Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
1.6k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)

Lập dàn ý chi tiết ( Càng chi tiết càng tốt) cho đề văn sau:

Đề bài: Dân gian có câu : Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa lời nói trong cuộc sống.

đã đóng

3 Trả lời

+1 thích
bởi Maitrang Thần đồng (721 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi ❤️~Minh_Thư~❤️
 
Hay nhất

https://diendan.hocmai.vn/threads/van-7-bai-viet-so-6-de-4-ngu-van-lop-7.209157/

Bạn vào link đó xem bài tham khảo nha 

Tick mình nha bạn <3 </p>

bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)

Cảm ơn bn nhìu lắm!heart

bởi Maitrang Thần đồng (721 điểm)
Dạ, không có gì 
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
Ủa, bn hc lp mấy mà sao lại "dạ"?
bởi Maitrang Thần đồng (721 điểm)
Dạ, lớp 6 ạ 
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
Ồ, vậy là chị hiểu rồi.

Nhưng mà ta cứ xung bn nha!
0 phiếu
bởi ngannguyenkim Học sinh (164 điểm)

  Dàn bài chi tiết đề bài : Giải thích 2 câu nói Lời nói gói vàng và Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. I, Mở bài:  Trong cuộc sống, lời nói rất quan trọng, nó diễn tả tình cảm và quan hệ giữa con người với con người. Chính vì vậy, dân gian có câu:" Lời nói gói vàng" nhưng đồng thời cũng có câu:"Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Ông cha ta đã để lại cả 2 câu tục ngữ trên nhằm răn dạy con cháu giữ gìn lời ăn tiếng nói.  II, Thân bài - Lời nói là âm thanh, là ngôn ngữ được phát ra từ cửa miệng mỗi con người. Nó dùng để giao tiếp với mọi người trong cuộc sống.  - Lời nói gói vàng là sự so sánh khéo léo và tế nhị của ông cha ta. So sánh lời nói với vật quý giá như vàng để khẳng định lời nói mỗi con người trong cuộc sống rất có giá trị và ý nghĩa. - Lời nói chẳng mất tiền mua: câu trên khẳng định lời nói như vàng, bạc nhưng câu dưới" Lời nói chẳng mất tiền mua" mới nghe ta ta tưởng có sự mâu thuẫn giữa cách đánh giá của hai câu nhưng ý nghĩa của chúng không hề mâu thuẫn mà ngược lại, hai câu nói ấy hỗ trợ, bổ sung cho nhau làm cho giá trị lời nói càng được tăng lên. - Bởi vì lời nói của mỗi con người quý như vàng, song nó do chính bản thân chúng ta tự nói ra, không mất công tìm kiếm, mua bán, mua các sản phẩm khác. Nó là của quý mà tạo hoá ban tặng con người. Đáng quý hơn, lời nói thì bất tận, tuôn chảy mãi mãi, tồn tại mãi mãi, theo dòng thời gian cũng không bị bào mòn. đó là điều vô cùng quý giá nên ông cha ta mới căn dặn con cháu:" Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Nói kĩ hơn là trong khi giao tiếp với mọi người trong xã hội phải chọn từ ngữ để đạt hiệu quả trong việc diễn đạt tình cảm, suy nghĩ để người nghe hài long mà người nói đạt được nguyện vọng. Quả thật với những lời phân tích trên ta thấy lời nói rất giá trị và ý nghĩa. 2, Vì sao phải lựa lời để vừa lòng nhau  - Vì phải lựa lời để nói để trong khi giao tiếp, đối thoại với mọi người xung quanh, người nói mới đạt được hiệu quả, mục đích mà mình định nói. Từ đó người nói mới tạo nên mối quan hệ sâu sắc tốt đẹp với mọi người chung quanh   - Lựa lời nói sẽ được người nghe và những người xung quanh cảm phục, mến yêu, tin tưởng - Lựa những lời hay ý đẹp để giao tiếp đó chính là truyền thống đạo đức, văn hoá của người Việt 3, Ta phải làm gì để trở thành người nói lời hay ý đẹp? - Trước khi nói phải suy nghĩ, phải biết được đối tượng giao tiếp là bề trên hay lớp dưới để chọn ngôn ngữ nói cho phù hợp - Với bề trên, lời nói mang tính chất trân trọng, lễ phép, thưa gửi đàng hoàng - Với bạn bè lời nói phải chân tình, đoàn kết, không được ăn nói trịch thượng, doạ nạt - Với bất cứ ai không dược nói trống không, không được nói có từ đệm. Trong khi nói phải lưu ý: lời nói chân thành, giọng điệu, ngữ điệu phải thể hiện đúng mực * Mở rộng và bình luận: - Trong thực tế có nhiều bạn ăn nói cộc lốc, trịch thượng, hay đệm lót. Với những người ấy chúng ta phải khuyên nhủ chân thành để họ sửa đổi. III, Kết bài - Rõ ràng ông cha ta khẳng định trong giao tiếp mà sử dụng lời hay ý đẹp sẽ đạt được mục đích, yêu cầu. Lời nói hay ấy chính là giá trị và ý nghĩa của cuộc sống. Lời dạy của ông cha ta đã để lại cho tuổi thơ chúng ta một bài học vô cùng quý giá. Từ đó mỗi chúng ta sẽ nói lời hay ý đẹp trong giao tiếp.  Chúc các bạn học giỏi!

Nguon : http://hoctotnguvan.net/dan-gian-co-cau-loi-noi-goi-vang-dong-thoi-lai-co-cau-loi-noi-chang-mat-tien-mua-lua-loi-ma-noi-cho-vua-long-nhau-23-862.html wink

0 phiếu
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)

Bạn tham khảo nha! nó không phải dàn bài nhưng nó rất chi tiết đó.

Vì sao dân gian lại đề cao vai trò tác dụng của lời nói đến như vậy? Muốn lời nói của mình như “gói vàng” làm “cho vừa lòng nhau” thì ta phải làm gì?
 
Trong đời sống, lời nói là phương tiện để biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người. Lời nói là chiếc cầu giao tiếp quan trọng bậc nhất giữa cá nhân này với cá nhân khác, giữa cộng đồng này với cộng đồng kia. Qua cách ăn nói của một người, ta sẽ hiểu con người ấy như thế nào:
 
Đất tốt trồng cây rườm rà 
Những người thanh lịch nói ra dịu dàng.
Đất rắn trồng cây khẳng khiu 
Những người thô tục nói điều phàm phu.
 
Cho nên tục ngữ khuyên người ta phải “Học ăn học nói, học gói, học mở”, “Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, vì nếu là lời nói hay thì đó là “Lời nói gói vàng”, ngược lại nếu lời nói dở thì “Lời nói đọi máu” tức lời nói dễ gây mất lòng, mất đoàn kết, có khi thù oán nhau.
 
“Lời nói gói vàng”, “vàng” là đồ vật quí, là thứ tài sản có giá trị, thường dùng để trang sức. So sánh “lời nói” với “gói vàng” là dân gian đánh giá rất cao tác dụng giá trị của lời nói: lời nói quí như vàng. Thế nhưng ở câu tục ngữ sau, dân gian lại cho rằng: “Lời nói chẳng mất tiền mua”. “Chẳng mất tiền mua” vì ai cũng có lời nói. Nhưng ta phải hiểu lời nói ở đây là lời nói thật, nói đúng, lời khen, lời nhận xét, đánh giá chính xác, có như thế thì mới “vừa lòng nhau” được và mới quí như vàng được. Ví dụ: một người làm một việc khó, ta dùng lời lẽ khích lệ động viên, người đó như được tiếp thêm sức mạnh sẽ cố gắng mà làm xong việc, nhưng nếu ta lại dùng lời lẽ khích bác, châm chọc là lời nói dở, là “lời nói đọi máu”. Mà theo như Tuân Tử - một nhà triết học cổ Trung Quốc, thì “Lời nói hay, giúp người, ấm hơn vải lụa. Lời nói dở, hại người, đau như gươm giáo”. Lời nói dở là lời nói xấu, nói sai sự thật, nói hỗn... sẽ dễ làm người nghe tức giận, thậm chí gây ra oán thù. Lời nói dở cũng là lời nói bên ngoài thì trau chuốt, màu mè mà bên trong lại có ý đồ xấu. Đó là những lời nịnh hót rất dễ làm người ta mù quáng. Cũng vậy, lời nói hay không chỉ là những lời khen, khích lệ động viên mà còn là những lời nói đúng, nói thẳng, vạch ra sự thật. Ví dụ tôi có người bạn mắc khuyết điếm, tôi dùng lời lẽ phân tích vạch ra khuyết điểm ấy. Bạn tôi nhận ra và sửa chữa, từ đó mà tiến bộ.
 
Để “nói cho vừa lòng nhau”, người ta phải “lựa lời”. “Lựa” là chọn lựa, tức phải chọn lời nói đúng. Nói thật, hợp tình hợp lí, tránh nói sai, nói không đúng. Hiểu rộng ra là còn chọn cả người để nói, nói ở đâu, nói khi nào, nói cái gì, nói như thế nào. Trong giờ kiểm tra, tôi có hai người bạn mở tài liệu. Tùy tính từng người mà tôi góp ý kiên quyết hay nhẹ nhàng, đó là tôi đã chọn người để nói. Tôi không góp ý chỗ đông người để bạn khỏi xấu hổ, đó là tôi đã chọn nơi nói. Tôi không nói khi bạn đang buồn hay đang tức giận, đó là tôi chọn lúc nói... Tôi nói ra, bạn tôi tiếp thu hứa sẽ sửa chữa. Thế là bạn tôi mừng vì có người bạn thân là tôi, còn tôi cũng vui vì bạn tôi hiếu tôi. Đúng là “vừa lòng nhau”. “Vừa lòng nhau” vì tôi đã “lựa lời”.
 
Hai câu tục ngữ trên đã để lại cho chúng ta bài học luôn nói đúng, nói thực, không nói khoác, nói sai. Đồng thời phải chú ý chọn đối tượng để nói, nơi nói, lúc nói. Một điều rất dễ nhận thấy là ai cũng thích người ăn nói đúng mực, văn minh, lịch sự. Do vậy, chúng ta tránh nói tục, chửi bậy... cũng là một cách làm “cho vừa lòng nhau”, tức vừa lòng bố mẹ, thầy cô, bạn bè.

http://sachgiai.com/Van-hoc/tuc-ngu-co-cau-loi-noi-goi-vang-dong-thoi-lai-co-cau-loi-noi-chang-mat-tien-mua-lua-loi-ma-noi-cho-vua-long-nhau-em-hieu-cac-cau-tuc-ngu-tren-nhu-the-nao-tu-y-nghia-cua-cac-cau-tuc-ngu-tren-em-rut-ra-bai-hoc-gi-cho-ban-than-6653.html

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 1.8k lượt xem
Lập dàn ý chi tiết ( Càng chi tiết càng tốt) cho đề văn sau: Đề bài: Dân gian có câu : Lời nói gói vàng, đồng ... hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa lời nói trong cuộc sống.
đã hỏi 19 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 251 lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận (5 đến 7 câu), nội dung tự chọn, có sử dụng câu bị động.
đã hỏi 20 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 1.7k lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận ( 5 đến 7 câu), nội dung tự chọn, có sử dụng câu bị động. Cho biết đó là câu nào?
đã hỏi 19 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 815 lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận (5 đến 7 câu), nội dung tự chọn, có sử dụng câu bị động. Xác định.
đã hỏi 19 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận ( 5 đến 7 câu), nội dung tự chọn, có sử dụng câu bị động. Gạch chân.
đã hỏi 19 tháng 5, 2017 trong Yêu cầu hỗ trợ bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 8.4k lượt xem
lập dàn ý chi tiếtvề bài Một nhà văn nói:"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"(cần gấp)  
đã hỏi 20 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ShiShiG Học sinh (150 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 6.7k lượt xem
lập dàn ý chi tiết về cuốn sách ngữ văn lớp 7 mà em đang học
đã hỏi 24 tháng 6, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Trần hải nam
0 phiếu
1 trả lời 234 lượt xem
Cho các từ sau: phòng học, đau rát, bàn tay, lựa chọn. Phân biệt từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ trong các từ in đậm
đã hỏi 29 tháng 12, 2020 trong Toán tiểu học bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 264 lượt xem
Chứng minh tính chân lí trong bài thơ : Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đảo núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên.
đã hỏi 4 tháng 3, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi chanehm44457 Học sinh (13 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...