Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Ngữ văn lớp 6 bởi Misuzi207 Học sinh (44 điểm)

nêu tiểu sử tác giả: Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Tạ Duy Anh, Minh Huệ, Tố Hữu. 

Giúp mình nha các bạn. Đúng mình tick cho♡♡♡


1 Câu trả lời

+1 thích
bởi dthanhcoder Cử nhân (4.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Misuzi207
 
Hay nhất

1. Tô Hoài

Tên khai sinh là Nguyễn Sen

Ngày sinh: 27-09-1920

Ngày mất: 06-07-2014

Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam).

Ông được nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật Đợt 1 (1996) cho các tác phẩm: Xóm giếng, Nhà nghèo, O chuột, Dế mèn phiêu lưu ký, Núi Cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Mười năm, Xuống làng, Vỡ tỉnh, Tào lường, Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây, Vợ chồng A Phủ, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ.

2.Đoàn Giỏi

Ngày Sinh: 17-5-1925

Ngày mất: 2-4-1989

Ông sinh ở quê tại xã Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (ngày nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn, có hàng trăm mẫu ruộng màu mỡ ven sông Tiền.

Trong những năm Việt Nam chống Pháp,Ông công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949). Từ năm 1949 đến năm 1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam.

3.Võ Quảng

Ngày sinh: 01-03-1920

Ngày mất: 15-06-2007

Ông sinh tại xã Đại Hòa huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam

Năm 2007, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.

Sau khi tập kết ra Bắc, ông được điều về công tác ở chức vụ Ủy viên Ban nhi đồng Trung ương, phụ trách văn học cho thiếu nhi. Ông là một trong những người tham gia sáng lập và từng giữ chức Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, Một thời gian sau đó, ông được cử làm Giám đốc Xưởng phim hoạt hình Việt Nam. Năm 1965, ông được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1968, ông về công tác tại Bộ Văn hóa, năm 1971, về Hội Nhà văn Việt Nam, được phân công làm chủ tịch Hội đồng Văn học Thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ này đến khi về hưu.

4. Tạ Duy Anh

Ngày sinh: 9-9-1959

Ngày mất: Chưa rõ

Quê ông ở thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Việt, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai. Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên. Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

5.Minh Huệ

Ngày sinh:03-10-1927

Ngày mất: 11-10-2003

Ông có quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Minh Huệ được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970)

6. Tố Hữu

Ngày sinh: 04-10-1920

Ngày mất: 9-12-2002

Ông có quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Ông là một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ cách mạng lão thành. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Cha ông là một nhà nho nghèo, không đỗ đạt và phải kiếm sống rất chật vật nhưng lại thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con của một nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế và rất thương con. Cha mẹ đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn thơ Tố Hữu.

Chúc bạn có một ngày vui vẻ ^^!
FB: ducthanh2412
bởi Misuzi207 Học sinh (44 điểm)

cảm ơn bn nhiều nha♡♡♡

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
0 câu trả lời
Vị vua Hùng Vương này như thế nào khi không có ý định truyền ngôi cho con trưởng?
đã hỏi 5 tháng 9, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi 123linhho Học sinh (142 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó dùng các từ loại mà em đã học ở lớp 6. Chỉ ra những từ đó.
đã hỏi 3 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Ling_Ami Thần đồng (944 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Chỉ ra sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ
đã hỏi 11 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi ༻✿๖ۣۜ Sakura✿༻ Thạc sĩ (5.9k điểm)
0 phiếu
7 câu trả lời
Cho mình về ôn tập thêm ,ghi giúp mình đề quận nào nghen,TKS NHIỀU!!!
đã hỏi 15 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Hannguyen8905 Học sinh (273 điểm)
+1 thích
1 trả lời
Đề bài: Mùa hè thật đẹp. Em hãy tả lại một cảnh đẹp mùa hè mà em ấn tượng nhất 
đã hỏi 5 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Ryan Amy Thần đồng (1.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
1. Gạch dưới những từ ngữ giống nhau trong các câu dưới đây : a. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, ... dân gian. 2. Việc lặp đi lặp lại từ tre ở ví dụ a có gì khác biệt lặp từ ở ví dụ b ? 3. Chữa lại câu mắc lỗi lặp từ.
đã hỏi 2 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mai Đức Lợi Cử nhân (2.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường ? kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì ? 2. Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào ? Thạch Sanh bộc ... vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích không? Hãy nêu ví dụ.
đã hỏi 2 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mai Đức Đạt Học sinh (371 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi : (3) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà ... đem lại kết quả gì ? Lời kể trùng điệp ( nước ngập..., nước ngập..., nước dâng... ) gây ra ấn tượng gì cho người đọc ?
đã hỏi 2 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Mai Đức Đạt Học sinh (371 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Đề luyện tập a) Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh mùa đông đến thì em sẽ nêu lên những đặc điểm nổi bật nào? b) Khuôn mặt mẹ luôn hiện lên trong tâm trí em, nếu tả khuôn mặt của mẹ thì em chú ý tới đặc điểm nổi bật nào?
đã hỏi 13 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi dungkiet28042006 Học sinh (180 điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời
VĂN BẢN"BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ"ĐĂ ĐẶT RA 1 VẤN ĐỀ CHO TOÀN NHÂN LOẠI ĐÓ LÀ VẤN ĐỀ GÌ?
đã hỏi 21 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi LƯƠNG NHI Học sinh (111 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...