Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
301 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi mm2413 Học sinh (414 điểm)

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Bài nào hay mình tick cho ạwink

đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Đào Khắn Huyền Học sinh (322 điểm)

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.



Tick giúp mình nhaa

bởi Dương Thu Hoài Thần đồng (1.1k điểm)
hay quá pn ơi!!!
bởi Dương Thu Hoài Thần đồng (1.1k điểm)
!!!!!!!!!!!!!!!!!
mk s tick dc???mk có đặt câu hỏi đâu!!!
bởi Đào Khắn Huyền Học sinh (322 điểm)
hahhaha à ừm mình không để ý :v hihi
0 phiếu
bởi samac0505 Cử nhân (4.2k điểm)

. Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.

->

bởi samac0505 Cử nhân (4.2k điểm)

. ->“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 93 lượt xem
Theo mẫu: Vì 22 = 4 nên √4 = 2. Hãy hoàn thành bài tập sau a) Vì 52 = ... nên √ = 5 b) Vì 7 ... . = 49 nên ... = 7 c) Vì 1 ... = 1 nên √1 =  
đã hỏi 28 tháng 6, 2018 trong Toán lớp 7 bởi Nightcore Music Thần đồng (803 điểm)
  1. luckyyhappyy07687

    305 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    165 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...