Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
7.4k lượt xem
trong Thông tin & hướng dẫn bởi
Em hãy viết cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu hoặc việc làm, hoạt động của thanh thiếu nhi giúp đỡ các gia đình thương binh - liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng hoặc công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương của em ( bài viết trên khổ giấy a4 và không quá 1000 từ 
đã đóng
bởi huyheo1006 Học sinh (111 điểm)
sao cậu không tự trả lời đi
bởi huyheo1006 Học sinh (111 điểm)
tôi nói đùa thôi

4 Trả lời

0 phiếu
bởi ❣✿~Nikki~✿❣ Học sinh (262 điểm)
tham khảo bài viết về kim đồng nha

Kim Đồng - người Đội trưởng đầu tiên của Đội, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. 

Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, Kim Đồng giúp mẹ làm đủ việc trong nhà, ở rừng, ở rẫy. Khi nhận công tác giao liên, Kim Đồng luôn hoàn thành nhiệm vụ. Kim Đồng vừa gan dạ, vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật và mọi cuộc họp của cán bộ. Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao vây, chỉ còn cách nhờ bạn lẻn lối khác về báo cấp tốc, còn mình đánh động để lính chú ý đến mình. Quả nhiên, tên lính bị lừa, tên gần nhất đã thẳng tay nhắm bắn anh. Tiếng súng cũng là tiếng báo động để các cán bộ đang họp thoát nạn. Nhưng chính Kim Đồng gục ngã bên bờ suối ở tuổi 15, hôm ấy là ngày 15/2/1943. 

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 
0 phiếu
bởi HuyenNguyenCute123 Thần đồng (895 điểm)
+ KIM ĐỒNG: Người Đội trưởng đầu tiên của Đội, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. 

Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, Kim Đồng giúp mẹ làm đủ việc trong nhà, ở rừng, ở rẫy. Khi nhận công tác giao liên, Kim Đồng luôn hoàn thành nhiệm vụ. Kim Đồng vừa gan dạ, vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật và mọi cuộc họp của cán bộ. Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao vây, chỉ còn cách nhờ bạn lẻn lối khác về báo cấp tốc, còn mình đánh động để lính chú ý đến mình. Quả nhiên, tên lính bị lừa, tên gần nhất đã thẳng tay nhắm bắn anh. Tiếng súng cũng là tiếng báo động để các cán bộ đang họp thoát nạn. Nhưng chính Kim Đồng gục ngã bên bờ suối ở tuổi 15, hôm ấy là ngày 15/2/1943. 

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 

+ LÊ VĂN TÁM: Ngọn đuốc sống 

Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Tên em là Tám. 

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này. 

Sau mấy hôm dò la quan sát địch, Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy như bay vào chỗ để xăng và xoè diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ bom đạn. Tiếng nổ rầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố. 

Lê Văn Tám đã hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành phố Sài Gòn hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác, của dân tộc Việt Nam. 

+TRẦN VĂN CHẨM: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam 

Trần Văn Chẩm sinh năm 1948 ở Phước Vĩnh An – Củ Chi, anh luôn được mọi người yêu mến. Sau khi nghe tin một cán bộ quen biết bị tên đại diện Chưng bắt, đánh gãy chân rồi đưa về quận trưởng giết chết, thì từ đó, anh Chẩm trở nên lầm lì ít nói, để ý đến tên Chưng và mày mò tạo súng từ sườn xe đạp cũ. Hôm ấy, tên Chưng đi đâu về ghé uống nước ở quán chú Tư Lên, chợt có hai cậu bé đi học về đội nón che nửa mặt vào quán hỏi mua thuốc lá. Ngậm điếu thuốc lên miệng, cậu thò tay vào túi lấy hộp quẹt, không ngờ cậu lấy ra khẩu súng chỉa vào mặt tên Chưng và bắn, tiếng nổ vang lên kết liễu tên ác ôn. Hôm khác, Chẩm dò la tin tức và định giết tên cảnh sát Long nhưng bị chúng phục kích bắt được. Tên Long giận dữ, tra tấn, đánh đập, chặt đầu anh khi nghe Chẩm nói : “Tao còn tính giết cả mày nữa đấy!”, sau đó tên Long đã bêu đầu người chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi trước cổng đồn. Sự hy sinh của anh Chẩm đã góp phần thắp lên ngọn lửa chiến đấu trong lòng người dân Củ Chi. 

+ NGUYỄN BÁ NGỌC: Quên mình hy sinh 

Là học sinh lớp 4B trường cấp 1 xã Quang Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 04/4/1965, máy bay Mỹ ném bom bắn phá, lúc ấy người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã chạy xuống hầm chợt nghe nhà bên có tiếng khóc to, không chút chần chờ, Ngọc nhào lên chạy sang nhà Khương thì thấy bạn đã bị thương, còn hai em nhỏ của Khương đang kêu khóc. Ngọc vội bế và dìu hai em xuống hầm, gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom và anh đã bị trúng đạn vào lưng rất nguy hiểm. Sau khi cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng nên Nguyễn Bá Ngọc đã hy sinh vào lúc 02 giờ sáng ngày 05/4/1965 tại bệnh viện. 

Tấm gương dũng cảm của Nguyễn Bá Ngọc đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ và Huân chương Chiến công Hạng Ba. Với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm, Nguyễn Bá Ngọc là tấm gương sáng tuổi xanh. 

Bảy mươi hai năm ghi dấu một chặng đường phát triển và trưởng thành của tổ chức Đội với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những nhà lãnh đạo, những công dân ưu tú của xã hội, những tiến sỹ, kỹ sư, bác sỹ, những nhà khoa học, thầy cô giáo, những công nhân có bàn tay vàng… Hôm nay đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn và sự chăm lo của toàn xã hội, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đang có những thuận lợi, thời cơ mới để tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, xây dựng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.

MÌNH CÓ THAM KHỎA MẠNG ĐÓ
0 phiếu
bởi huyheo1006 Học sinh (111 điểm)
các bạn trả lời giúp đi
0 phiếu
bởi lekimxuyen28 Học sinh (220 điểm)
+ KIM ĐỒNG: Người Đội trưởng đầu tiên của Đội, Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Việt Nam. 

Tên thật của Kim Đồng là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, Kim Đồng giúp mẹ làm đủ việc trong nhà, ở rừng, ở rẫy. Khi nhận công tác giao liên, Kim Đồng luôn hoàn thành nhiệm vụ. Kim Đồng vừa gan dạ, vừa mưu trí, luôn có sáng kiến bảo vệ tài liệu mật và mọi cuộc họp của cán bộ. Lần cuối cùng canh gác để cán bộ họp bất thường, Kim Đồng thấy lính bao vây, chỉ còn cách nhờ bạn lẻn lối khác về báo cấp tốc, còn mình đánh động để lính chú ý đến mình. Quả nhiên, tên lính bị lừa, tên gần nhất đã thẳng tay nhắm bắn anh. Tiếng súng cũng là tiếng báo động để các cán bộ đang họp thoát nạn. Nhưng chính Kim Đồng gục ngã bên bờ suối ở tuổi 15, hôm ấy là ngày 15/2/1943. 

Anh đã nêu một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. 

+ LÊ VĂN TÁM: Ngọn đuốc sống 

Năm ấy, ở gần chợ Đa Kao thành phố Sài Gòn có một em bé con nhà nghèo phải đi bán lạc rang, đánh giày để kiếm sống. Tên em là Tám. 

Lê Văn Tám thường lân la tới những nơi có quân Pháp đóng để bán hàng, đánh giầy. Tám tỏ ra hiền lành, nhút nhát nên được bọn lính Pháp để cho đi qua, đi lại và dần dần quen mặt em. Tại Thị Nghè, có một kho xăng, đạn lớn của địch. Hình ảnh những hòm đạn, những trái bom hiện ra trong trí nhớ của Tám cùng những cảnh tàn phá, giết chóc dã man của địch đối với đồng bào ta đã thôi thúc em tính đến việc làm táo bạo. Tám nảy ra ý định sẽ phá kho xăng đạn này. 

Sau mấy hôm dò la quan sát địch, Tám giấu dầu xăng trong người, thản nhiên khoác hòm lạc rang đến bán cho lính như thường lệ. Lợi dụng lúc bọn địch không để ý Tám chạy như bay vào chỗ để xăng và xoè diêm. Dầu xăng trong người Tám bốc cháy và bén luôn vào thùng xăng gần nhất. Thế là cả kho xăng bốc cháy đùng đùng rồi lan tới chỗ bom đạn. Tiếng nổ rầm trời, khói lửa mịt mù cả thành phố. 

Lê Văn Tám đã hy sinh và để lại trong trí nhớ nhân dân Thành phố Sài Gòn hình ảnh: Em bé đuốc sống của thành phố mang tên Bác, của dân tộc Việt Nam. 

+TRẦN VĂN CHẨM: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam 

Trần Văn Chẩm sinh năm 1948 ở Phước Vĩnh An – Củ Chi, anh luôn được mọi người yêu mến. Sau khi nghe tin một cán bộ quen biết bị tên đại diện Chưng bắt, đánh gãy chân rồi đưa về quận trưởng giết chết, thì từ đó, anh Chẩm trở nên lầm lì ít nói, để ý đến tên Chưng và mày mò tạo súng từ sườn xe đạp cũ. Hôm ấy, tên Chưng đi đâu về ghé uống nước ở quán chú Tư Lên, chợt có hai cậu bé đi học về đội nón che nửa mặt vào quán hỏi mua thuốc lá. Ngậm điếu thuốc lên miệng, cậu thò tay vào túi lấy hộp quẹt, không ngờ cậu lấy ra khẩu súng chỉa vào mặt tên Chưng và bắn, tiếng nổ vang lên kết liễu tên ác ôn. Hôm khác, Chẩm dò la tin tức và định giết tên cảnh sát Long nhưng bị chúng phục kích bắt được. Tên Long giận dữ, tra tấn, đánh đập, chặt đầu anh khi nghe Chẩm nói : “Tao còn tính giết cả mày nữa đấy!”, sau đó tên Long đã bêu đầu người chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi trước cổng đồn. Sự hy sinh của anh Chẩm đã góp phần thắp lên ngọn lửa chiến đấu trong lòng người dân Củ Chi. 

+ NGUYỄN BÁ NGỌC: Quên mình hy sinh 

Là học sinh lớp 4B trường cấp 1 xã Quang Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 04/4/1965, máy bay Mỹ ném bom bắn phá, lúc ấy người lớn đã ra đồng làm việc, trong nhà chỉ có trẻ em. Nghe tiếng máy bay, Ngọc đã chạy xuống hầm chợt nghe nhà bên có tiếng khóc to, không chút chần chờ, Ngọc nhào lên chạy sang nhà Khương thì thấy bạn đã bị thương, còn hai em nhỏ của Khương đang kêu khóc. Ngọc vội bế và dìu hai em xuống hầm, gần tới nơi trú ẩn thì giặc lại thả bom và anh đã bị trúng đạn vào lưng rất nguy hiểm. Sau khi cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc mới tái mặt, lả đi. Vết thương quá nặng nên Nguyễn Bá Ngọc đã hy sinh vào lúc 02 giờ sáng ngày 05/4/1965 tại bệnh viện. 

Tấm gương dũng cảm của Nguyễn Bá Ngọc đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sỹ và Huân chương Chiến công Hạng Ba. Với ý chí kiên cường và lòng dũng cảm, Nguyễn Bá Ngọc là tấm gương sáng tuổi xanh. 

Bảy mươi hai năm ghi dấu một chặng đường phát triển và trưởng thành của tổ chức Đội với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những nhà lãnh đạo, những công dân ưu tú của xã hội, những tiến sỹ, kỹ sư, bác sỹ, những nhà khoa học, thầy cô giáo, những công nhân có bàn tay vàng… Hôm nay đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn và sự chăm lo của toàn xã hội, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đang có những thuận lợi, thời cơ mới để tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, xây dựng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 2.0k lượt xem
viết cảm nhận về một gương thanh niên tiêu biểu hoặc việc làm giúp đỡ Thương binh - Liệt sĩ, người có công với Cách mạng
đã hỏi 21 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi anhaksvip Thần đồng (813 điểm)
  • lịch-sử-lớp-7
0 phiếu
6 câu trả lời 1.1k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 519 lượt xem
Cảm Nghĩ về vài nét âm nhạc thiếu nhi Việt Nam
đã hỏi 18 tháng 3, 2018 trong Mỹ thuật-Âm nhạc THCS bởi cgoto2005 Học sinh (223 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 226 lượt xem
Tập làm văn : "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm" là 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Trong đó thật thà, trung thực là 1 đức tính rất cần thiết với mỗi người. Em hãy kể lại 1 câu chuyện về sự trung thực của em hoặc các bạn hs trong trường hay của mọi người xung quanh để cùng nhau học tập, noi theo (In đậm câu văn có vận dụng yếu tố miêu tả + biểu cảm).
đã hỏi 12 tháng 12, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 2.3k lượt xem
Trong thư gửi học sinh và các cháu thiếu niên,nhi đồng,Bác Hồ viết: ''Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.'' Bằ ... ng hiểu biết của mình(qua thơ văn và thực tế),em hãy chứng minh.
đã hỏi 23 tháng 6, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lf_ Thạc sĩ (8.7k điểm)
+3 phiếu
1 trả lời 180 lượt xem
SELFOMY CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 2023 Ngày Quốc tế Thiếu nhi - 1/6, một dịp trọng đại, luôn được tôn vinh và ghi nhớ trong lòng chúng ta, ... được tổ chức vào ngày nào? A. 5/5 B. 6/5 C. 7/5 D. 8/5
đã hỏi 31 tháng 5, 2023 trong Thông tin từ BQT bởi selfomyhoidap ● Ban Quản Trị Cử nhân (3.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 55 lượt xem
0 phiếu
4 câu trả lời 4.3k lượt xem
đã hỏi 28 tháng 8, 2016 trong Khác bởi Người tình ánh trăng Thần đồng (787 điểm)
+3 phiếu
0 câu trả lời 72 lượt xem
Tập làm văn : Trong thư gửi thiếu niên nhi đồng, Bác Hồ viết :  Ai yêu các nhi đồng Bằng Bác Hồ Chí Minh Bằng những hiểu biết của mình (qua thơ văn và thực tế), em hãy chứng minh.
đã hỏi 5 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi NicT_NaRi ● Quản Trị Viên Thạc sĩ (5.8k điểm)
  1. PTG

    288 Điểm

  2. tnk11022006452

    85 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    70 Điểm

  4. lamloc

    40 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...