Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
228 lượt xem
trong Toán tiểu học bởi mahoa385463 Học sinh (83 điểm)
Kể 1 câu chuyện về bác Hồ

 

6 Trả lời

0 phiếu
bởi quyet Thạc sĩ (9.9k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi mahoa385463
 
Hay nhất

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

+2 phiếu
bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. 

Bác bảo: 

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. 

Bác hỏi: 

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý: 

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

+1 thích
bởi nhokmeoyeutien Cử nhân (2.5k điểm)

Chiếc áo ấm - Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ

Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

 

- Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Chú không có áo mưa?
  
Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:
  
- Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

 - Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn...

 Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ...

 Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

- Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.
  
Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

 

- Hôm nay chú có áo mới rồi.

- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

- Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá.

 

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.
 
Bài học kinh nghiệm: 

 

- Câu chuyện này tả lại tình yêu thương ân cần của Bác dành cho những cán bộ phục vụ quanh mình. Dù bận trăm công nghìn việc, nhưng khi thấy người chiến sĩ cảnh vệ canh gác dưới chân lán bị ướt và lạnh, Bác đã đôn đốc quân nhu chóng tìm áo ấm cho các anh. Chỉ một chiếc áo nhưng đã làm ấm cơ thể, ấm lòng anh chiến sĩ và hàng triệu triệu con tim người Việt.

 

- Như trong lời bài hát Thuận Nguyễn có viết: “Bác Hồ Người là tình yêu thiết tha nhất. Trong toàn dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hy sinh cho dân tộc Việt Nam. Bác thương những cụ già xuân về gửi biếu lụa Bác thương đàn cháu nhỏ trung thu gửi quà cho. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương Bác viết thư thăm hỏi gửi muôn vàn yêu thương.”

+1 thích
bởi khanhhuyendo Thần đồng (1.5k điểm)

NƯỚC NÓNG, NƯỚC NGUỘI

Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng tháng Tám.

Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.

Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí Trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.

Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:

- Chú uống đi. 

Đồng chí cán bộ kêu lên:

- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.

Bác mỉm cười:

- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?

- Dạ có ạ. 

Bác nghiêm nét mặt nói:

- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.

Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi, hứa sẽ sửa chữa.

Bài học kinh nghiệm

Qua câu chuyện này chúng ta thấy được sự quan tâm của Bác đến cách quản lý con người, một bài học về tâm lý và cách ứng xử sâu sắc, khôn khéo cho tất cả chúng ta. Khi giận dữ rất dễ mất kiểm soát bản thân mình, khi giận lên chúng ta có thể làm nhiều việc mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó, hoặc đưa ra một số quyết định không mấy sáng suốt, nói ra những điều không nên… chỉ để thỏa mãn cơn giận.

Tồi tệ hơn, vì cơn giận chúng ta có thể vô tình làm tổn thương đến những người xung quanh. Lưu lại trong ký ức của họ một hình ảnh không tốt đẹp. Vì vậy, trong mọi trường hợp hãy thật bình tĩnh, xử lý khéo léo tình huống để có được kết quả tốt nhất.

+1 thích
bởi khanhhuyendo Thần đồng (1.5k điểm)

HAI BÀN TAY

Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi:

- Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Người bạn đột nhiên đáp:

- Tất nhiên là có chứ!

Anh Ba hỏi tiếp:

- Anh có thể giữ bí mật không?

Người bạn đáp:

- Có

Anh Ba nói tiếp:

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, Tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm, ví như đau ốm… Anh muốn đi với tôi không ?

Anh Lê đáp:

- Nhưng bạn ơi ! Chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi ?

- Đây, tiền đây – anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay .Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì mà sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của Bác, người bạn đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kĩ về cuộc đi có vẻ phiêu lưu, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa. Còn Bác Hồ đã đi ra nước ngoài bằng chính đôi bàn tay của mình. Bác đã làm nhiều nghề khác nhau : Phụ bếp, bồi bàn, quét tuyết… và đi khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường cứu dân, cứu nước khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, giải phóng cho dân tộc.

Bài học kinh nghiệm

Câu chuyện ngắn gọn nhưng nhắc nhở chúng ta rằng, một ý chí kiên định, dũng cảm và sáng suốt, dám nghĩ dám làm sẽ mang đến cho ta những điều bất ngờ, có khi là cả sự thành công.

 

0 phiếu
bởi cindymiicute Học sinh (298 điểm)

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ phải trải nhiều khó khăn, gian khổ; trong đó có cả sự truy lùng, do thám, kiểm soát ngặt nghèo của kẻ thù. Nhưng nhờ có sự đùm bọc, yêu thương, kính trọng của đồng bào và đặc biệt là sự tài tình trong phán đoán tình hình, phản ứng nhanh nhạy trước mọi hoàn cảnh của mình mà Người thường thoát nạn.

Chuyện kể rằng năm 1942, một lần trên đường Bác Hồ về Pác Bó, đường đi có nhiều trạm gác của địch kiểm soát ráo riết. Làm thế nào để đưa Bác Hồ về Pác Bó một cách an toàn? Khi người dẫn đường dân tộc Nùng - ông Pù Sấn, rất lo lắng, chưa biết làm sao thì Bác Hồ bày cách "đóng kịch" nhằm qua mắt kẻ địch. Bác đóng giả làm thầy mo, Pù Sấn ( đóng vai người đi đón thầy mo về cúng cho mẹ vợ mình đang ốm. Bác cháu hóa trang rất khéo từ quần áo, đầu tóc,... đến những vật dụng mang theo.

 

Sau một quãng đường dài không gặp trở ngại gì, Pù Sấn vô cùng sung sướng tưởng như quên mất vai đóng. Thấy vậy, Bác nhẹ nhàng nhắc: "Chú đang làm việc đón thầy mo đấy nhé!".

Đến trạm gác, một tên lính ra hỏi:

- Đi đâu?

Pù Sấn đáp:

- Đi đón thầy mo về cúng cho mẹ vợ tôi ốm mà.

Tên lính quát:

- Thật không?

- Thật mà!

Bọn lính lục soát đồ đạc mang theo thấy có mấy tập sách cúng, mấy xấp bùa,... Đúng là đồ lễ của thầy mo. Đang chuẩn bị được đi thì bất ngờ một tên khác lại hỏi:

- Về đâu?

- Còn về đâu, về nhà mẹ vợ tôi mà.

Tên lính đó nói: "Vợ tôi cũng đang ốm, phải nhờ ông về cúng thôi".

Lúc này từ chối thì khó, mà ghé vào thì chậm hết công việc, lại rất dễ bị lộ.

Pù Sấn nhanh trí nói:

- Hầy à! Ông này nghễnh ngãng lắm, không biết chữa nhiều bệnh đâu, chỉ biết chữa bệnh phong thấp thôi.

Nhưng tên lính dõng vẫn cương quyết bắt đi về nhà hắn. Bác quay lại giả bộ ngu ngơ hỏi: "Hả?" Pù Sấn tiếp:

- Đấy! Có hiểu gì đâu! Mẹ tôi kêu mãi thì đành phải đón thôi. Đón về tốn gà, tốn rượu lắm, lại chả được việc gì!

Dáng điệu ông cụ khù khờ, lơ ngơ khiến đám lính trong đồn lắc đầu, chúng cũng nói thêm: "Ông này không ăn thua đâu!".

Cuối cùng tên lính mới cho đi. Thế là thoát.

 

Chuyện này được kể lại, ai cũng khâm phục Bác: Người lấy nhựa sung cơm nguội làm cho bộ răng trắng trở thành răng xỉn của ông lão địa phương, lại giả điếc, giả ngớ ngẩn rất tài nên đánh lừa được bọn lính gác. Bác đã dự kiến đúng tình huống sẽ xảy ra và có kế hoạch đối phó hiệu quả.

Câu chuyện càng khiến chúng em yêu quý và khâm phục Bác Hồ hơn. Để làm những việc lớn cho nước nhà, Bác không chỉ có một trái tim chan chứa yêu thương mà còn có một trí tuệ thật phi thường.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
2 câu trả lời 2.6k lượt xem
Mọi người ơi nhanh lên giúp với  Trân trọng @khongtuanminh443166
đã hỏi 30 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)
  • lol
  • 1234567891011
0 phiếu
0 câu trả lời 91 lượt xem
Tóm tắt:Xuân   về kể chuyện bác đến thăm người nghèo (Hồ Chí Minh)
đã hỏi 1 tháng 12, 2021 trong Địa lý lớp 6 bởi hoangktr8991011 Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 12.3k lượt xem
các mẩu chuyện ngắn về Bác Hồ( truyện càng ngắn càng tốt)
đã hỏi 22 tháng 4, 2017 trong GD Công dân lớp 6 bởi 01655427365 Học sinh (243 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 6.5k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 6.9k lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 15.8k lượt xem
Hãy kể 1 câu truyện về Bác Hồ tự học và rút ra bài học kinh nghiệm?
đã hỏi 19 tháng 10, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
+1 thích
1 trả lời 383 lượt xem
Văn tự sự nhé Không chép mạng
đã hỏi 14 tháng 7, 2019 trong Ngữ văn lớp 6 bởi bian555 Học sinh (262 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 1.7k lượt xem
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể về chuyện gì ?
đã hỏi 8 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Công chúa băng giá Thần đồng (520 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 56 lượt xem
đã hỏi 30 tháng 10, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi umenihon713 Thạc sĩ (6.8k điểm)
+2 phiếu
4 câu trả lời 23.3k lượt xem
A) Câu chuyện có những nhân vật nào ? B) Kể lại từng sự việc của câu chuyện. C) Ý của câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? ( CHÚ Ý: NẾU AI THẤY MÌNH KHÔNG LÀM ĐƯỢC THÌ LÀM ƠN ĐỪNG COPY TRÊN MẠNG VỀ )
đã hỏi 30 tháng 8, 2016 trong Tiếng Việt tiểu học bởi ❥ℳ¡ɳa﹏❣ Thần đồng (1.2k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...