Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
331 lượt xem
trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)

3 Trả lời

+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Zake
 
Hay nhất

Tết Nguyên Đán ở Việt Nam là cái Tết cổ truyền đã có tự ngàn xưa với: Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Trên bàn thờ ngày Tết của mỗi nhà, nhất thiết phải có bánh chưng. Giai thoại kể rằng hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng đã được thẩn linh mách bảo, dùng lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn… làm ra thứ bánh này để cúng Trời Đất, Tiên Vương và dâng lên vua cha. Nhờ đó mà chàng được vua cha truyền lại cho ngôi báu. Cũng từ đấy, bánh chưng được dùng để cúng vào dịp Tết. Tục lệ tốt đẹp ấy còn tồn tại cho tới ngày nay.

Nhìn chiếc bánh chưng, ta thấy mộc mạc, giản dị vô cùng, nhưng để làm ra nó lại tốn không ít công phu. Cứ đến hàm bảy, hăm tám Tết là các bà phải lo đi chợ mua lá dong cùng với mấy bó lạt giang. Lá dong phải to bản, lành lặn. Tốt nhất là lá dong bánh tẻ, không già, không non thì gói bánh mới đẹp. Lạt giang chẻ sẵn, mỏng và mềm, màu vàng ngà, rất ăn ý với lá dong xanh. Gạo nếp cái hoa vàng vừa dẻo vừa thơm được ngâm từ đêm trước, đem xả rồi xóc cho ráo nước. Đậu xanh đãi sạch vỏ. Thịt lợn xắt miếng to cỡ nửa bàn tay ướp muối, tiêu, hành chó thấm. Lá dong đã được cắt cuống, rửa sạch, lau khô… Tất cả bày sẵn ra chiếc nong, chờ người gói.

Cái cách gói bánh chưng ngày Tết mới vui vẻ và đầm ấm làm sao! Cả nhà quây quần quanh bà. Bà trải lá ra mâm, đong một bát gạo đổ vào, dàn đều rồi đổ nửa bát đỗ, xếp hai miếng thịt, lại thêm nửa bát đỗ, một bát gạo nữa. Tay bà khéo léo đãi gạo che kín đỗ và thịt rồi nhẹ nhàng bẻ bốn góc lá cho vuông vức, sau đó xiết chặt từng chiếc lạt. Chẳng mấy chốc, chiếc bánh chưng đã được gói xong. Suốt một buổi sáng cặm cụi, bận rộn, bà đã gói hết thúng gạo. Bố tôi buộc hai cái thành một cặp rồi xếp vào chiếc nồi thật lớn, chuyên dùng để luộc bánh. Đám trẻ chúng tôi được bà gói cho mỗi đứa một chiếc bánh chưng be bé. Chùm bánh ấy để ở trên cùng và sẽ vớt ra trước nhất.

Phía góc sân, bốp lửa đã cháy đều. Năm nào, ông tôi hoặc bố tôi cũng giữ nhiệm vụ canh lửa, canh nước cho nồi bánh chưng. Những gộc tre, gộc củi khô tích trữ quanh năm giờ được đem ra đun. Ngọn lửa nhảy nhót réo ù ù, tàn than tí tách bắn ra xung quanh những chấm đỏ rực trông thật vui mắt. ông tôi bảo phải đun cho lửa cháy thật đều thì bánh mới rền, không bị hấy. Anh em tôi xúm xít bên ông, vừa hơ tay cho khỏi cóng, vừa nghe ông kể chuyện ngày xửa ngày xưa. Đến những đoạn thú vị, ông cười khà khà, rung cả chòm râu bạc.

Khoảng tám giờ tối thì bố tôi dỡ bánh, xếp rải ra trên chiếc chõng tre ngoài hiên. Hơi nóng từ bánh bốc lên nghi ngút, toả ra một mùi thơm ngậy, nồng nàn. Bố tôi đã chuẩn bị hai tấm ván gỗ và chiếc cối đá để nén bánh.

Khó có thể tả nổi niềm sung sướng, hân hoan của lũ trẻ chúng tôi khi được nếm chiếc bánh chưng nhỏ xinh, nóng hổi. Nếp dẻo, đỗ bùi, thịt béo… ngon quá là ngon! Tưởng chừng như chẳng có thứ bánh nào ngon hơn thế!

Chiều ba mươi Tết, trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, hương trầm nghi ngút, những cặp bánh chưng xanh được trân trọng bày bên cạnh đĩa ngũ quả, hộp trà, hộp mứt, chai rượu… và mâm cỗ tất niên để cúng trời đất, tổ tiên, đón các cụ về ăn Tết cùng con cháu. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng mỗi người. Không khí thiêng liêng của ngày Tết thực sự bắt đầu.

0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Nếu người Hàn Quốc tự hào vì có kim chi, canh bánh gạo với vị cay nồng đặc trưng, người Trung Hoa có món Tổ mang ý nghĩa năm mới tốt đẹp hơn năm cũ thì dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam lại không thể thiếu món bánh chưng xanh làm từ gạo nếp dẻo thơm. Đó vừa là biểu tượng của sự đầm ấm, sum vầy, sinh sôi nảy nở của vạn vật, vừa thể hiện được lòng biết ơn của con cháu đối với Tổ Tiên, các bậc vua Hùng có công dựng nước. Và hơn thế nữa, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn trong  nền văn minh lúa nước của người Việt. 

 

Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng, bánh dày” và vị hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Theo đó, sau khi dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con trai. Vừa đúng dịp đầu xuân, vua họp mặt tất cả các vị hoàng tử lại và bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các vị hoàng tử đua nhau lên rừng, xuống biển những mong tìm kiếm được sơn hào hải vị dâng biếu vua cha. Chỉ riêng có hoàng tử thứ 18 là Tiết Liêu (Lang Liêu) - sống có đức, rất hiểu thảo với cha mẹ - do mẹ mất sớm không có ai chỉ lối nên vô cùng lo lắng. Một hôm, hoàng tử nằm mộng được vị Thần đến bảo "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Khi Hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua cha món bánh chưng, bánh dày, vua ăn thấy ngon lại rất ý nghĩa nên bèn truyền ngôi cho hoàng tử. Cũng kể từ đó,  mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Về mặt lịch sử, bánh chưng xanh gắn với nền văn hóa Lạc Việt, được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái. Thời điểm ra đời của chiếc bánh chưng xanh cũng trùng với giai đoạn vừa dẹp xong giặc Ân.  Đây là loại bánh chính thống và lâu đời của Việt Nam.

Bánh chưng xanh có hình dáng vuông vức, phân biệt rạch ròi với bánh Tét dài ở một số vùng miền. Bánh vuông tượng trưng cho đất, những mong năm mới mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc. 

 ngoài xanh lá dong xanh

Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu 

Gói nghĩa tình, gói yêu thương

Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Như vậy, gói bánh chưng không đơn thuần chỉ là gói ghém các nguyên liệu, mà còn là gói nghĩa tình, gói cả yêu thương giữa con người với con người. 

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. 

 

Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh. 

 

Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.

Cũng bởi thời gian luộc lâu và cần sự tỉ mỉ khi luộc nên ngồi trông nồi bánh chưng chiều 30 tết cũng trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đặc biệt là tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi bánh gần chín, mùi thơm của gạo nếp quyện với lá xong, thịt mỡ, dưa hành… khiến chúng đứng ngồi không yên, háo hức ngóng những chiếc bánh thơm ngon ra lò. Bởi thế mà khi lớn lên đi xa xứ mưu sinh, mỗi độ Tết đến, dù đang ở đâu, lòng những người con luôn hướng về quê nhà, về nguồn cội. 

 Bánh chưng xanh của người Việt trở thành món ẩm thực truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết. Nhiều người Việt ở nước ngoài không có điều kiện về quê ăn tết cũng đã ngồi bên nhau, xúng xính chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh. Bởi vậy mới nói, từ khâu gói bánh đến luộc bánh chưng đều thể hiện sự sum vầy, đầm ấm: gói bánh gói cả yêu thương. 

Bánh chưng dâng lên ông bà tổ tiên, có mặt trong dịp dỗ Tổ mùng 10 tháng 3 và nhiều dịp tế tế quan trọng. Đó là lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, gợi nhớ truyền thống dựng nước giữ nước của những bậc anh hùng dân tộc. Bánh chưng có thể có ở nhiều nơi nhưng món bánh chưng xanh vuông vức gói lá dong chỉ có ở Việt Nam, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Ở một tầng nghĩa cao hơn nữa, bánh chưng còn gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó và trở thành cây lương thực quan trọng. Lúa mang cả ý nghĩa vật chất và tinh thần, thể hiện sự no đủ, bởi vật mà vạn vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo. Vì vậy mà nguyên liệu chính của bánh chưng là hạt gạo. Gói bánh chưng là ghém một nền văn hóa, văn minh lúa nước truyền thống lâu đời của người Việt, là gửi gắm mong muốn, hy vọng của người dân về một năm mới an khang thịnh vượng, vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu.

 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh 

 

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần càng no đủ, tươm tất, mâm cỗ ngày Tết của người Việt càng trở nên phong phú, hấp dẫn. Thế nhưng, bánh chưng vẫn là một món bánh cổ truyền không thể thiếu. Hơn cả một món ăn thông thường, bánh chưng là bản sắc văn hóa, là nét đẹp ẩm thực, là văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đó còn là tình yêu thương, gắn kết giữa cho người với con người được truyền tụng từ quá khứ đến hiện tại và mãi mãi về sau. 

0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Nếu người Hàn Quốc tự hào vì có kim chi, canh bánh gạo với vị cay nồng đặc trưng, người Trung Hoa có món Tổ mang ý nghĩa năm mới tốt đẹp hơn năm cũ thì dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam lại không thể thiếu món bánh chưng xanh làm từ gạo nếp dẻo thơm. Đó vừa là biểu tượng của sự đầm ấm, sum vầy, sinh sôi nảy nở của vạn vật, vừa thể hiện được lòng biết ơn của con cháu đối với Tổ Tiên, các bậc vua Hùng có công dựng nước. Và hơn thế nữa, bánh chưng còn có ý nghĩa rất lớn trong  nền văn minh lúa nước của người Việt. 

 

Bánh chưng gắn liền với sự tích “Bánh chưng, bánh dày” và vị hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6. Theo đó, sau khi dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con trai. Vừa đúng dịp đầu xuân, vua họp mặt tất cả các vị hoàng tử lại và bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho". Các vị hoàng tử đua nhau lên rừng, xuống biển những mong tìm kiếm được sơn hào hải vị dâng biếu vua cha. Chỉ riêng có hoàng tử thứ 18 là Tiết Liêu (Lang Liêu) - sống có đức, rất hiểu thảo với cha mẹ - do mẹ mất sớm không có ai chỉ lối nên vô cùng lo lắng. Một hôm, hoàng tử nằm mộng được vị Thần đến bảo "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành". Khi Hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua cha món bánh chưng, bánh dày, vua ăn thấy ngon lại rất ý nghĩa nên bèn truyền ngôi cho hoàng tử. Cũng kể từ đó,  mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

Về mặt lịch sử, bánh chưng xanh gắn với nền văn hóa Lạc Việt, được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái. Thời điểm ra đời của chiếc bánh chưng xanh cũng trùng với giai đoạn vừa dẹp xong giặc Ân.  Đây là loại bánh chính thống và lâu đời của Việt Nam.

Bánh chưng xanh có hình dáng vuông vức, phân biệt rạch ròi với bánh Tét dài ở một số vùng miền. Bánh vuông tượng trưng cho đất, những mong năm mới mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, nảy nở, nhân dân có cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc. 

 ngoài xanh lá dong xanh

Bên trong nếp đỗ mỡ hành hạt tiêu 

Gói nghĩa tình, gói yêu thương

Dẻo thơm từ thuở Lang Liêu tới giờ.

Như vậy, gói bánh chưng không đơn thuần chỉ là gói ghém các nguyên liệu, mà còn là gói nghĩa tình, gói cả yêu thương giữa con người với con người. 

Nguyên liệu làm bánh chưng gồm: lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hành, tiêu… Mỗi nguyên liệu đều được chọn lọc kỹ càng. Lá dong chọn lá xanh đậm, có gân chắc, lá to không bị rách hoặc héo rũ, sau đó đem rửa sạch, phơi qua nắng để lá héo sẽ dễ gói hơn. Gạo nếp phải chọn loại thơm và dẻo, hạt đều đặn, đem vo qua nước rồi ngâm 2 - 3 tiếng để hạt gạo nở đều, khi luộc sẽ nhanh chín hơn. Đậu xanh xát bỏ vỏ, đun nhừ rồi vo thành từng viên tròn để làm nhân. Riêng với thịt lợn, người làm bánh chọn miếng thịt có cả mỡ và nạc, thường là thịt ba chỉ để đảm bảo độ ngầy ngậy, không bị quá khô hoặc quá ngán. Ngoài ra cần phải chuẩn bị thêm lạt giang chẻ mong, ngâm qua nước để buộc bên ngoài bánh. Tất cả các nguyên liệu này chính là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, vùng có khí hậu quanh năm nóng ẩm, nhiệt đới mang tính truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. 

 

Khó nhất trong cách làm bánh chưng chính là khâu gói bánh. Người gói đòi hỏi phải có tay nghề, sự tỉ mỉ, kiên trì và khéo léo thì bánh mới vuông vức, đều đặn, đẹp và chắc tay. Đầu tiên, xếp 2 tàu lá dong úp xuống, hơi chồng lên nhau. Sau đó, xếp tiếp 2 lá mặt ngửa theo hình chữ thập lên trên rồi đặt khuôn gói vào chính giữa. Gói lần lượt các mặt lá xung quanh thành hình vuông của khuôn rồi đặt một khuôn mới, vuông và to hơn phía ngoài. Đến đây, mở lá lấy khuôn ở phía trong ra, rải lần lượt nguyên liệu vào bên trong, gạo nếp thì phủ kín 2 mặt lại, dàn đều và gói cẩn thận. Khâu gói bánh đòi hỏi phải chắc tay, cẩn thận buộc từng dây lạt để bánh không bị méo mó, không bị vỡ khi luôn chín. Khó là khó vậy nhưng lạ thay, cả già trẻ, gái trai đều quây quần, háo hức được gói bánh. 

 

Luộc bánh chưng phải luộc bếp củi, thời gian từ 8 - 10 tiếng thì bánh mới mềm, thơm ngon. Trong quá trình luộc phải luôn canh để lửa đều, vừa phải trong nồi có đủ nước. Được một nửa thời gian thì lật bánh, đổi vị trí của những chiếc bánh để không bị đập nát hoặc nhão. Đến khi bánh chín, vớt ra, xếp thành từng lớp rồi dùng vật nặng nén lại nhưng vậy, bánh sẽ rền, mịn, phẳng và chắc hơn.

Cũng bởi thời gian luộc lâu và cần sự tỉ mỉ khi luộc nên ngồi trông nồi bánh chưng chiều 30 tết cũng trở thành một nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đặc biệt là tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi bánh gần chín, mùi thơm của gạo nếp quyện với lá xong, thịt mỡ, dưa hành… khiến chúng đứng ngồi không yên, háo hức ngóng những chiếc bánh thơm ngon ra lò. Bởi thế mà khi lớn lên đi xa xứ mưu sinh, mỗi độ Tết đến, dù đang ở đâu, lòng những người con luôn hướng về quê nhà, về nguồn cội. 

 Bánh chưng xanh của người Việt trở thành món ẩm thực truyền thống không thể thiếu trong ngày Tết. Nhiều người Việt ở nước ngoài không có điều kiện về quê ăn tết cũng đã ngồi bên nhau, xúng xính chuẩn bị nguyên liệu và gói bánh. Bởi vậy mới nói, từ khâu gói bánh đến luộc bánh chưng đều thể hiện sự sum vầy, đầm ấm: gói bánh gói cả yêu thương. 

Bánh chưng dâng lên ông bà tổ tiên, có mặt trong dịp dỗ Tổ mùng 10 tháng 3 và nhiều dịp tế tế quan trọng. Đó là lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, gợi nhớ truyền thống dựng nước giữ nước của những bậc anh hùng dân tộc. Bánh chưng có thể có ở nhiều nơi nhưng món bánh chưng xanh vuông vức gói lá dong chỉ có ở Việt Nam, thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc.

Ở một tầng nghĩa cao hơn nữa, bánh chưng còn gắn liền với nền văn minh lúa nước của người Việt. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã gắn bó và trở thành cây lương thực quan trọng. Lúa mang cả ý nghĩa vật chất và tinh thần, thể hiện sự no đủ, bởi vật mà vạn vật trong trời đất không có gì quý bằng gạo. Vì vậy mà nguyên liệu chính của bánh chưng là hạt gạo. Gói bánh chưng là ghém một nền văn hóa, văn minh lúa nước truyền thống lâu đời của người Việt, là gửi gắm mong muốn, hy vọng của người dân về một năm mới an khang thịnh vượng, vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu.

 

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu ngày Tết bánh chưng xanh 

 

Khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần càng no đủ, tươm tất, mâm cỗ ngày Tết của người Việt càng trở nên phong phú, hấp dẫn. Thế nhưng, bánh chưng vẫn là một món bánh cổ truyền không thể thiếu. Hơn cả một món ăn thông thường, bánh chưng là bản sắc văn hóa, là nét đẹp ẩm thực, là văn minh lâu đời của dân tộc Việt Nam. Đó còn là tình yêu thương, gắn kết giữa cho người với con người được truyền tụng từ quá khứ đến hiện tại và mãi mãi về sau. 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 276 lượt xem
Viết bài văn thuyết minh cách làm bánh chưng ngày Tết
đã hỏi 23 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
  • ngữ-văn
+4 phiếu
5 câu trả lời 1.2k lượt xem
vì sao nói truyền thuyết bánh chưng bánh giầy phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước?  
đã hỏi 27 tháng 10, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi
0 phiếu
2 câu trả lời 2.8k lượt xem
đã hỏi 7 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi CHU NGUYỄN Tram anh
0 phiếu
4 câu trả lời 10.3k lượt xem
đã hỏi 24 tháng 8, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi son tung mtp Học sinh (116 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 384 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 83 lượt xem
dựa vào các chi tiết trong văn bản bánh chưng bánh giầy,em hãy chứng minh lang liêu có những phẩm chất tốt đẹp,xứng đáng được truyền ngôi
đã hỏi 13 tháng 9, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
+3 phiếu
1 trả lời 391 lượt xem
Tại sao nhân dân ta lại có truyền thống làm bánh chưng vào Tết ?
đã hỏi 8 tháng 2, 2018 trong Khác bởi hongkien123 Cử nhân (1.6k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 12.7k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 138 lượt xem
đã hỏi 27 tháng 2, 2022 trong Khác bởi phamngoctienpy1987844 Phó giáo sư (50.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 2.7k lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. Darling_274

    1 Điểm

  2. KIMANH2005

    1 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...