Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
5.3k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi Vân Anh Học sinh (298 điểm)
Ngữ văn

 
đã đóng

5 Trả lời

0 phiếu
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Vân Anh
 
Hay nhất
Ngày 30 Tết, một công việc quen thuộc bắt đầu từ quét sân, quét thật sạch, tưới nước cho ướt sân và tưới luôn tất cả những cây Mai trước sân. 

Lúc còn nhỏ, mình suy nghĩ ngộ lắm. Sau khi tưới dưới gốc mai xong, mình đưa vòi nước tưới lên cành lá, mình muốn tưới cho tất cả cành lá đều được ướt như đều được tắm thật mát, thật sạch sẽ để đón mừng năm mới vậy. Nhưng mình lại sợ vòi nước mạnh quá sẽ làm rụng hết những cánh hoa vừa hé nụ.

Thế là, mình không dám phun vòi nước vào cành lá nữa mà thay vào đó là........... phun nước bằng miệng............ Nghĩ lại thật mắc cười.

Công việc thứ 2 là tếch bùa nêu. Mình vót 2 miếng nẹp tre, kẹp tấm giấy bùa niêu, giấy tiền vàng bạc, 3 trái cau, ba lá trầu trét sẵn vôi màu hồng, tất cả được tếch vào, buộc dây cẩn thận. Mình để sẵn ở trên dĩa, đặt lên bàn thờ, chuẩn bị cho việc "dựng niêu".

Công việc thứ 3 là vớt bánh tét ra, treo lên thanh ngang, phân biệt 3 loại nhân khác nhau: nhân chuối, nhân đậu, nhân dừa.

Công việc thứ 4 là nướng bánh phồng: lửa được tận dụng từ lò bánh tét hồi chiều, thêm một ít củi, thế là có ngọn lửa thật to. Bánh phồng có hình tròn, trước khi nướng phải xé xung quanh vào chừng 3cm. Nướng bánh phồng quan trọng nhất là trong lúc nướng phải vẫy vẫy để bánh phòng "dãn" ra. 

Công việc chuẩn bị cho đêm giao thừa xem như đã cơ bản.

PS: còn về cây Mai thì mình rất cưng, không bao giờ cắt cành để "trưng" trong nhà. Mà đi mua cành mai về "trưng". Việc "trưng" mâm quả, hoa mình làm vào ngày 28 âm lịch, cũng là ngày rước Ông Bà.
0 phiếu
bởi Nguyễn Thị Thu Thủy Thần đồng (1.5k điểm)

Tết là một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc ta. So với các ngày lễ trong năm thì lễ Tết Nguyên đán là quan trọng hơn cả, nó nhằm tổng kết một năm lao động cật lực và vạch ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới. Vì vậy, trong những ngày này, mọi công việc làm ăn, sản xuất phải tạm gác lại để chuẩn bị đón Tết. 

Tết Nguyên đán thực chất là lễ đầu năm mới. “Nguyên” là “đầu tiên”, còn “Đán” là “buổi sớm”, “Nguyên đán” là buổi sớm đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, ngày Tết được xem là ngày quan trọng nhất trong năm, và trong đó quan trọng nhất là ngày mồng một, được tính kể từ thời khắc giao thừa đã qua. 

Thực chất, kể từ ngày đưa ông Táo về trời - ngày 23 tháng chạp đã được dân gian xem là Tết rồi, cho nên người ta mới gọi ngày 23 tháng chạp là ngày 23 Tết. Gọi như vậy cũng có lý, khởi sự đầu tiên cho việc cúng kiến trong gia đình để đón chào năm mới là cúng ông Táo. 

Ông Táo được xem là vị thần tại gia, vị thần bếp núc - bản nguyên của nhà từ khi có lửa trong lịch sử loài người, cũng là thời điểm xác minh sự tiến hoá của loài người. Ngoài ra, trong tâm thức dân gian, ông Táo còn được xem là vị thần trông coi mọi việc của gia chủ. Mọi điều tốt xấu của gia chủ làm trong năm đều được ông Táo ghi lại cẩn thận trong sổ sách để cuối năm lên báo cáo với Ngọc Hoàng. 

Theo đó, ai làm việc tốt sẽ được Ngọc Hoàng ban phước lành, bằng ngược lại ai làm điều ác sẽ bị Ngọc Hoàng trị tội. Vì lẽ đó mà, ngày 23 Tết được gọi là ngày đưa ông Táo về trời. Người ta mua bánh trái để cúng tiễn ông, mua cá chép, hoặc ngựa bằng giấy cúng ông để ông cưỡi lên trời. 

Và cũng từ ngày 23 Tết trở đi, mọi công việc đồng áng, làm ăn buôn bán cũng tạm dừng. Ngày xưa, từ các tỉnh, huyện, thị trấn cũng phải đóng cửa nghỉ kể từ ngày này, chốn công đường cũng được niêm phong không xét xử gì hết, do đó nhà tù cũng không tiếp nhận tù nhân mới.

Có thể nói, đặc trưng văn hoá điển hình nhất của Tết Nguyên đán là nếp sống cộng đồng. Từ ngày 23 tháng chạp là ngày cúng Táo Quân mà dân gian quen gọi là đưa ông Táo về trời, người người nô nức đi chợ Tết và chợ Tết có thể coi là thước đo sự ấm no của mọi người, mọi nhà trong năm. 

Thức cúng ông Táo rất đơn giản, gồm: trà, rượu, gạo, muối, bánh, trái cây… nhà nào khấm khá hơn thì cúng thêm một con . Cúng xong, người ta rải gạo, muối ra xung quanh, cầu chúc những lời tốt lành cho năm mới. Lễ cúng đưa ông Táo về trời là một hành vi tượng trưng cho sự hướng tới đạo đức, hướng tới điều phúc trong năm.

Đêm 30 Tết - đêm giao thừa (tháng thiếu là 29) là thời khắc thiêng liêng nhất, là sự bàn giao của đất - trời, sự bàn giao của các vị hành khiển năm cũ cho các vị hành khiển năm mới. 

Đúng 12 giờ đêm, người ta bày thức cúng ra cúng trời đất, tạ ơn đất trời. “Tống cựu nghinh tân”, tống đi những gì xui xẻo trong năm cũ, đón nhận những điều tốt đẹp cho năm mới. Không khí đêm giao thừa vừa tĩnh lặng vừa rộn ràng, vừa êm đềm, vừa sôi động, tạo cho con người những cảm giác vui tươi, tràn ngập niềm hân hoan đón mừng năm mới.

Từ phút giao thừa, sự sống hồi sinh tới ngày 7 được coi là hoàn toàn hồi phục. Mồng bảy Tết là ngày khai hạ, hạ nêu coi như kết thúc Tết. Người ta làm lễ “khai ấn” các công thự quan lại và triều đình. Mọi sinh hoạt đời thường được xem là tiếp tục…

Sáng mồng một, mọi người đều dậy sớm, người lớn thì lo sửa soạn đồ cúng, trẻ con thì nôn nao được mặc đồ mới và chờ tiền “lì-xì” nên chúng cũng dậy sớm theo. Thức cúng ngày Tết có: trà, mứt, bánh, kẹo, thịt, cá… đặc biệt là ở bàn thờ tổ tiên không thể thiếu mâm ngũ quả. 

Mâm ngũ quả có năm loại, thể hiện quan niệm theo triết lý phương Đông, nghĩa là năm yếu tố cấu tạo thành vũ trụ: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, còn gọi là Ngũ Hành. Mâm ngũ quả trong Nam thường có: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài mà theo quan niệm dân gian là: cầu sung vừa đủ xài. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý, dâng lộc trời cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp, đầy nét nhân văn.

Ngày Tết Nguyên đán, ngoài sự cúng lễ gia tiên là hệ trọng nhất, người trong nhà còn có cái lễ mừng tuổi cho nhau nữa. Người nhỏ tuổi mừng tuổi ông bà, chúc mừng thêm tuổi và chúc mọi sự tốt lành; còn người lớn tuổi thì mừng lại bằng cách “lì-xì” cho con cháu và cũng chúc mọi điều tốt.

Ngày mồng hai hay mồng ba Tết, bà con quen thuộc thường đến thăm nhau, mừng tuổi, chúc tụng năm mới an khang thịnh vượng. Điều này làm thắt chặt thêm tính cộng đồng có từ xa xưa. Đi chợ Tết không chỉ để mua bán, vui chơi mà còn tìm đến “toạ độ tình cảm” của cộng đồng, du xuân không những là dịp để thưởng ngoạn và hoà đồng vào cái xuân thiên nhiên mà còn mở rộng tình cảm cộng đồng và mở lối cho tình cảm lứa đôi.

Ngày nay, đất nước đang trên đường đổi mới, do đó có một số phong tục, tập quán cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Có một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện nay đã bị loại bỏ. 

Nhưng dù thế nào đi nữa, ngày Tết Nguyên đán vẫn là ngày Tết lớn nhất trong năm, mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của một nét đặc trưng bản sắc văn hoá Việt Nam. Và Tết Nguyên đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hoá nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh

0 phiếu
bởi ꧁༺ꀘꍏꁴꍏꀘꀤ༻꧂ Thạc sĩ (5.6k điểm) 1 báo cáo vi phạm

Ngày 30 Tết, một công việc quen thuộc bắt đầu từ quét sân, quét thật sạch, tưới nước cho ướt sân và tưới luôn tất cả những cây Mai trước sân. 

Lúc còn nhỏ, mình suy nghĩ ngộ lắm. Sau khi tưới dưới gốc mai xong, mình đưa vòi nước tưới lên cành lá, mình muốn tưới cho tất cả cành lá đều được ướt như đều được tắm thật mát, thật sạch sẽ để đón mừng năm mới vậy. Nhưng mình lại sợ vòi nước mạnh quá sẽ làm rụng hết những cánh hoa vừa hé nụ.

Thế là, mình không dám phun vòi nước vào cành lá nữa mà thay vào đó là........... phun nước bằng miệng............ Nghĩ lại thật mắc cười.

Công việc thứ 2 là tếch bùa nêu. Mình vót 2 miếng nẹp tre, kẹp tấm giấy bùa niêu, giấy tiền vàng bạc, 3 trái cau, ba lá trầu trét sẵn vôi màu hồng, tất cả được tếch vào, buộc dây cẩn thận. Mình để sẵn ở trên dĩa, đặt lên bàn thờ, chuẩn bị cho việc "dựng niêu".

Công việc thứ 3 là vớt bánh tét ra, treo lên thanh ngang, phân biệt 3 loại nhân khác nhau: nhân chuối, nhân đậu, nhân dừa.

Công việc thứ 4 là nướng bánh phồng: lửa được tận dụng từ lò bánh tét hồi chiều, thêm một ít củi, thế là có ngọn lửa thật to. Bánh phồng có hình tròn, trước khi nướng phải xé xung quanh vào chừng 3cm. Nướng bánh phồng quan trọng nhất là trong lúc nướng phải vẫy vẫy để bánh phòng "dãn" ra. 

Công việc chuẩn bị cho đêm giao thừa xem như đã cơ bản.

0 phiếu
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)

Tết là một nét sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc ta. So với các ngày lễ trong năm thì lễ Tết Nguyên đán là quan trọng hơn cả, nó nhằm tổng kết một năm lao động cật lực và vạch ra phương hướng, kế hoạch cho năm tới. Vì vậy, trong những ngày này, mọi công việc làm ăn, sản xuất phải tạm gác lại để chuẩn bị đón Tết. 

Tết Nguyên đán thực chất là lễ đầu năm mới. “Nguyên” là “đầu tiên”, còn “Đán” là “buổi sớm”, “Nguyên đán” là buổi sớm đầu tiên của tháng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, ngày Tết được xem là ngày quan trọng nhất trong năm, và trong đó quan trọng nhất là ngày mồng một, được tính kể từ thời khắc giao thừa đã qua. 

Thực chất, kể từ ngày đưa ông Táo về trời - ngày 23 tháng chạp đã được dân gian xem là Tết rồi, cho nên người ta mới gọi ngày 23 tháng chạp là ngày 23 Tết. Gọi như vậy cũng có lý, khởi sự đầu tiên cho việc cúng kiến trong gia đình để đón chào năm mới là cúng ông Táo. 

Ông Táo được xem là vị thần tại gia, vị thần bếp núc - bản nguyên của nhà từ khi có lửa trong lịch sử loài người, cũng là thời điểm xác minh sự tiến hoá của loài người. Ngoài ra, trong tâm thức dân gian, ông Táo còn được xem là vị thần trông coi mọi việc của gia chủ. Mọi điều tốt xấu của gia chủ làm trong năm đều được ông Táo ghi lại cẩn thận trong sổ sách để cuối năm lên báo cáo với Ngọc Hoàng. 

Theo đó, ai làm việc tốt sẽ được Ngọc Hoàng ban phước lành, bằng ngược lại ai làm điều ác sẽ bị Ngọc Hoàng trị tội. Vì lẽ đó mà, ngày 23 Tết được gọi là ngày đưa ông Táo về trời. Người ta mua bánh trái để cúng tiễn ông, mua cá chép, hoặc ngựa bằng giấy cúng ông để ông cưỡi lên trời. 

Và cũng từ ngày 23 Tết trở đi, mọi công việc đồng áng, làm ăn buôn bán cũng tạm dừng. Ngày xưa, từ các tỉnh, huyện, thị trấn cũng phải đóng cửa nghỉ kể từ ngày này, chốn công đường cũng được niêm phong không xét xử gì hết, do đó nhà tù cũng không tiếp nhận tù nhân mới.

Có thể nói, đặc trưng văn hoá điển hình nhất của Tết Nguyên đán là nếp sống cộng đồng. Từ ngày 23 tháng chạp là ngày cúng Táo Quân mà dân gian quen gọi là đưa ông Táo về trời, người người nô nức đi chợ Tết và chợ Tết có thể coi là thước đo sự ấm no của mọi người, mọi nhà trong năm. 

Thức cúng ông Táo rất đơn giản, gồm: trà, rượu, gạo, muối, bánh, trái cây… nhà nào khấm khá hơn thì cúng thêm một con . Cúng xong, người ta rải gạo, muối ra xung quanh, cầu chúc những lời tốt lành cho năm mới. Lễ cúng đưa ông Táo về trời là một hành vi tượng trưng cho sự hướng tới đạo đức, hướng tới điều phúc trong năm.

Đêm 30 Tết - đêm giao thừa (tháng thiếu là 29) là thời khắc thiêng liêng nhất, là sự bàn giao của đất - trời, sự bàn giao của các vị hành khiển năm cũ cho các vị hành khiển năm mới. 

Đúng 12 giờ đêm, người ta bày thức cúng ra cúng trời đất, tạ ơn đất trời. “Tống cựu nghinh tân”, tống đi những gì xui xẻo trong năm cũ, đón nhận những điều tốt đẹp cho năm mới. Không khí đêm giao thừa vừa tĩnh lặng vừa rộn ràng, vừa êm đềm, vừa sôi động, tạo cho con người những cảm giác vui tươi, tràn ngập niềm hân hoan đón mừng năm mới.

Từ phút giao thừa, sự sống hồi sinh tới ngày 7 được coi là hoàn toàn hồi phục. Mồng bảy Tết là ngày khai hạ, hạ nêu coi như kết thúc Tết. Người ta làm lễ “khai ấn” các công thự quan lại và triều đình. Mọi sinh hoạt đời thường được xem là tiếp tục…

Sáng mồng một, mọi người đều dậy sớm, người lớn thì lo sửa soạn đồ cúng, trẻ con thì nôn nao được mặc đồ mới và chờ tiền “lì-xì” nên chúng cũng dậy sớm theo. Thức cúng ngày Tết có: trà, mứt, bánh, kẹo, thịt, cá… đặc biệt là ở bàn thờ tổ tiên không thể thiếu mâm ngũ quả. 

Mâm ngũ quả có năm loại, thể hiện quan niệm theo triết lý phương Đông, nghĩa là năm yếu tố cấu tạo thành vũ trụ: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ, còn gọi là Ngũ Hành. Mâm ngũ quả trong Nam thường có: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài mà theo quan niệm dân gian là: cầu sung vừa đủ xài. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Lộc xuân càng quý, dâng lộc trời cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân thật là một tục lệ đẹp, đầy nét nhân văn.

Ngày Tết Nguyên đán, ngoài sự cúng lễ gia tiên là hệ trọng nhất, người trong nhà còn có cái lễ mừng tuổi cho nhau nữa. Người nhỏ tuổi mừng tuổi ông bà, chúc mừng thêm tuổi và chúc mọi sự tốt lành; còn người lớn tuổi thì mừng lại bằng cách “lì-xì” cho con cháu và cũng chúc mọi điều tốt.

Ngày mồng hai hay mồng ba Tết, bà con quen thuộc thường đến thăm nhau, mừng tuổi, chúc tụng năm mới an khang thịnh vượng. Điều này làm thắt chặt thêm tính cộng đồng có từ xa xưa. Đi chợ Tết không chỉ để mua bán, vui chơi mà còn tìm đến “toạ độ tình cảm” của cộng đồng, du xuân không những là dịp để thưởng ngoạn và hoà đồng vào cái xuân thiên nhiên mà còn mở rộng tình cảm cộng đồng và mở lối cho tình cảm lứa đôi.

Ngày nay, đất nước đang trên đường đổi mới, do đó có một số phong tục, tập quán cũng phải thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của xã hội. Có một số tập tục trong ngày Tết xưa không còn phù hợp với xã hội hiện nay đã bị loại bỏ. 

Nhưng dù thế nào đi nữa, ngày Tết Nguyên đán vẫn là ngày Tết lớn nhất trong năm, mang tính nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn của một nét đặc trưng bản sắc văn hoá Việt Nam. Và Tết Nguyên đán là sự biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trong tinh thần văn hoá nông nghiệp; với gia tộc và xóm làng trong tính cộng đồng dân tộc; với niềm tin thiêng liêng, cao cả trong đời sống tâm linh

hihi nha

0 phiếu
bởi ღA.R.M.Yღ Tiến sĩ (15.6k điểm)
Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú. Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi. Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
3 câu trả lời 5.2k lượt xem
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em   
đã hỏi 11 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Trần Kim Yến Thần đồng (678 điểm)
+32 phiếu
3 câu trả lời 143k lượt xem
KỂ VỀ MỘT KỶ NIỆM ĐÁNG NHỚ( ĐƯỢC KHEN,BỊ CHÊ, GẶP MAY, GẶP RỦI, BỊ HIỂU LẦM)
đã hỏi 11 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi tranthikimyen (-63 điểm)
0 phiếu
7 câu trả lời 2.1k lượt xem
hãy viết bài văn nói về một cái tết cổ truyền đáng nhớ trong trái tiong em,trong cuộc đời em  
đã hỏi 27 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi huyenhungcute5a Học sinh (215 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 2.8k lượt xem
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em ! trong đo sử dụng 1 từ láy
đã hỏi 3 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi khoiclip Học sinh (252 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 6.7k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 2.4k lượt xem
Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ 
đã hỏi 2 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khôi crush
+1 thích
1 trả lời 970 lượt xem
kể về một kỉ niệm đáng nhớ
đã hỏi 30 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi lehuongquynhc6 Học sinh (114 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.4k lượt xem
viết đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu kể về một kỉ niệm đáng nhớ có sử dụng động từ và cụm động từ  
đã hỏi 4 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi tranhanglc2005 Học sinh (239 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 911 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 214 lượt xem
Có nhà văn đã từng nói: “Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc”. Em hãy viết bài văn kể về một kỉ niệm đáng nhớ của gia đình em để thấy rằng tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và thiêng liêng.
đã hỏi 8 tháng 12, 2022 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Khang1000 Tiến sĩ (29.7k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...