Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
370 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi AN HOÀNG Thần đồng (687 điểm)

+Hãy kể ra các phép tu từ của tiếng việt

+ Nêu khái niệm và tác dụng của nó

+ Các kiểu loại phép tu từ

+ Các kiểu câu

đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Whiteflower Cử nhân (3.0k điểm)

1.Các biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ, nói quá, nói giảm – nói tránh…

2.

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

  1. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

  1. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

  1. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

  1. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

  1. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:             Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

  1. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

8 Nói giảm, nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

Ví dụ:         Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

0 phiếu
bởi vtnquyen Thần đồng (922 điểm)
đã sửa bởi vtnquyen

Phép tu từ

Khái niệm

Đặc điểm/cấu tạo/tác dụng

Phân loại

So sánh

Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Mô hình của phép so sánh

Vế A

Phương tiện so sánh

Từ so sánh

Vế B

 – A: sự vật, sự việc được so sánh

– B: sự vật, sự việc dùng để so sánh

– Từ chỉ phương tiện so sánh

– Từ so sánh: như, giống như, như là…

Có hai kiểu so sánh:

– So sánh ngang bằng

– So sánh không ngang bằng

Nhân hóa

Là gọi tả con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người; biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người

 

Có ba kiểu nhân hóa:

– Dùng từ ngữ vốn gọi con người để gọi vật

– Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ  hoạt động, tính chất của vật

– Trò chuyện, xưng hô với vật như với người

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

 

Bốn kiểu ẩn dụ:

– Ẩn dụ hình thức

– Ẩn dụ cách thức

– Ẩn dụ phẩm chất

– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hoán dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

 

Bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

– Lấy bộ phận để gọi toàn thể

– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

– Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

– Lấy cái cụ thể để gọi cái trìu tượng

Điệp ngữ

Là lặp đi, lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

 

Điệp ngữ có nhiều dạng:

– Điệp ngữ cách quãng

– Điệp ngữ nối tiếp

– Điệp ngữ vòng (ĐN chuyển tiếp)

Liệt kê

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm

 

* Theo cấu tạo có hai kiểu liệt kê:

– Liệt kê theo từng cặp

– Liệt kê không theo từng cặp

*  Theo ý nghĩa có hai kiểu liệt kê:

– Liệt kê  tăng tiến

– Liệt kê không tăng tiến

Tương phản

Là cách sử dụng từ ngữ trái nghĩa, đối lập nhau để tạo hiệu quả diễn đạt

 

 

Chơi chữ

Là cách lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Thường được sử dụng hàng ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, câu đố…

Các lối chơi chữ thường gặp:

– Dùng từ ngữ đồng âm

– Dùng lối nói trại âm (gần âm)

– Dùng cách điệp âm

– Dùng lối nói lái

– Dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.

 

Câu hỏi

 tu từ

Là cách sử dụng câu hỏi nhưng không có câu trả lời nhằm biểu thị một ý nghĩa nào đó trong diễn đạt

 

Ý nghĩa biểu thị của câu hỏi tu từ:

– Gợi lên băn khoăn, suy nghĩ cho người nghe, người đọc

 

Nói quá

Là biệp pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

 

 

Nói giảm, nói tránh

Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự

 

Các cách thực hiện:

– Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt

– Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa qua hình thức ẩn dụ, hoán dụ

– Phủ định từ trái nghĩa

– Tỉnh lược

 

+ CÂU TRẦN THUẬT: Dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc. Cuối câu kể thường ghi dấu chấm.
+ CÂU NGHI VẤN: Dùng để hỏi người khác và tự hỏi mình. Đôi khi, dùng vào mục đích khác (khen, chê, nhờ, ...). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
+ CÂU CẢM THÁN : Dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục...). Cuối câu ghi dấu chấm than (chấm cảm)
+ CÂU CẦU KHIẾN ( câu cầu khiến): Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, nhờ vả... ai đó làm  

0 phiếu
bởi ღ A little love ღ Thạc sĩ (7.6k điểm)

1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Trẻ em như búp trên cành

  1. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.

VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.

  1. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

  1. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài).

  1. Điệp ngữ: là từ ngữ (hoặc cả một câu) được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…

VD:    Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

  1. Chơi chữ: là cách lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa nhằm tạo sắc thái dí dỏm hài hước.

VD:             Mênh mông muôn mẫu màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

  1. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

VD: Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng khen chồng bảo râu rồng trời cho.

nguồn lời giải hay

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 107 lượt xem
Làm sao để có cảm hứng làm văn đây ? Thường thì các bạn học thuộc bài văn hay bài thơ nhanh bằng cách nào - Giúp với 27/4 thi rồi cần gấp lắm ạ mong mọi người cho ý kiến
đã hỏi 23 tháng 4, 2017 trong Toán tiểu học bởi truc7a1_2004 Học sinh (474 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
TRuyện Thánh Gióng mà em được học là một văn bản tự sự. Văn bản tự sự này cho ta biết điều gì ? (Truyện kể về ai, ở thời nào, làm việc gì, diễn biến của sự việc, kết quả ra sao, ý nghĩa của sự việc như thế nào ?) Vì sao có thể nói truyện Thánh Gióng là truyện ca công ... , diễn biến như thế nào, kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó, em hãy suy ra đặc điểm của phương thức ( cách thức ) tự sự.
đã hỏi 28 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mai Đức Lợi Cử nhân (2.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.5k lượt xem
Viết 1 đoạn văn ngắn tu 6-8 câu cảm nhận của em về mùa xuân có sử dụng đIệp ngữ "Em yêu"
đã hỏi 17 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lAN
0 phiếu
1 trả lời 134 lượt xem
Good luck!
đã hỏi 1 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi ♫๖ۣۜNamTào๖ۣۜ$_$ Cử nhân (2.9k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 136 lượt xem
1,  A, Lấy 5 từ ghép đẳng lập  B, Lấy 5 từ ghép chính phụ  2, Lấy 5 từ láy bộ phận ? 5 từ láy phụ âm 3, Viết đoạn văn ( 5-7 ) câu miêu tả cảnh sân trường ra chơi có sử dụng từ láy, từ ghép ( gạch chân )
đã hỏi 29 tháng 9, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi KenKi Haisen Học sinh (137 điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 167 lượt xem
tính dùm mình điểm trung bình học kì 1 mông ngữ văn miệng:10, 10 15':  5, 9, 9 1 tiết : 8, 8, 9, 10,9 học kì: 9
đã hỏi 8 tháng 1, 2018 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi thuythuiu Học sinh (233 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 272 lượt xem
viết đoạn văn có sd những câu trần thuật đơn để kể lại những việc em đã làm hằng ngày
đã hỏi 23 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi ๖ۣۜß.ŠöÇiµ彡 Cử nhân (2.7k điểm)
+1 thích
1 trả lời 163 lượt xem
Viết một đonạ văn kể về bạn của em trong đó có sử dụng câu có vị ngữ trả lời câu hỏi như thế nào? Làm gì?
đã hỏi 22 tháng 3, 2017 trong Toán tiểu học bởi Minh Anh Anh Học sinh (231 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 93 lượt xem
1. Làm một bài thơ lục bát 4 câu chủ đề tự chọn.
đã hỏi 24 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ARMY của BTS Học sinh (376 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 4.1k lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. PTG

    213 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    65 Điểm

  3. lamloc

    40 Điểm

  4. tnk11022006452

    35 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...