Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
12.4k lượt xem
trong GD Công dân lớp 6 bởi 01655427365 Học sinh (243 điểm)
các mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ( truyện càng ngắn càng tốt)
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Tò mò Thần đồng (555 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi 01655427365
 
Hay nhất
1. Câu chuyện về ba chiếc ba lô

Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:

- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.

Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba-lô rồi, Bác còn hỏi thêm:

- Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

- Thưa Bác, rồi ạ.

Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?

Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.

2. Không ai được vào đây

Sách “Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử”, tập 10, do Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996, trang 334, có đoạn:

“Ngày 27 tháng 4 năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe hai đồng chí: Lê Đức Anh và Chu Huy Mân báo cáo công việc, sau đó Người mời hai đồng chí ở lại ăn cơm với Người”.

Sáng hôm ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã… Người bỏ phiếu tại hòm phiếu số 6, đơn vị 1, tiểu khu 1, khu phố Ba Đình, Hà Nội, đặt tại Nhà thuyền Hồ Tây.

Khi Bác Hồ đến, trong Nhà thuyền đã có nhiều cử tri đang bỏ phiếu. Tổ bầu cử thấy Bác đến, ra hiệu để đồng bào tạm dừng và tạo “điều kiện” để Bác bỏ phiếu trước. Biết ý, Bác nói “sòng phẳng”:

- Ai đến trước, viết trước, Bác đến sau, Bác chờ. Bác chờ cho đến hàng mình, mới nhận phiếu và vào “buồng” phiếu.

Nhà báo Ma Cường chợt nghĩ thật là “hạnh phúc một đời của người làm báo”, “cơ hội ngàn năm có một” và vội giơ máy lên bấm, rất nhanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tay che phiếu lại, nói với Ma Cường:

- Không ai được vào đây. Đây là phòng viết phiếu kín của cử tri. Phải bảo đảm tự do và bí mật cho công dân.

Nhà báo buông máy, nhưng vẫn thấy hạnh phúc.

Theo lời kể của các đồng chí ở gần Bác, trước khi đi bầu cử Bác không cho ai “gợi ý” cả, Bác nói:

- Ấy, đừng có “lãnh đạo” Bác nhé. Bác không biết đảng uỷ hướng dẫn danh sách để ai, xoá ai đâu nhé. Đưa lý lịch của những người ứng cử đây để Bác xem. Có chú nào dự buổi ứng cử viên trình bày ý kiến với cử tri, nói lại để Bác cân nhắc, Bác tự bầu.                       

3. Bát chè sẻ đôi

Đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

- Cháu ăn đi!

Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng bên ngoài, Bác giục:

- Ăn đi, Bác cùng ăn...

Cám ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:

- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu lại ăn mất một nửa.

- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn lại sợ Bác không vui, mà ăn thì biết cái chắc là các anh mắng mỏ rồi.
bởi 01655427365 Học sinh (243 điểm)
không còn câu nào ngắn hơn hả ban

 
bởi Tò mò Thần đồng (555 điểm)
Trong năm 1961, có 1 sự kiện đáng nhớ của các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cho 2000 cháu lần lượt đến vui chơi trong Phủ Chủ tịch. Bác dành phòng khách long trọng nhất trong Phủ Chủ tịch làm nơi cho các cháu triển lãm tranh ảnh của mình. Bác cho trang trí vườn hoa và mắc âm thanh tốt nhất cho các cháu ca hát, liên hoan văn nghệ. Các cháu đến Phủ Chủ tịch rất thích, được ca hát nhảy múa, nằm lăn ra bãi cỏ xanh mượt mát rượi.
bởi 01655427365 Học sinh (243 điểm)
cảm ơn bạn nhiều nhé
bởi Tò mò Thần đồng (555 điểm)
tick mình đi
0 phiếu
bởi kimkhanh123 Thần đồng (940 điểm)

1.Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng:
Khi làm việc ở văn phòng Bác, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều. Học tập Bác đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Bác, được ông Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt, bà nói với ông Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.
Những năm tháng giúp việc ở văn phòng Bác tôi có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà còn kể rằng:
Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo bà:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến chúng tôi xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động : “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, câu chuyện nhỏ trên đây chính là một nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng ta học tập.

2.Có thể cho người nghèo những thứ ấy
Khoảng năm 1914, Bác Hồ - lúc bấy giờ gọi là Nguyễn Tất Thành - đã đến Luân Đôn - Thủ đô của nước Anh. Ở đây có thời gian Bác phải làm phụ bếp cho khách sạn Cáctơn 
Ở khách sạn Cáctơn, hằng ngày có người phục vụ dưới bếp. Những người này, sau khi khách ăn xong, có nhiệm vụ phải thu dọn bát đĩa... và đổ tất cả thức ăn thừa vào một cái thùng to rồi sau đó đem đổ đi. Có khi những thức ăn thừa là một phần tư con gà, hay cả đĩa bánh mỳ và những miếng bít tết to tướng...
Đến lượt anh Thành làm phụ bếp, những thức ăn thừa của khách, anh đem để riêng và đậy lại cẩn thận sạch sẽ, sắp xếp gọn gàng rồi đưa cho nhà bếp.
Thấy vậy ông đầu bếp Étcốtphie hỏi lại anh:
- Tại sao anh không đem những thức ăn này đổ vào thùng như những người khác?
- Anh Thành điềm tĩnh trả lời:
- Không nên đem vứt những thứ này đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.
Câu nói của anh Thành làm cho ông đầu bếp rất ngạc nhiên, vì ông thấy từ trước tới nay, chưa có ai ở khách sạn này nghĩ và nói như anh Thành.
Ông chủ bếp và mọi người nhìn anh biểu hiện một sự quý mến và khâm phục trước tấm lòng yêu thương của anh đối với những người nghèo.

3.Ai Là Nông Dân Của Bác ...??? !!!

Khi miền Bắc đã dành được độc lập,vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa chi viện cho miền Nam đánh Mĩ,với cương vị là Chủ Tịch Nước,Bác đề ra chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp,"có ăn no thì đánh mới thắng" ,không chỉ quan tâm đến năng suất, sản lượng, Bác còn rất gần gũi nông dân, xem nông dân có những khó khăn gì để cùng các đồng chí lãnh đạo tìm cách khắc phục.
Một lần Bác nói với đồng chí trưởng ban cảnh vệ - người luôn ở sát bên Bác,bảo vệ Bác:

- Chú chuẩn bị xe để mai Bác đi thăm ruộng, nói chuyện với nông dân ở ngoại thành.

Đồng chí trưởng ban cảnh vệ rất lo lắng, sợ rằng khi bác nói chuyện với nông dân sẽ có nguy hiểm cho Bác, nhất là ở ngoại thành, xa trung tâm. Cuối cùng đồng chí trưởng ban cảnh vệ cũng nghĩ ra một cách: đoán Bác chỉ đứng trên bờ nói chuyện với nông dân nên đã cắt cử một loại chiến sĩ cảnh vệ "giả" làm nông dân đứng dọc 2 bên đường để khi xe Bác đến thì đón Bác nói chuyện.

Hôm sau,xe vừa dừng lại, Bác đã xuống xe, xắn quần quá gối, lội xăm xăm ra nói chuyện với nông dân đang cày ruộng ở xa tít ngoài bãi, đồng chí Trưởng ban cảnh vệ vội chạy theo mời Bác quay lại sợ nguy hiểm cho Bác, Bác nói :

-Bác lội ra đây nói chyện với nông dân của Bác, còn kia là nông dân của chú, nông dân gì mà chân đầy lông...!!!

 

0 phiếu
bởi

 Câu chuyện về ba chiếc ba lô :

. Trong những ngày sống ở Việt Bắc, mỗi lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói: - Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng met.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
0 câu trả lời 96 lượt xem
Tóm tắt:Xuân   về kể chuyện bác đến thăm người nghèo (Hồ Chí Minh)
đã hỏi 1 tháng 12, 2021 trong Địa lý lớp 6 bởi hoangktr8991011 Thạc sĩ (5.8k điểm)
+2 phiếu
6 câu trả lời 239 lượt xem
Kể 1 câu chuyện về bác Hồ  
đã hỏi 27 tháng 11, 2019 trong Toán tiểu học bởi mahoa385463 Học sinh (83 điểm)
0 phiếu
6 câu trả lời 2.6k lượt xem
Ai ơi giúp mik tìm 1 câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ngắn nhất có thể đi. Mình tick hết, cảm ơn m.n
đã hỏi 10 tháng 2, 2017 trong GD Công dân lớp 6 bởi Bích Duy Thần đồng (1.4k điểm)
  • bác_hồ
+2 phiếu
2 câu trả lời 2.6k lượt xem
Mọi người ơi nhanh lên giúp với  Trân trọng @khongtuanminh443166
đã hỏi 31 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 414 lượt xem
0 phiếu
5 câu trả lời 58.8k lượt xem
Viết một đoạn văn ngắn về sự giản dị của Bác Hồ
đã hỏi 29 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 5.9k lượt xem
đã hỏi 23 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách Học sinh (452 điểm)
+2 phiếu
4 câu trả lời 247 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...