Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
2.4k lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi
Nêu pháp luật thời đinh tiền lê

Giúp mình nhé ! Cảm ơn các bạn nhiều lắm :) 
đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi I'm King Thần đồng (1.4k điểm)

 PHÁP LUẬT
Pháp luật Ngô – Đinh – Tiền Lê chỉ được phản ánh quá ít ỏi trong Đại Việt sử kí toàn thư. Năm 939, Ngô Quyền “ chế đinh triều nghi phẩm phục”. Năm 950, Ngô Xương Văn bảo hai viên chỉ huy sứ Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạch rằng: “Đức của tiên vương ta (tức Ngô Quyền) thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnh ban ra không ai không vui lòng nghe theo”. Năm 968 Đinh Tiên Hoàng “ muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi, hạ lệnh rằng: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn”. Mọi người đều sợ phục, không ai dám phạm, vua “ đặt triều nghi”. Năm 1002, vua Lê Đại Hành “ định luật lệnh”. Năm 1009 vua Lê Long Đỉnh “ xuống chiếu cho dấy quân và dân” ở Châu Ái để đào kênh, đắp đường. Lê Long Đỉnh tính hiếu sát, phàm người bị hành hình, hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt, để cho lửa cháy gần chết, hoặc sai kép hát người nước Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn dao cùn xẻo từng mảnh, để cho không được chết chóng. Người ấy đau đớn kêu gào thì Thủ Tâm nói đùa rằng: “Nó không quen chịu chết”. Vua cả cười. Đi đánh dẹp bắt được tù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao duới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên, ngập nước mà chết, vua thân đến xem lấy làm vui. Có lần vua đi đến sông Ninh, sông ấy nhiều rắn, vua sai trói người vào mạn thuyền, đi lại giữa dòng muốn cho rắn cắn chết. Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết lợn trước, rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Có lần dóc mía ở trên đầu sư Quách Ngang, giả vờ lỡ tay làm đầu sư bị thương chảy máu rồi cả cười. Hoặc nhân yến tiệc, giết mèo cho các vương ăn, ăn xong, lấy đầu mèo giơ lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên. Vua có nói câu gì thì bọn ấy nhao nhao pha trò cuời để cho loạn lời tâu việc của các quan chấp chính. Lại lấy con thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn”.
Ngoài ra, theo Tống Sử, thời Tiền Lê, quan lại “tả, hữu có lỗi nhỏ cũng giết đi, hoặc đánh từ 100 roi đên 200 roi. Bọn quan giúp việc, ai hơi có việc gì làm phật ý cũng đánh từ 30 dến 50 roi, truất xuống làm tên gác cổng, khi hối hận lại gọi về cho làm quân cũ 
Tuy với nguồn sử liệu quá ít ỏi, rời rạc và phiến diện như trên, nhưng qua đó có thể hình dung ra một vài nét về pháp luật của các vương triều Ngô – Đình – Tiền Lê.
1. Pháp luật thế kỷ X là nền pháp luật sơ khai của nhà nước tự chủ, còn đơn giản, sơ sài và phiến diện. Pháp luật lúc này chưa thể phát triển được, vì các vương triều phải tập trung cho việc bình định chống cát cứ và chống ngoại xâm là chính, chưa có điều kiện bỏ nhiều công sức cho viếc xây dựng pháp luật.
2. Thời kỳ này chưa có luật pháp thành văn. Trong sử sách đôi chỗ cũng thấy nói hiện tượng vua “chế định triều nghi phẩm phục”,… Pháp luật thành văn có những văn bản gì, thì không thấy nói trong sử sách.
Trong quá trình điều hành và quản lý Nhà nước, đã dần hình thành những tập quán chính trị. Từ thời Đinh trở đi, các hoàng đế thường phong tước vương cho những người con trai của mình va trong số đó, một số hoàng tử được cắt cử đi trấn giữ, cai quản một số vùng quan trọng của đất nước. Trong thời kỳ này mỗi vua thường lập nhiều hoàng hậu, Đinh Tiên Hoàng có 5 hậu, Lê Đại Hành cũng có 5 hậu, Lê Ngoại Triều lập 4 hậu, tập quán này còn kéo dài tới thời Lý. Các vua Ngô – Đinh – Tiền Lê thường mời những cao tăng làm chính trị, bổ chức quan và dao công việc cho họ. Họ là những tăng quan “nghiệp dư”, lúc làm việc cho nước thì vào triều đình, khi xong việc thì lui về chùa.
Tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh một số lĩnh vực trọng yếu xác lập và điều chỉnh một số lĩnh vực trọng yếu, cấp bách như quan chế, quân sự. Ngoài luật pháp của triều đình, luật tục vẫn giữ vai trò quan trọng và rộng khắp trong việc điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội. Đó là những lệ của các làng xã cổ truyền. Những lệ này có hiệu lực không gian rộng khắp là các làng xã và chủ yếu điều chỉnh các quan hệ trong các lĩnh vực ruộng đất, hôn nhân và gia đình,… Người dân làng xã bấy giờ chủ yếu sống theo lệ, chứ ít khi bị luật pháp của triều đình chi phối.
3. Về tính chất của pháp luật thế kỷ X, căn cứ vào một số hiện tượng ghi trong sử sách, nhiều người xưa nay cho rằng, luật pháp Ngô-Đinh-Tiền Lê mang tính rất hà khắc và tàn bạo. Thực ra không phải hoàn toàn như vậy. Trong thời cổ trung đại ở các nước không thiếu những biện pháp hình sự dã man tàn bạo. Nhưng phải xem xet nó trong những hoàn cảnh cụ thể, những đối tượng cụ thể thì mới đánh giá được đúng. Nước Đại Cồ Việt vừa mới dựng lên, kỷ cương chưa đầy đủ, trật tự xã hội chưa ổn định, các thế lực cát cứ thường xuyên chống đối quyết liệt vương quyền, nên Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành phải dùng đến những biện pháp khắc nghiệt, ghê gớm để thị uy,trừng trị những kẻ cát cứ ly khai, chống đối, chứ không phải áp dụng với toàn dân. Những biện pháp ấy chưa thể xem là pháp luật cơ bản của nhà nước, lại càng kkhông thể coi đó là linh hồn của pháp luật bấy giờ. Những hành vi xử sự tàn ác của Lê Long Đĩnh có lẽ chỉ là lối sống hiếu sát, tư cách bất nhân tự phát, tùy tiện của một hôn quân vô đạo, chứ khó có thể coi là pháp luật thành văn.
Hơn nữa, nhìn nhận về luật pháp thế kỷ X phải nhìn nhận một cách tổng thể. Trong pháp luạt nói chung, bộ phận lệ làng vẫn chiếm tỉ trọng lớn cả về số lượng, đối tượng điều chỉnh hiệu lực và hiệu quả, vẫn bảo lưu những truyền thống dân chủ có từ xa xưa. Trước nhu cầu chống ngoại xâm, chống thiên tai, nhất là nhu cầu bình định các thế lực cát cứ, nên các vương triều Ngô-Đinh-Tiền Lê không thể không tranh thủ sự ủng hộ của các làng xã, không thể không kế thừa quốc sách của họ Khúc trước đó là “Chính sự cốt chuộng khoan dung dản dị, nhân dân được yên vui”. Hay nói cách khác, do điều kiện khách quan, mối quan hệ giữa nhà nước với công xã bấy giờ là một thứ quan hệ lưỡng hợp, nhà nước vừa có mặt đối lập với công xã, thể hiện ở sự bóc lột các thành viên công xã qua công xã và coi công xã như một đơn vị bóc lột vừa phải có mặt đại diện cho công xã, thể hiện những lợi ích chung của công xã và nhà nước, về mặt này nhà nước như: “người cha của số đông công xã” ( nói theo cách gọi của C.Mác)
Bởi vậy, pháp luật của nhà nước đối với các thế lực cát cứ.chống đối thì phải khắc nghiệt, đối với dân chúng phải “khoan dung giản dị, nhân dân được yên vui”.
Nhìn chung lại, trên cơ sở những tư liệu lịch sử quá ít ỏi hiện có, chúng ta chỉ có thể khắc họa bức tranh toàn cảnh về nhà nước và pháp luật thế kỷ X với những nét chấm phá sau đây.
- Đó là Nhà nước được sinh ra khi đất nước vừa thoát khỏi ách Bắc thuộc và bước vào thời kì độc lập, sinh ra trong một xã hội đầy biến động của nạn ngoại xâm, nạn cát cứ.
- Đó là nhà nước của nền pháp luật tự chủ, với chức năng hàng đầu của Nhà nước là chống ngoại xâm, bình định các thế lực cát cứ và xác lập kết cấu nhà nước trung ương tập quyền.
- Tổ chức bộ máy nhà nước còn đơn giản, pháp luật còn đơn sơ chưa chịu ảnh hưởng chủa Nho giáo. Nhà nước và pháp luật vừa thể hiện cao độ tính bạo lực, vừa thể hiện sự khoan thư sức dân và dựa trên nền tảng cơ sở là các công xã nông thôn đang phát triển, chưa có dấu hiệu suy thoái, giải thể
- Nhà nước và pháp luật thế kỷ X đã đặt nền tảng ban đầu cho Nhà nước và pháp luật Đại Việt sau này.

 
 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 574 lượt xem
Bạn có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời đinh tiền lê
đã hỏi 29 tháng 12, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 173 lượt xem
Bạn có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
đã hỏi 27 tháng 12, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
+1 thích
2 câu trả lời 743 lượt xem
Nêu thành tựu về kinh tế,văn hóa ở thời Đinh - Tiền Lê
đã hỏi 25 tháng 10, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi Dora-Taihoa- Thần đồng (856 điểm)
  • dora-taihoa-
  • lịch-sử-7
  • làm-nhanh-đúng-mình-tick-nha
0 phiếu
2 câu trả lời 1.8k lượt xem
Trình bày kinh tế thời Đinh-Tiền Lê ?
đã hỏi 12 tháng 11, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
+1 thích
0 câu trả lời 574 lượt xem
​​​​​Nêu sựNêu sự phát triển văn hóa thời Đinh Tiền Lê Nêu sự phát triển văn hóa thời Đinh Tiền Lê
đã hỏi 27 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi khongkhilanh2003 Học sinh (125 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 4.1k lượt xem
Hãy nêu đời sống xã hội và văn hoá thời Đinh - Tiền Lê
đã hỏi 9 tháng 10, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
+2 phiếu
2 câu trả lời 3.7k lượt xem
+1 thích
4 câu trả lời 6.0k lượt xem
[no viewer found for format: markdown]
đã hỏi 18 tháng 12, 2015 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 353 lượt xem
Những chiến công bảo vệ tổ quốc thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và nhà Lý bắt nguồn từ đâu? Ý nghĩa, tác dụng của những thành tựu xây dựng đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và nhà Lý?
đã hỏi 15 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Lê Nguyễn

HOT 1 giờ qua

  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...