Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
131 lượt xem
trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Vì sao nguyệt thực ngày 27/7/2018 sẽ kéo dài bất thường?

1 Câu trả lời

+1 thích
bởi ducanh2007 Cử nhân (1.9k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Tí Vua Đệ Nhất
 
Hay nhất

Nguyệt thực lâu nhất trong thế kỷ XXI sẽ xảy ra vào ngày 27/7 sắp tới (nửa đêm về sáng ngày 28/7 theo giờ Việt Nam), với thời gian 1 tiếng đồng hồ, trong đó có 43 phút cực đại khi Mặt Trăng đối diện với châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Nếu tính từ thời điểm bóng của Trái Đất bắt đầu làm tối vùng rìa của Mặt Trăng cho đến thời điểm Mặt Trăng trở lại sáng hoàn toàn bình thường thì phải mất 4 giờ đồng hồ.

Trong khi đó, lần nguyệt thực kế tiếp có thể quan sát được từ Bắc Mỹ, sẽ xảy ra vào ngày 21/1/2019 nhưng chỉ kéo dài tổng cộng 1 tiếng 2 phút; còn lần nguyệt thực trước đã xảy ra vào tháng 8/2017 khi Mặt Trăng đối diện lần lượt với 14 bang của nước Mỹ, thì chỉ diễn ra trong vòng 2 phút 40 giây.

Nhật thực là khi Mặt Trăng ở giữa Mặt Trời và Trái Đất và luôn luôn có thời gian ngắn hơn nguyệt thực, là khi Trái Đất ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Theo bà Kaisa Yong – Nhà thiên văn học ở Trường đại học Nicholls, Mỹ, thì sở dĩ nhật thực ngắn hơn nguyệt thực là do sự khác biệt về kích thước của 3 thiên thể này tạo ra bóng của chúng lớn nhỏ khác nhau. Giả sử chúng ta đứng ngoài không gian nhìn vào thì khi có nhật thực, bóng của Mặt Trăng nhỏ in lên hành tinh lớn hơn nó, và khi có nguyệt thực thì bóng của hành tinh lớn che khuất Mặt Trăng nhỏ hơn.

Khi có nhật thực, vùng bóng tối hoàn toàn do Mặt Trăng in hình lên Trái Đất chỉ rộng vài chục km và đi qua Trái Đất rất nhanh; nhưng khi nguyệt thực, bóng của Trái Đất lớn hơn và bao trùm Mặt Trăng, khiến Mặt Trăng mất nhiều thời gian hơn để thoát khỏi vùng bóng tối, đặc biệt là vào những lần nguyệt thực mà Mặt Trăng đi ngang qua chính giữa vùng tối thay vì chỉ đi qua phần rìa.

Ngoài ra còn có sự khác biệt đáng kể giữa các lần nhật thực với nhau và giữa các lần nguyệt thực với nhau. Đó là do các hình thái và các chu trình chuyển động của các thiên thể.

Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời không có sự tương đồng tuyệt đối. Quỹ đạo của Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ, và trong mỗi vòng quĩ đạo 27 ngày của mình, Mặt Trăng chỉ đi qua cùng một mặt phẳng đó giống như Trái Đất và Mặt Trời có 2 lần thôi. Đây chính là hình thái cơ bản tạo nên các lần các hành tinh che khuất lẫn nhau.

Trung bình cứ khoảng 11 tháng lại có 2 lần 3 thiên thể này thẳng hàng với nhau, trong đó 1 lần là nhật thực và 1 lần là nguyệt thực. Đó chính là lý do vì sao hiện tượng che khuất nhau của 3 thiên thể này thường xảy ra thành từng cặp, mỗi cặp bao gồm 1 nhật thực và 1 nguyệt thực cách nhau 2 tuần và vì sao mỗi năm thường có 4 lần che khuất.

Tuy nhiên không phải lần xắp thẳng hàng nào cũng đều đặn giống hệt nhau, bởi vì mỗi đợt 11 tháng lại không hoàn toàn giống nhau. Đôi khi xảy ra những lần xắp thẳng hàng tương đối và vùng bóng tối chỉ che khuất một phần Trái Đất hoặc một phần Mặt Trăng. Đó chính là hiện tượng xảy ra vào ngày 13/7 vừa qua khi nhật thực một phần thoáng che khuất rìa phía Nam của nước Úc và vùng biển gần Nam Cực. Nguyệt thực tới đây vào ngày 27/7 chính là cặp đôi của lần nhật thực đó.

Vào những lần 3 thiên thể gần như thẳng hàng tuyệt đối thì Mặt Trăng đi qua chính giữa bóng của Trái Đất, nói cách khác là bóng của Mặt Trăng đi ngang qua vùng xích đạo của Trái Đất tạo ra thời gian che khuất dài hơn.

Yếu tố cuối cùng ảnh hưởng đến thời lượng che khuất là thời điểm trong năm. Vào tháng 7, Trái Đất ở vào điểm xa Mặt Trời nhất và nhìn nhỏ nhất trên bầu trời so với các thời điểm khác trong năm. Điều này có nghĩa là cả Trái Đất và Mặt Trăng đều có bóng lớn hơn mọi khi và thiên thể nào bị che khuất sẽ mất nhiều thời gian hơn để ra khỏi vùng bóng tối đó. Trái Đất ở gần Mặt Trời nhất vào tháng 1, vì thế vào thời gian này Trái Đất sẽ là một ngôi sao lớn trên bầu trời và vùng bóng tối khi nhật thực và nguyệt thực sẽ nhỏ hơn.

Đó là lý do vì sao những lần nhật thực nguyệt thực dài nhất thường xảy ra vào thời điểm là mùa hè và ngắn nhất vào mùa đông ở bán cầu Bắc.

Nguyệt thực vào ngày 27/7/2018 sẽ là lần Mặt Trăng đi qua chính giữa bóng của Trái Đất và sẽ là lần nguyệt thực dài nhất thế kỷ này.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
5 câu trả lời 617 lượt xem
Khu vực nào ở Việt Nam có thể xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ?
đã hỏi 26 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+3 phiếu
3 câu trả lời 515 lượt xem
Vì sao Nguyệt thực chưa bao giờ được các tiền nhân hào hứng chờ đón?
đã hỏi 31 tháng 1, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+4 phiếu
6 câu trả lời 613 lượt xem
Nguyệt thực gây ảnh hưởng thế nào đến con người?
đã hỏi 30 tháng 1, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 153 lượt xem
đã hỏi 17 tháng 5, 2021 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 92 lượt xem
Vì sao hàng loạt siêu bão bất ngờ xuất hiện trên khắp thế giới?
đã hỏi 22 tháng 9, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 198 lượt xem
đã hỏi 27 tháng 9, 2020 trong Vật lý lớp 7 bởi quin Cử nhân (3.6k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 208 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 10, 2019 trong Vật lý lớp 7 bởi xmak1208 Cử nhân (3.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 123 lượt xem
Vì sao cần tắt điện thoại, kéo cửa sổ khi máy bay cất/hạ cánh?
đã hỏi 29 tháng 11, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 85 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 148 lượt xem
Vì sao sông Amazon dài hơn 6.000km không có cầu bắc ngang?
đã hỏi 20 tháng 4, 2018 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    30 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...