Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
2.2k lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi thaovypcttb Học sinh (5 điểm)
Đã chọn lại chủ đề bởi Carrotn
Tình hình chính trị, xã hội, kinh tế đàng trong và đàng ngoài ở thế kỉ 18

3 Trả lời

0 phiếu
bởi dat97tqt Tiến sĩ (12.7k điểm)
* Kinh tế:

Nông Nghiệp:
- Cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nên sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê - Trịnh ít quan tâm đến công tác thuỷ lợi và tổ chức khai hoang. Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. Nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.
- Thủ công nghiệp : Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng thủ công, trong đó có nhiều làng thủ công nổi tiếng : gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Nội), rèn sắt Nho Lâm (Nghệ An)...
- Thương nghiệp : Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập. Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên - Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).
Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy, từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

* Chính trị: 

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hoá. Công thương nghiệp càng sa sút, chợ phố điêu tàn.
Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi.
Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

 
0 phiếu
bởi Diệu Linh-Mini Sakura Học sinh (21 điểm)

-ĐÀNG TRONG:

Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Việc mua quan bán tước phổ biến. Số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Có nơi trong một xã có 20 xã trưởng và hàng chục nhân viên thu thuế (gọi là tướng thần). Quan lại, hào cường kết thành bè cánh, đàn áp bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.
Trong triều đình Phú Xuân, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.
Nông dân bị địa chủ cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều thứ thuế. Nhân dân miền núi phải nộp lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong v.v...
Cuộc sống người dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao. Cuộc khởi nghĩa của chàng Lía đã bùng lên trong hoàn cảnh đó.
Khởi nghĩa của Lía bị dập tắt, nhưng hình ảnh chàng Lía còn mãi trong lòng người dân miền Trung :
Ai vào Bình Định mà nghe,
Nghe thơ chàng Lía, hát về Quảng Nam.

-ĐÀNG NGOÀI:

Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hoá. Công thương nghiệp càng sa sút, chợ phố điêu tàn.
Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi.
Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

CHÚC BẠN HỌC TỐT! GÓP Ý CHO MN NẾU SAI NHA!
 

0 phiếu
bởi kinomoto2006 Thần đồng (1.0k điểm)
Vào giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa thì quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại, binh lính hoành hành, đục khoét nhân dân Ruộng đất của nông dân bị địa chủ, quan lại lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp đình đốn. Hạn lụt, mất mùa liên tiếp xảy ra. Các đê sông Hồng, sông Mã nhiều năm bị vỡ. Hàng chục huyện bị ngập, nhà cửa trôi dạt. Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm, hàng hoá. Công thương nghiệp càng sa sút, chợ phố điêu tàn.
Vào những năm 40 của thế kỉ XVIII, hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi.
Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.
 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 3.4k lượt xem
0 phiếu
5 câu trả lời 3.0k lượt xem
 trình bày về tình hình xã hội đàng trong ở nửa sau thế kỉ 18. trình bày về tình hình xã hội đàng trong ở nửa sau thế kỉ 18.
đã hỏi 8 tháng 3, 2017 trong Thông tin từ BQT bởi hongvan31043 Học sinh (105 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 6.2k lượt xem
+2 phiếu
1 trả lời 100 lượt xem
Tình hình kinh tế Đàng Ngoài ở thế kỉ XVII - XVIII phát triển như thế nào ?
đã hỏi 4 tháng 2, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi Katouzuki-H2o- Thạc sĩ (6.0k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 1.7k lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 4.9k lượt xem
LẬP BẢNG THỐNG KÊ NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIẺU Ở ĐÀNG NGOÀI THẾ KỈ XVIII THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG     DỊA BÀN HOẠT ĐỘNG    NGƯỜI LÃNH ĐẠO    KẾT QUẢ  
đã hỏi 7 tháng 3, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 1.5k lượt xem
hãy trình bày nét chính về tình hình chính trị nước ta đầu thế kỉ XIX
đã hỏi 3 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi NGỌC QUỲNH RUBY Học sinh (115 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.9k lượt xem
lập bảng thống kê khởi nghĩa nông dân đàng ngoài thế kỉ 18 theo mẫu : thời gian ; lãnh đạo ; nội dung chính
đã hỏi 27 tháng 3, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 698 lượt xem
nêu những biểu hiện suy sụp của xã hội ĐÀng Trong nửa sau thế kỉ 18
đã hỏi 31 tháng 3, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi 0986286947 Học sinh (163 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    30 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...