Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
121 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Rubik's cube Thần đồng (1.4k điểm)
Nêu ý ngĩa của câu tục ngữ: "Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền" và điều đó có lí hay không?

(các bạn cố gắng giúp mình nhé! Cảm ơn nhiều!)
đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Fox The Kid Thạc sĩ (6.0k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Rubik's cube
 
Hay nhất

Nhân dân ta đã bao đời gắn bó với nền nông nghiệp vì thế mà người nhà quê có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc phát triển các nghề như làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thả cá… Những nghề ấy thực sự đã trở thành những kế sinh nhai cho đồng bào ta ở nông thôn. Câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là một bài học trong những phương cách làm ăn ấy.

Nội dung chủ đạo của câu tục ngữ nêu trên là nói về thứ tự vai trò các nghề nghiệp đem lại lợi ích kinh tế cho các hộ nông dãn. Nhất canh trì: trì là ao, canh trì nghĩa là đào ao thả cá. Nhị canh viên: viên là vườn, canh viên là nghề làm vườn Và canh điền là một từ quen thuộc nghĩa là làm ruộng. Như vậy khi sắp xếp thứ tự vai trò các nghề thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là một nghề đem lại lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bèn và có ý nghĩa dài lâu.

Câu tục ngữ trên khá đúng và cũng là một kinh nhiệm quý bởi đào ao thả cá và làm vườn xét cả về yếu tố chủ quan lẫn khách quan thì độ chắc chắn về lợi ích kinh tế đều lớn hơn làm ruộng. Tuy nhiên kinh nghiệm này không phải lúc nào cũng đúng vì hoàn cảnh địa lí ở các vùng không phải chỗ nào cũng giống nhau. Ví như sống ở núi cao thì chắc chắn không thể chọn canh  trì là phương án sinh nhai số một được. Nói như vậy nghĩa là câu tục ngữ còn một bài học khác. Bài học lớn ấy phải biết khai thác, biết tận dụng tốt các điều kiện tự nhiên để làm kinh tế, có như vậy hiệu quả lao động mới cao.

Ngày nay khi khoa học kĩ thuật đã có nhiều đóng góp quan trọng vào cuốc sống thì dường như câu nói của dân gian ta lại càng đúng đắn hơn. Nhìn vào nền Kinh tế và bộ mặt của nông thôn trong những năm qua, chắc chắn chúng ta phải ghi nhận vai trò của nghề làm vườn và nghè cá. Tất nhiên sản lượng lúa gạo vẫn tăng lên dần dần theo các năm cũng đã nói lên được rất nhiều điều. Sự phát triển mạnh mẽ của ba nghề ấy quả thực đã khẳng định được những thế mạnh chủ đạo trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn trên khắp các vùng miền của đất nước ta – một đất nước gắn bó lâu đời với các nghề nông nghiệp.

0 phiếu
bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
Ý nghĩa : 

Nói đến thứ tự nhuận lợi của các ngành nghề !!!!!!

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 238 lượt xem
tục ngữ thể hiện tri thức của nhân dân . bằng kiến thức của mình ,em hãy làm rõ ý kiến trên.
đã hỏi 13 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nguyễn Anh
0 phiếu
2 câu trả lời 404 lượt xem
chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :' 1 cây làm chẳng lên non 3 cây chụm lại lên hòn núi cao
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 429 lượt xem
chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :"Uông nước nhớ nguồn '    
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 2.7k lượt xem
LÀM RÕ RÀNG GIÚP MÌNH RỒI MÌNH TÍCH CHO ĐẦY ĐỦ NÊU RÕ CHÚT NHÉ
đã hỏi 23 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi totonai123 Học sinh (202 điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 2.8k lượt xem
hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim"
đã hỏi 3 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi help me
0 phiếu
1 trả lời 317 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 110 lượt xem
Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "No bụng, đói con mắt" và "Mật ngọt chết ruồi"
đã hỏi 10 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
1 trả lời 93 lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lòng tham vô đáy"
đã hỏi 10 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
1 trả lời 99 lượt xem
    Cho câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" a. Câu tục ngữ trên rút gọn thành phần nào? Vì sao trong tục ngữ hay sử dụng kiểu rút gọn thành phần này? b. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ trên. Lấy ví dụ câu tục ngữ khác có nội dung tương tự.
đã hỏi 27 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
8 câu trả lời 20.7k lượt xem
khó quá giúp mình nhé cảm ơn nhiều
đã hỏi 31 tháng 12, 2015 trong Ngữ văn lớp 7 bởi thanhhien7a4 Thần đồng (808 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...