính sách xã hội giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹ VN anh hùng. Nhân dân ta xưa đã có câu ''Nhất tự vi sư bán tự vi sư'' '' Không thầy đố mày làm nên'' để nói về công lao to lớn với các thế hệ học trò. Hằng năm vào ngày 20/11 học sinh cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn yêu kính của mình đối với .

Lòng biết ơn đấy không chỉ thể hiện vào dịp lễ Tết mà còn được thể hiện bằng sự tôn trọng vâng lời thầy cô mỗi giờ lên lớp, bằng kết quả học tập tốt và trong suốt cả một cuộc đời.

 

III. Kết bài Em sẽ luôn biết ơn tôn trọng thầy cô, những người có công với mình và cả gia đình. Em hứa sẽ học thật giỏi và đạt điểm tốt đối với công sinh thành của cha mẹ.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
3 câu trả lời 287 lượt xem
Hãy lập luận chứng minh rằng nhân dân VN từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", " uống nc nhớ nguồn"
đã hỏi 16 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Fairy tail Thạc sĩ (6.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 117 lượt xem
Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ về chủ đề mái trường
đã hỏi 6 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Alice Học sinh (486 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 167 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 176 lượt xem
Hãy lập dàn bài cho  Hãy chứng mik tính đúng đắn của câu tục ngữ: có công mài sắt, có ngày nên kim
đã hỏi 16 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Fairy tail Thạc sĩ (6.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 187 lượt xem
Vì sao lạ nói '' tinh thần yêu nước của nhân dân ta'' là chuẩn mực của VB nghị luận  giúp mik nha mn   giúp mik nha 
đã hỏi 11 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Ánh Dương Học sinh (256 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.6k lượt xem
Bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thực dân dưới chế độ cũ (những năm đầu thế kỉ XX) qua hai văn bản Sống chết mặc ... ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Titania Học sinh (387 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 198 lượt xem
1. Đoạn văn từ 8-10 câu, nêu suy nghĩ về lợi ích của việc đọc sách  2. Đoạn văn từ 8-10 câu, làm rõ luận điểm '' Nói chuyện trong giờ học là một thói quen xấu'' Cảm ơn nhiều   
đã hỏi 9 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Trúc Anh Học sinh (205 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 522 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 321 lượt xem
Đề 2: hãy CMR bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta Đề 4: hãy CMR đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ MT Giúp nhanh nhé, k chép mạng quá nhiều   
đã hỏi 27 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Aelita Hopper Cử nhân (4.7k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 118 lượt xem
Truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đã phơi bay về cuộc sống xa hoa cũng như thói vô trách nhiệm, vô nhân đạo của quan lại phong kiến đương thời. Em hãy chứng minh
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi honganhcute Học sinh (125 điểm)

HOT 1 giờ qua

    Phần thưởng hằng tháng
    Hạng 1: 200.000 đồng
    Hạng 2: 100.000 đồng
    Hạng 3: 50.000 đồng
    Hạng 4: 20.000 đồng
    Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
    Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
    ...