Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
Nêu tên và các quá trình chuyển thể đã được học??? (bài 25: Sự chuyển thể của các chất V-nen nha)

Nêu ví dụ minh họa

 
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi quangvinhvip2005 Học sinh (238 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi thaonhi0109
 
Hay nhất

I - SỰ NÓNG CHẢY

 Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.

  Quá trình chuyển ngược từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.

 1. Thí nghiệm

  a) Đun nóng chảy thiếc (kim loại), ta được đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của thiếc theo thời gian trên Hình 38.1.

  b) Làm thí nghiệm khảo sát quá trình nóng chảy và đông đặc đối với nhiều vật rắn tinh thể khác như đồng, nhôm, sắt,...người ta đã đi tới kết luận:

  - Mỗi vật rắn tinh thể nóng chảy ở một nhiệt độ không đổi xác định ứng với một áp suất bên ngoài xác định (Bảng 38.1).

  - Các vật rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp, nến,...) không có nhiệt độ nóng chảyxác định.

  - Đa số các chất rắn, thể tích của chúng sẽ tăng khi nóng chảy và giảm khi đông đặc (trừ nước đá).

  - Đối với các chất rắn, thể tích của chúng tăng khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy tăng theo áp suất bên ngoài. Ngược lại, đối với các chất có thể tích giảm khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm khi áp suất bên ngoài tăng.

image

Hình 38.1

image

1Dựa vào đồ thị hãy mô tả và nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc của thiếc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 38.1. Nhiệt độ nóng chảy ở áp suất chuẩn

image

 2. Nhiệt nóng chảy

 Nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ với khối lượng m của vật rắn:

Q = λm

  trong đó, hệ số tỉ lệ λ là nhiệt nóng chảy riêngphụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy (Bảng 38.2), có đơn vị đo là jun trên kilôgam(J/kg).

  Từ công thức trên suy ra: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng 1 kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.

 3. Ứng dụng

 Kim loại được nấu chảy để nấu các chi tiết máy, đúc tượng và chuông, để luyện thành gang thép và các hợp kim khác nhau.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 38.2. Nhiệt nóng chảy riêng

image

 

II - SỰ BAY HƠI

  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi.

  Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

  1. Thí nghiệm

  a) Đổ một lớp nước lên trên mặt đĩa nhôm. Thổi nhẹ lên mặt nước này hoặc hơ nóng đĩa này, ta thấy lớp nước dần biến mất : nước đã bốc thành hơi bay vào không khí.

  Nếu đặt bảng thủy tinh gần miệng cốc nước nóng, ta thấy trên mặt bản thủy tinh xuất hiện các giọt nước: hơi nước từ cốc bay lên đã bay lên đọng thành nước.

  b) Làm thí nghiệm với nhiều chất lỏng khác thì hiện tượng cũng xảy ra tương tự.

  Nguyên nhân của quá trình bay hơi là do một số phân tử chất lỏng ở mặt thoáng có động năng chuyển động nhiệt lớn nên chúng có thể thắng được công cản do lực hút của các phận tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng để thoát ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chính chất ấy. Đồng thời khi đó cũng xảy ra cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi của chất này chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt thoáng và bị các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng hút.

  Như vậy sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi. Sau mỗi đơn vị thời gian, nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi mặt thoáng nhiều hơn thì ta nói chất lỏng bị "bay hơi". Ngược lại ta nói chất lỏng bị ngưng tụ.

 2. Hơi khô và hơi bão hòa

  a) Nếu dùng một ống xilanh để hút một ít ête lỏng vào trong ống rồi nút kín lại, sau đó kéo pittông lên để tạo một khoảng trống trên mặt thoáng của ête lỏng thì người ta thấy mức ête lỏng trong ống giảm dần cuối cùng dừng lại.

  b) Lúc đầu, tốc độ bay hơi của ête lỏng nhanh hơn tốc độ ngưng tụ của hơi ête nên mức ête lỏng trong ống giảm dần. Nhưng vì mật độ phân tử của hơi ête trên mặt tháng vẫn tiếp tục tăng nên hơi ête chưa được bão hòa và gọi là hơi khô. Áp suất hơi ête tăng dần làm giảm tốc độ bay hơi và tăng tốc độ ngưng tụ. Khi tốc độ ngưng tụ bằng tốc độ bay hơi thì quá trình ngưng tụ - bay hơi đạt trạng thái cân bằng động : mật độ phân tử hơi ête không tăng nữa và hơi ête trên mặt thoáng khi đó gọi là hơi bão hòa.

  Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác, hiện tượng xảy ra tương tự. Hơi khô càng xa trạng thái bảo hòa sẽ càng tuân theo đúng định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt. Khi hơi bị bão hòa, áp suất của nó đạt giá trị cực đại và được gọi là áp suất hơi bảo hòa.

  Áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt, nó chỉ phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của chất lỏng bay hơi.

 3. Ứng dụng

 Nước từ biển, sông hồ không ngừng bay hơi tạo thành mây, sương mù, mưa, làm khí hậu điều hòa ... Sự bay hơi nước biển được ứng dụng khai thác muối. Sự bay hơi của Âmônic, frêôn,..., được ứng dụng trong kĩ thuật lạnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

image

2. Nhiệt độ của khối chất lỏng khi bay hơi tăng hay giảm? Tại sao?

 

 

 

image

3Tốc độ bay hơi phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, diện tích bề mặt và áp suất phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao?

 

 

 

image4. Khi chất khí ngưng tụ thì nhiệt độ của nó tăng hay giảm? Tại sao khi sắp mưa thì rất oi bức, còn sau khi mưa thì mát mẻ?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

image5. Tại sao áp suất hơi bão hòa không phụ thuộc thể tích và lại tăng theo nhiệt độ?

 

III - SỰ SÔI

  Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

 1. Thí nghiệm

 Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau ta thấy:

  - Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không thay đổi (Bảng 38.3).

  - Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất, chất khí trên mặt thoáng: áp suất khí càng lớn, nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại (Bảng 38.4).

 2. Nhiệt hóa hơi

  Nhiệt lượng cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi được gọi là nhiệt hóa hơicủa chất lỏng ở nhiệt độ sôi:

 Q = Lm

  trong đó, L là nhiệt hóa hơi riêng (J/kg) phụ thuộc bản chất của chất lỏng, đơn vị là jun trên kilôgam (J/kg); m là khối lượng của phần chất lỏng đẫ biến thành khí ở nhiệt độ sôi.

  Nhiệt hóa hơi riêng của một chất lỏng có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm bay hơi một kg chất đó ở nhiệt độ sôi.

Bảng 38.3. Nhiệt độ sôi ở áp suất chuẩn

image

 

* Nói chung chất lỏng có chứa một lượng không khí hòa tan. Khi đun nóng chất lỏng, lượng không khí này thoát ra, vì tính hòa tan giảm cùng với nhiệt độ. Trên thành bình chứa sẽ xuất hiện các bọt không khí, bên trong các bọt sẽ xảy ra hiện tượng bay hơi.

  Do hiện tượng nói trên, áp suất trong các bọt tăng lên và chúng tách khỏi thành bình. Chúng biến mất khi đi đến các vùng lạnh hơn (chính lúc đó ấm đun nước ''reo''). Ðến một lúc nào đó nhiệt độ bên trong chất lỏng sẽ đủ để các bọt khí to ra khi đi lên và vỡ ra ở trên mặt: đó là sự sôi.

Bảng 38.4. Nhiệt độ sôi của nước phụ thuộc vào áp suất

image

bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
bạn có thể đưa 1 cái đơn giản hơn cho mk đc ko

 
bởi quangvinhvip2005 Học sinh (238 điểm)
tick đi đã
và ngắn gọn có sự nóng chảy sự sôi sự bay hơi

ok
 
bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
bạn có thể đưa 1 cái đơn giản hơn cho mk đc không

 
bởi quangvinhvip2005 Học sinh (238 điểm)
có sự nóng chảy và sự bay hơi và sự sôi đc chưa
bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
đâu mk thấy đâu

 
bởi quangvinhvip2005 Học sinh (238 điểm)
rồi thichs cái gì thì xem ở trên kia ý
bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
Ví dụ minh học là ở chỗ nào????

 
0 phiếu
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)

- SỰ NÓNG CHẢY

 Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.

-SỰ BAY HƠI

  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi.

- SỰ SÔI

  Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

 

0 phiếu
bởi phạm thu nhiên Cử nhân (3.0k điểm)

- SỰ NÓNG CHẢY

 Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.

-SỰ BAY HƠI

  Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi.

- SỰ SÔI

  Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
Đặt 3 ví dụ về + Lực ma sát có thể có lợi: + Lực ma sát có thể có hại:
đã hỏi 12 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
1) Biểu diễn lực khi vẩy nước      Giải thích quán tính của lực khi vẩy nước 2) Biểu diễn lực khi vẩy nước trong rau    Giải thích quán tính của lực khi vẩy nước trong rau  
đã hỏi 26 tháng 3, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Soạn giúp mk Hoạt động khởi động vs Hình thành kiến thức nhe
đã hỏi 10 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
+1 thích
5 câu trả lời
Nêu ví dụ minh họa về  các quá trình chuyển thế của các chất: Sự nóng chảy: Sự đông đặc: Sự bay hơi: Sự ngưng tụ: Sự sôi:
đã hỏi 15 tháng 2, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
+1 thích
1 trả lời
Viết một bài báo cáo với chủ đề "Ma sát với cuộc sống chúng ta" để thi hùng biện trước lớp.
đã hỏi 15 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
+1 thích
15 câu trả lời
Tại sao người ta lại ko đóng chai nước ngọt thật đầy ???? Giúp mk nha
đã hỏi 4 tháng 2, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi Conan-Shinichi Cử nhân (1.7k điểm)
+1 thích
3 câu trả lời
hãy nêu đặc điểm sử nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng, chất khí. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa sự nở vì nhiệt của 3 chất HELP
đã hỏi 27 tháng 4, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi Đặng Việt Phong
0 phiếu
2 câu trả lời
Tìm hiểu các loại cân dùng bằng kim chỉ thị: + Nêu cấu tạo của nó + Nguyên tắc hoạt động  
đã hỏi 31 tháng 3, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời
Bảng 26.3 Em hãy tìm hiểu ba loài động vật và điền vào bảng sau   Tên động vật Nơi sống Phản ứng tích nghi với nhiệt độ môi trường                                
đã hỏi 22 tháng 2, 2017 trong Vật lý lớp 6 bởi thaonhi0109 Học sinh (341 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời
Ròng rọc:cấu tạo,phân loại,công dụng của mỗi loại
đã hỏi 26 tháng 4, 2017 trong Toán tiểu học bởi Chúc An

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    686 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    168 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...