Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
13.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
đã hiện lại

viết đoạn văn từ 10 đến 15 câu phát biểu cảm nghĩ cùa em về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến qua bài " Bánh trôi nước"

đã đóng
bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)

được, bạn cứ viết điblush

 

bởi Bích Quy Học sinh (391 điểm)
Bánh trôi nước trong ngữ văn à. Mà chắc trong ngữ văn 7 thì phải !
Hì hì ... mk chỉ đoán thế thôi !

18 Trả lời

0 phiếu
bởi khanhly123conngoan Học sinh (122 điểm)

” Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ “

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương:

” Đau đớn thay thân phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung “

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng ” Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! “, còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong ” Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong Đọc Tiểu Thanh Kí ( Nguyễn Du ), các đoạn trích Chinh Phụ Ngâm ( Đặng Trần Côn + Đoàn Thị Điểm ) và Cung Oán Ngâm ( Nguyễn Gia Thiều ).

Thời đại phong kiến trọng nam khinh nữ, đầy rẫy những sự bất công oan trái. Bị ảnh hưởng và phải chịu đựng nhiều nhất chính là người phụ nữ. thế nhưng, những người phụ nữ ấy vẫn luôn xinh đẹp, nết na, giàu lòng thương yêu và hết mực quan tâm đnế mọi người xung quanh. Ta có thể bắt gặp lại hình ảnh của họ qua các tác phẩm văn học dân gian và văn học trung đại Việt Nam.

Người phụ nữ ngày xưa xuất hiện trong văn học thường là những người phụ nữ đẹp. Từ vẻ đẹp ngoại hình cho đến tính cách. Đều là đẹp nhưng mỗi người lại mang một vẻ đẹp khác nhau, mỗi thân phận có một đặc điểm ngoại hình riêng biệt.Trong tác phẩm ” Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê. Ta cũng bắt gặp người phụ nữ như thế xuất hiện trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Vũ Thị Thiết cũng giống như cô gái trong “Bánh tôi nước”, là một người phụ nữ tư dung tốt đẹp, chăm chỉ siêng năng,… khiến Trương Sinh phải đem lòng thương mến mà bỏ ra trăm lạng vàng rước nàng về làm dâu.

Từ những cô gái quê chân chất đến tiểu thư đài các con của viên ngoại “gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” đều mang vẻ đẹp thật đáng yêu, đáng quý. Như Thúy Vân và Thúy Kiều trong tác phẩm lớn của đại thi hào Nguyễn Du “Truyện Kiều”, là hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, thông minh xinh đẹp “mai cốt cách, tuyết tinh thần’. Tuy mỗi người một vẻ nhưng ai cũng vô cùng xinh đẹp, dáng vẻ thanh thoát, yêu kiều như nhành mai, còn tâm hồn lại trắng trong như băng tuyết, thanh cao, kiều diễm và quý phái…

Những người phụ nữ đẹp là thế, vậy mà đáng tiếc thay họ lại sống trong một xả hội phong kiến thối nát với bộ máy quan lại mục ruỗng, chế độ trọng nam khinh nữ vùi dập số phận họ. Càng xinh đẹp họ lại càng đau khổ, lại càng phải chịu nhiều sự chén ép, bất công. Như một quy luật khắc nghiệt của thời bấy giờ “hồng nhan bạc phận”. Đớn đau thay số phận của nàng Vũ Nương! Chỉ vì muốn con vui, muốn bớt buồn,giải khuây khi sống cô đon vò võ nuôi con nên nàng đã lấy cái bóng, nói với con đó là cha. Nhưng nàng đâu thể ngờ, chính điều này đã gây ra cho nàng bao nỗi bất hạnh, tủi nhục, bị chồng nghi oan mà phải trầm mình xuống sông tự vẫn! với nàng, để minh oan, không còn cách nào khác nữa. Nàng đã cùng đường mất rồi! Giá như cái xã hội này có một chút công bằng, để cho lời nói của người phụ nữ có giá trị thì chắc chuyện đáng tiếc này đã không xảy ra. nàng không phải chịu uất ức, không phải lấy nước sông để rửa trôi nôõinhơ nhục mà chồng nàng áp đặt.

Vâng, số phận người phụ nữ thời xưa phải chịu bao nhiêu oan khuất, bất hạnh. Bị vu oan, bị nghi ngờ mà không thể giãi bày, không thể minh oan cho bản thân. Số phận của họ ở thế bị động, phải phụ thuộc vào người khác – những gã đàn ông chỉ lấy phụ nữ làm thứ mua vui, tiêu khiển. Họ không làm chủ đựoc số phận của chính họ:

“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày”
“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Những câu ca dao than thân của người phụ nữ với cụm từ bắt đầu quen thuộc “Thân em…”. Số phận người phụ nữ, lúc thì như “hạt mưa sa”, lúc thi như “tấm lụa đào”…Dù được dân gian ví với điều gì, thì người phụ nữ cũng đều chung một số phận đau khổ gian nan. Họ không biết sẽ sống ra sao, sẽ bị dòng đời đưa đẩy trôi nổi đến phương trời nào? Sẽ sống sung sướng nơi “đài các” hay lại làm lụng vất vả nơi “ruộng cày”? Đối với họ, quãng đời phía trước vô cùng mịt mù, chẳng biết được điều gì sắp xảy đến, sẽ “vào tay ai”…Có khi lấy phải người chồng vô dụng, người phụ nữ yếu đuối sẽ phải chịu nhiều cực khổ

 

Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan – mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”, liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: “Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!”. Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình): “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều – Nguyễn Du), hoặc bộc lộ những phản ứng: “Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”… (Hồ Xuân Hương). Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam.

0 phiếu
bởi ꧁༺ꀘꍏꁴꍏꀘꀤ༻꧂ Thạc sĩ (5.6k điểm)
Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian. thôi xong rồi
0 phiếu
bởi

Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ việt nam. . ta cx biết rằng, xã hội xưa là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà: đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. bà cx là một ng phụ nữ, một ng con gái trong xã hội đó, bà cx phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc; nên bà hiểu đc họ, hiểu đc ng phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. ng con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nc, ko biết trôi vào đâu. như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cx đâu có để cho tâm hồn mk theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì. và họ-ng phụ nư việt nam, một nét đẹp truyền thống ko bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

                           SƯU TẦM

0 phiếu
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
Nhà thơ Huy Cận từng viết : 

" Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử 

Nắng cho đời nên cũng nắng cho thơ " 

Có thể nói, ngày nay, vị trí của người phụ nữ đã đc đề cao, tôn vinh. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện diện ở nhiều vị trí trong cuộc đời và đã để lại nhiều hình ảnh bóng sắc trong văn thơ hiện đại. Nhưng thật đáng tiếc thay, trong xã hội cũ người phụ nữ lại phải chịu một số phận đầy bị kịch và đáng thương: 

" Đau đớn thay thân phận đàn bà 

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung " 

Câu thơ trên đã hơn một lần xuất hiện trong sáng tác của đại thi hào Nguyễn Du giống như một điệp khúc rùng rợn. Chả thế mà chị em miền núi lại than rằng " Thân em chỉ là thân con bọ ngựa, chao chược mà thôi ! ", còn chị em miền xuôi lại than mình như con ong cái kiến. Đây không phải là một lời nói quá mà điều này lại được thể hiện khá phổ biến trong văn học Việt Nam, trong " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương, trong Truyền Kì mạn lục, đặc biệt là trong 2 tác phẩm " Truyện Kiều " của Nguyễn Du và " Chuyện người con gái Nam Xương " của Nguyễn Dữ. 

Trong một xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận của người phụ nữ thật bé nhỏ, long đong lận đận. 

Văn học thời ấy cũng đã nhắc nhiều đến kiếp đời của người phụ nữ, mà có lẽ điển hình trong số ấy là nhân vật Vũ Nương ( " Chuyện người con gái Nam Xương " ). 

Tục ngữ có câu " Gái có công thì chông chẳng phụ " thế nhưng công lao của Vũ Nương chắng những không được biết đến mà chính nàg còn phải hứng chịu những phũ phàng của số phận. Nàng phải một mình một bóng âm thầm nuôi già dạy trẻ, những nỗi khổ về vật chất đề nặng lên đôi vai mà nàng phải vượt qua hết. Những tưởng khi giặc tan, chồng về, gia đình được sum vầy thì không ngờ giông bão đã ập đến, bòng đen của cơn ghen đã làm cho Trương Sinh lú lẫn, mù quáng. Chỉ nghe một đứa trẻ nói những lời ngây thơ mà anh đã tưởng vợ mình hư hỏng. Trương Sinh chẳng những không tra hỏi mà đánh đập phũ phàng rồi ruồng rẫy đuổi nàng đi, không cho nàng thanh minh.Bị dồn vào bước đường cùng, Vũ Nương phải tìm đến cái chết để kết thúc một kiếp người. 

Bên cạnh Vũ Nương, một hình ảnh nổi bật nữa là nhân vật Thuý Kiều của Nguyễn Du. 

Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương Thuý Kiều trong Truyện Kiều. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá ngoài 400 lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều 

Có lẽ bi kịch của Vũ Nương và Thúy Kiều không phải là trường hợp cá biệt mà khủng khiếp thay là số phận của bao chị em phụ nữ, là kết quả của bao nhiêu nguyên nhân mà chế độ phong kiến đã sản sinh ra làm số phận của họ thật bi đát. Từ những kiếp đời bạc mệnh ấy Nguyễn Dữ và Nguyễn Du đã góp phần khái quát lên thành lời chung, thành kiếp đau khổ chung của người phụ nữ, mà từ xa xưa số phận ấy cũng đã được thể hiện trong lời ca dao: 

" Thân em như hạt mưa sa 

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra đồng ngoài " 

Đó không chỉ là tiếng kêu thương mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối, thế lực và tiền bạc lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con người vào tình cảnh đau đớn . Với chế độ nam quyền : " Trọng nam khinh nữ " , người phụ nữ đã bị tước đoạt mọi quyền lợi chính đáng, nhân phẩm họ bị dẻ dúm. Họ bị ràng buồng bởi những lễ giáo fong kiến khắc nghiệt như đạo " tam tòng " , hay các quan niệm lạc hậu như " nữ nhân ngoại tộc "… Số phận của người phụ nữ hoàn toàn bị phụ thuộc, chà đạp, thậm chí còn bị coi như món hàng. 

Tàn dư ấy của chế độ cũ vần còn ngơi ngớt cho đến ngày nay, trên nạn bạo hành đối với phụ nữ vẫn còn khá phổ biến. Nhất là ở nông thôn. Ngoài ra ở một số nước còn có những tổ chức phi nhân đạo xuất hiện nghề mua bán phụ nữ để trục lợi làm giàu. 

Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói " Hồng nhan thì bạc phận " nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình dẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vị xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị trừng trị một cách nghiêm khắc. 

Tuy ra đời cách đây gần hai thế kỉ nhưng những tác phẩm tâm huyết trên vẫn gây xúc động sâu xa, nhức nhối trong lòg người dọc. 

Với nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã xây dựng được một hình tượng rất đẹp, rất có ý nghĩa về người phụ nữ. Bởi trong tác phẩm Vũ Nương chỉ là một người phụ nữ bình thường như bao người phụ nữ khác, hơn nữa nàng lại xuất thân kẻ khó vậy mà lại trở thành nhân vật trung tâm, nhân vật thẩm mĩ, nhân vật lý tưởng. 

Còn riêng truyện Kiều lại mang một cảm hứng nhân đạo rõ rệt- đây chính là sự kết tinh sức sống và tinh thần dân tộc Việt Nam. Chính cảm hứng này là kết tinh giá trị ưu tú nhất trong truyện Kiều. Có được điều ấy không phải là do cái tài của Nguyễn Du mà là do tấm lòng yêu thương con người của Nguyễn Du. 

Viết " Chuyện người con gái Nam Xương " và " Truyện Kiều ", Nguyễn Dữ cùng với Nguyễn Du đã góp một tiếng nói xúc động vào sự nghiệp giải phóng người phụ nữ. 
Bạn có thể tham khảo dàn bài trên để viết bài cho mình ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ thân phận người phụ Việt Nam xưa trong xã hội phong kiên qua các bài thơ như Tự Tình của Hồ Xuân Hương , Thương Vợ của Trần Tế Xương , Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương ...hoặc các tác phẩm văn học mà bạn đã học qua rồi. Bạn vào thêm link này tham khảo về phụ nữ Việt Nam xưa
0 phiếu
bởi love* love Học sinh (159 điểm)

Ngày nay, chúng ta được sống trong 1 thế giới tràn đầy hạnh phúc , một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc , ko phân biệt tầng lớp xã hội. Nhưng chúng ta có biết được, xã hội xưa người phụ nữ đã phải chịu nhiều khổ cực, tủi nhục, hiu quạnh.Và qua bài thơ "Bánh trôi nước ", chúng ta mới  thấy được phần nào số phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ.Chỉ vs chiếc bánh trôi mộc mạc thế thôi mà tác giả đã nói lên được những chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái "trọng nam khinh nữ"thời bấy giờ. Bốn câu ca dao là 4 cau than đại làm nên một chuỗi tiếng than buồn bã, dầu thông, xót xa, nó là những lời trách phận của người phụ nữ. Cuộc sống của họ không có ngày mai. Họ đầu tư quyết định tương lai của mình. Suốt đời phải mang theo 3 chữ tam tòng. Bang viec lap tu " thân em"bài thơ đã nhấn mạnh đc những cay đắng tủi nhục mà người phụ nữ phải trải qua. Họ là những người con ngoan, vợ dam, mẹ hiền. Ho trắng trong, cao quý vs tấm lòng hi sinh. ......Kết bài bn tự làm nha

GOOD LUCK~~

–1 thích
bởi dungmina Học sinh (121 điểm)
Phẩm chất: duyên dáng, trắng trẻo, phúc hậu

Thân phận: chìm nổi,lênh đênh,long đong,vất vả

=> Đáng thương

Nội Dung: trân trọng ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng,phẩm chất trong sáng,nghĩa tình son sắt của người phụ nữ

Bài này cô giáo Dạy Văn Giỏi giảng cko mk đấy
–1 thích
bởi daicadungdungvao Thần đồng (559 điểm)
đã sửa bởi daicadungdungvao

Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.

 

bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
viết đoạn văn chứ ko phải bài văn bạn nhé
–1 thích
bởi haghsatthu Học sinh (109 điểm)
Vi bai tho noi ve nguoi phu nu nen nhan manh ve pham chat dep cua phu nu do la y kien cua chi thoi.may e co nhug y gi cu neu ra

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời 16.1k lượt xem
cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua bài thơ bánh trôi nước và những câu ca dao bắt đầu bằng từ thân em
đã hỏi 21 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
+1 thích
2 câu trả lời 7.7k lượt xem
Dựa trên thân phận người phụ nữ trong xà hội xưa thông qua bài thơ "Bánh trôi nước", nêu nhận xét và liên hệ với đời sống người phụ nữ hiện đại. Rút ra đánh giá.
đã hỏi 12 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Standy Marastor
  • ngữ-văn-7
0 phiếu
2 câu trả lời 425 lượt xem
Hai từ thân em trong bài thơ bánh trôi nước gợi em nghĩ đến điều gì về người phụ nữ thời xưa
đã hỏi 19 tháng 10, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi manhdungyeuthientam453366 Học sinh (5 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 14.7k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 2.6k lượt xem
Bài thơ “ Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã đem lại cho em những cảm nhận về người phụ nữ Việt Nam trong xã ... n về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam xưa và nay.
đã hỏi 2 tháng 7, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 687 lượt xem
Các bạn/anh/chị nào có đoạn văn này hay cô cho làm rồi thì chia sẻ cho mình với nhé. Thank you.
đã hỏi 14 tháng 10, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi phamnhu Học sinh (155 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 731 lượt xem
với một đoạn văn ngắn 7-10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài 'Bánh Trôi Nước' chú ý sử dụng từ đồng nghĩa.
đã hỏi 28 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Ngân

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...