Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
1.8k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi tuha13102004 Học sinh (214 điểm)
đã đóng
bởi tuha13102004 Học sinh (214 điểm)
soạn dùm mình nha 

3 Trả lời

+1 thích
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi manh7a1 ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Soạn văn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh

CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

PHẦN LUYỆN TẬP 

Câu 1.  TRình tự làm  ( vì cả 2 đề có ý nghĩa tương tự nhau, nên mình gộp chung nhé).

1.Tìm hiểu đề và tìm ý :

a.Xác định yêu cầu chung :

-nêu ra một tư tưởng thể hiện trong câu tục ngữ.

-Yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng.

b.Tư tưởng trong câu tục ngữ : nêu vai trò quan trọng của ý chí, sự kiên trì, cố gắng trong cuộc sống.Khuyên con người dù gặp khó khăn cũng không bỏ cuộc, cố gắng kiên trì sẽ thành công.

c.Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh

-Lí lẽ :

+Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nói về vấn đề kiên trì.

+Kiên trì là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+Trong cuộc sống : nếu không kiên trì thường không làm được việc, đạt  kết quả tốt.

-Dẫn chứng :

+Trong thơ văn : có chí thì nên, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…

+TRong thực tế :

.) Ngày xưa : Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu văn hay nhưng chữ xấu => kiên trì rèn luyện viết được chữ đẹp; Tấm gương Bác Hồ, thầy Nguyễn Ngọc Kí liệt hai tay dùng chân viết chữ…

+Ngày nay : các tấm gương vượt khó kiên trì học tập, các tấm gương về vận động viên khuyết tật dành huy chương….

2.Lập dàn ý :

a.Mở bài : Nêu vai trò của ý chí, sự kiên trì bền bỉ trong cuộc sống =>đó là chân lí, được đúc kết trong nhiều câu tục ngữ,trong đó có câu : Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b.Thân bài

1.Nêu lí lẽ :

-Lí lẽ :

+Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nói về vấn đề kiên trì.

+Kiên trì là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+Trong cuộc sống : nếu không kiên trì thường không làm được việc, đạt  kết quả tốt.

2.Dẫn chứng :

-Trong thơ văn : có chí thì nên, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…

-TRong thực tế :

+Quá khứ

+Hiện tại

c.Kết bài :

-Nêu nhận định chung : đó là chân lí

-Rút ra bài học : mọi người nên tu dưỡng đức tính kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ, để sau này có thể làm được những việc lớn.

3.Viết bài

-Viết từng đoạn cho mỗi phần

Ví dụ :

+Mở bài : Trong cuộc sống, ai cũng đều phải trải qua những khó khăn, những chướng ngại. Và không phải ai cũng đạt được sự thành công. Sự thành công đến không phải do may mắn, mà chính là do nỗ lực của bản thân, là sự kiên trì trong cả một thời gian dài. Thành công chỉ đến với những ai đã kiên trì, cố gắng hết sức mình. Nhân dân ta đã đúc kết điều đó qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

+Kết bài : “Trên bước đường thành công chỉ có 1 % là khả năng bẩm sinh, còn 99% còn lại cần sự cần cù và chăm chỉ” . Bởi thế chúng ta luôn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt khó thì mới mau chóng gặt hái được thành công trong cuộc sống.

-Giữa các đoạn có dùng các câu, liên từ liên kết; giữa các phần dùng câu liên kết.

4.Đọc bài và sửa chữa lỗi.

 

Câu 2.

So với đề mẫu :

-Điểm giống : có ý nghĩa tương tự, khuyên nhủ con người phải quyết chí, kiên trì và cố gắng.

-Điểm khác :

+Đề mẫu : nhấn mạnh về lí tưởng, hoài bão, ý chí phấn đấu.

+Đề 1 : Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên trì và cố gắng : hễ có lòng bền bỉ thì việc khó đến đâu cũng hoàn thành.

+Đề 2 : Tương tự đề 1 : nhấn mạnh sự kiên trì bền bỉ, nếu không kiên trì, vững lòng thì không làm được việc, còn khi đã quyết tâm thì việc khó như đào núi, lấp sông cũng có thể thực hiện.

+1 thích
bởi Song Tử Lucy Thần đồng (801 điểm)

Cách 1:CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI TÌM HIỂU BÀI Cho đề văn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: Tìm hiểu đề: - Chứng minh một tư tưởng là đúng đắn. - Có ý chí, lòng kiên trì, nghị lực thì sẽ thành công. - Phải nắm chắc tư tưởng cần chứng minh trong đề bài (không giống phân tích một câu tục ngữ). Tìm ý: + Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp. . + Nêu lí lẽ: - Việc giản đơn không có chí thì không làm được việc. - Việc khó càng thất bại. + Nêu dẫn chứng: - Lấy dẫn chứng từ đời sống. Những tấm gương bạn bè vượt khó học giỏi - Lấy dẫn chứng trong văn học những tấm gương có ý chí học tập rèn luyện (trong nước, ngoài nước) b. Lập dàn ý: + Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lý tưởng ý chí và nghị lực trong cuộc sống... + Thân bài: Chứng minh cụ thể - Xét về lí lẽ. - Xét về thực tế. + Kết bài: Bài học rút ra. c. Viết bài: - Mở bài cần lập luận. - Dùng từ liên kết: Đúng như vậy - Thật vậy để liên kết phần mở bài thân bài và kết bài. - Nêu lí lẽ trước rồi phân tích sau. - Sắp xếp theo trình tự hợp lí. d. Đọc và sửa chữa. II. GỢI Ý TRẢ LỜI PHẦN LUYỆN TẬP So sánh các đề văn sau đây: Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim. Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ: Không có việc gì khó  Chỉ sợ lòng không bền  Đào núi và lấp biển  Quyết chí ắt làm nên. (Hồ Chí Minh) + Giống nhau: Có chung ý nghĩa khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí. + Khác nhau: - Đề 1: Khuyên nhủ con người bằng một chiều thuận: Hễ có lòng bền bỉ chí quyết tâm thì việc khó cũng làm được. Câu tục ngữ nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim - Đề 2: Khuyên nhủ con người qua hai chiều đối lập: lòng không bền thì không làm được việc - đã quyết chí thì việc dù lớn lao cùng làm nên. Bài thơ của Hồ Chí Minh vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực sự bền bỉ (Không có việc gì khó, Chỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển).

Nguồn : http://hoctotnguvan.net/soan-bai-cach-lam-bai-van-lap-luan-chung-minh-23-703.html

Cách 2:

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

a) Tìm hiểu đề và tìm ý

- Đề yêu cầu điều gì?

Thao tác này nhằm xác định yêu cầu chung của đề.

- Chúng ta phải chứng minh điều gì?

Thao tác này nhằm xác định cụ thể vấn đề cần chứng minh. Điều cần chứng minh có thể được đưa ra dưới dạng luận điểm cho sẵn hoặc dưới dạng một câu văn, câu thơ, câu nói, hình ảnh... Đối với những đề mà vấn đề cần chứng minh được đưa ra một cách gián tiếp, ta phải xác định được một cách cụ thể, chính xác vấn đề qua hình ảnh, cách biểu đạt, chẳng hạn: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. Với đề kiểu này, một mặt phải cắt nghĩa được nghĩa đen của hình ảnh mài sắt à nên kim, mặt khác, phải hiểu được ngụ ý của hình ảnh này: khuyên nhủ con người phải biết kiên trì, nhẫn nại, bền chí thì sẽ đạt được kết quả.

- Luận điểm của bài văn sẽ là gì?

Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).

- Lập luận chứng minh theo cách nào?

Tuỳ theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:

+ Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ;

+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng;

+ Kết hợp cả hai.

b) Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,...

Mở bài:

Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.

Thân bài:

+ Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?

+ Dùng những lí lẽ nào để chứng minh?

+ Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ.

+ Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục nhất.

Kết bài:

Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.

c) Viết bài

Dựa vào dàn ý đã xây dựng, viết từ Mở bài, từng đoạn của Thân bài và Kết bài.

- Cách viết Mở bài: Có các cách sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh

Chẳng hạn, với đề văn Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó. Có thể viết Mở bài như sau:

Có ý chí, nghị lực thì sẽ thực hiện được hoài bão của mình, mới có thể trở thành người thành đạt. Đúng như nhân dân ta đã đúc kết: "Có chí thì nên".

+ Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh

Cũng với đề văn trên, theo cách này có thể viết:

Cuộc sống bao giờ cũng đầy những khó khăn, thách thức. Người ta sống tức là biết khắc phục khó khăn, vượt qua những thách thức để vươn tới thành công. Thiếu đi ý chí, nghị lực sẽ không bao giờ đến được bến bờ của thành công, đúng như dân gian vẫn thường nói: Có chí thì nên.

+ Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh

Với đề văn trên, theo cách này có thể viết:

Ai mà chẳng muốn thành đạt. Song không phải ai cũng có được ý chí, nghị lực để có thể thành đạt. Nhân dân ta đã dạy rất đúng về điều này: Có chí thì nên.

- Cách viết Thân bài:

+ Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với văn lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,...; Quả đúng như vậy,...; Có thể thấy rõ...; Điều đó được chứng tỏ...; ...

+ Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ;

+ Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng.

Kết bài:

+ Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại,...; Như vậy,...; Đến đây, có thể khẳng định...

+ Chú ý sự hô ứng giữa Mở bài và Kết bài: Mở bài theo cách nào thì Kết bài cũng phải theo cách ấy.

d) Đọc lại và sửa chữa

- Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp,...

- Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,...

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Các đề văn sau đây có gì giống và khác nhau?

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Đề 2: Hãy chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

(Hồ Chí Minh)

Gợi ý: So sánh ở từng khía cạnh để nhận biết sự giống và khác nhau giữa các đề:

- Về yêu cầu: cùng là chứng minh tính đúng đắn của một luận điểm (chứng minh tính chân lí đồng nghĩa với chứng minh tính đúng đắn).

- Về vấn đề cần chứng minh, hãy so sánh:

+                           Có công mài sắt, có ngày nên kim.

+                                       Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

Suy cho cùng thì ý nghĩa của câu tục ngữ và bài thơ trên không khác nhau. Nhưng phải lưu ý sự khác nhau về cách biểu đạt. Câu Có công mài sắt có ngày nên kim nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim. Bài thơ của Hồ Chí Minh, vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ (Không có việc gì khóChỉ sợ lòng không bền), vừa mượn hình ảnh để nói về khó khăn, thách thức (Đào núi và lấp biển). Đối với cách biểu đạt gián tiếp, mượn hình ảnh để nói thì trước khi tiến hành chứng minh cần phân tích, cắt nghĩa từ nghĩa đen của từ ngữ để xác định được vấn đề cần chứng minh.

Nguồn:http://www.soanbai.com/2013/10/soan-bai-cach-lam-bai-van-lap-luan-chung-minh.html

Mk có hai cái cậu chọn đc cách nào thì chọn

Nếu dc thì tick cho mk nha

+1 thích
bởi Nguyễn Thị Thu Thủy Thần đồng (1.5k điểm)

Soạn văn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh

CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

PHẦN LUYỆN TẬP 

Câu 1.  TRình tự làm  ( vì cả 2 đề có ý nghĩa tương tự nhau, nên mình gộp chung nhé).

1.Tìm hiểu đề và tìm ý :

a.Xác định yêu cầu chung :

-nêu ra một tư tưởng thể hiện trong câu tục ngữ.

-Yêu cầu chứng minh tư tưởng đó là đúng.

b.Tư tưởng trong câu tục ngữ : nêu vai trò quan trọng của ý chí, sự kiên trì, cố gắng trong cuộc sống.Khuyên con người dù gặp khó khăn cũng không bỏ cuộc, cố gắng kiên trì sẽ thành công.

c.Cách lập luận : đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh

-Lí lẽ :

+Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nói về vấn đề kiên trì.

+Kiên trì là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+Trong cuộc sống : nếu không kiên trì thường không làm được việc, đạt  kết quả tốt.

-Dẫn chứng :

+Trong thơ văn : có chí thì nên, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…

+TRong thực tế :

.) Ngày xưa : Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu văn hay nhưng chữ xấu => kiên trì rèn luyện viết được chữ đẹp; Tấm gương Bác Hồ, thầy Nguyễn Ngọc Kí liệt hai tay dùng chân viết chữ…

+Ngày nay : các tấm gương vượt khó kiên trì học tập, các tấm gương về vận động viên khuyết tật dành huy chương….

2.Lập dàn ý :

a.Mở bài : Nêu vai trò của ý chí, sự kiên trì bền bỉ trong cuộc sống =>đó là chân lí, được đúc kết trong nhiều câu tục ngữ,trong đó có câu : Có công mài sắt, có ngày nên kim.

b.Thân bài

1.Nêu lí lẽ :

-Lí lẽ :

+Dùng hình ảnh “sắt, kim” để nói về vấn đề kiên trì.

+Kiên trì là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+Trong cuộc sống : nếu không kiên trì thường không làm được việc, đạt  kết quả tốt.

2.Dẫn chứng :

-Trong thơ văn : có chí thì nên, không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…

-TRong thực tế :

+Quá khứ

+Hiện tại

c.Kết bài :

-Nêu nhận định chung : đó là chân lí

-Rút ra bài học : mọi người nên tu dưỡng đức tính kiên trì, bắt đầu từ những việc nhỏ, để sau này có thể làm được những việc lớn.

3.Viết bài

-Viết từng đoạn cho mỗi phần

Ví dụ :

+Mở bài : Trong cuộc sống, ai cũng đều phải trải qua những khó khăn, những chướng ngại. Và không phải ai cũng đạt được sự thành công. Sự thành công đến không phải do may mắn, mà chính là do nỗ lực của bản thân, là sự kiên trì trong cả một thời gian dài. Thành công chỉ đến với những ai đã kiên trì, cố gắng hết sức mình. Nhân dân ta đã đúc kết điều đó qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

+Kết bài : “Trên bước đường thành công chỉ có 1 % là khả năng bẩm sinh, còn 99% còn lại cần sự cần cù và chăm chỉ” . Bởi thế chúng ta luôn phải rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt khó thì mới mau chóng gặt hái được thành công trong cuộc sống.

-Giữa các đoạn có dùng các câu, liên từ liên kết; giữa các phần dùng câu liên kết.

4.Đọc bài và sửa chữa lỗi.

 

Câu 2.

So với đề mẫu :

-Điểm giống : có ý nghĩa tương tự, khuyên nhủ con người phải quyết chí, kiên trì và cố gắng.

-Điểm khác :

+Đề mẫu : nhấn mạnh về lí tưởng, hoài bão, ý chí phấn đấu.

+Đề 1 : Nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên trì và cố gắng : hễ có lòng bền bỉ thì việc khó đến đâu cũng hoàn thành.

+Đề 2 : Tương tự đề 1 : nhấn mạnh sự kiên trì bền bỉ, nếu không kiên trì, vững lòng thì không làm được việc, còn khi đã quyết tâm thì việc khó như đào núi, lấp sông cũng có thể thực hiện.

Các câu hỏi liên quan

–1 thích
3 câu trả lời 206 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 935 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 123 lượt xem
hãy lập dàn ý chứng minh câu tục ngữ sau : không thầy đố mày làm nên
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 96 lượt xem
em hãy viết 1 dàn ý cho câu tục ngữ sau :có công mài sắt có ngày nên kim
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 2.7k lượt xem
LÀM RÕ RÀNG GIÚP MÌNH RỒI MÌNH TÍCH CHO ĐẦY ĐỦ NÊU RÕ CHÚT NHÉ
đã hỏi 23 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi totonai123 Học sinh (202 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 167 lượt xem
Đề 7: CMR cần phải chọn sách mà đọc K sách giải, k copy trên mạng, có thể tham khảo nhưng k đc chép nguyên bài. Làm đi mk tick
đã hỏi 6 tháng 3, 2017 trong Tiếng Việt tiểu học bởi Aelita Hopper Cử nhân (4.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 293 lượt xem
Ai đó soạn giúp mik bài "Đặc điểm của văn nghị luận" với! Cho thank you trước nha... P/S: Ai trả lời sớm và đầy đủ mik sẽ tick. 
đã hỏi 12 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi _004.mon Thần đồng (1.3k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 183 lượt xem
chứng minh luận điểm: "chiến thắng U23 việt nam mang lại niềm vui cho toàn dân tộc"
đã hỏi 31 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Ryan Amy Thần đồng (1.0k điểm)
+1 thích
1 trả lời 127 lượt xem
Tìm 2 dẫn chứng về: -lòng kiên trì                                   -lòng dũng cảm                                   -lòng yêu nước                                   -tình bạn                                   -tình yêu quê hương                                   -tình cảm mẹ con,cha con                                   -sống vì mọi người giúp mình nhá :)) Thank you so muck
đã hỏi 10 tháng 2, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Cryber Học sinh (112 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 3.5k lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    30 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...