Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
697 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi phamnhu Học sinh (155 điểm)
Các bạn/anh/chị nào có đoạn văn này hay cô cho làm rồi thì chia sẻ cho mình với nhé. Thank you.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi vit_nguyeenz Học sinh (43 điểm)
  •    Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương:

     Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Đã có rất nhiều tác giả thành công với đề tài này. Một trong số đó là nhà thơ Hồ Xuân Hương với bài thơ Bánh trôi nước. Bài thơ đã để lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ bánh trôi nước là một bài thơ hay trong chùm thơ vịnh vật của Bà chúa Thơ Nôm-Hồ Xuân Hương. Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt với nhiều nghệ thuật độc đáo, sáng tạo, mang dấu ấn cá nhân của tác giả. Đặc biệt, cách sử dụng ngôn từ giàu giá trị gợi cảm và hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc, bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh chiếc bánh trôi, qua đó gợi liên tưởng tới vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. Trước hết, đọc bài thơ, hình ảnh chiếc bánh trôi hiện lên thật hấp dẫn, sinh động, làm ta vô cùng thích thú. Qua ngòi bút của nữ thi sĩ, đã hiện lên khá rõ nét từ hình dáng, màu sắc đến cả quá trình làm bánh: chiếc bánh trôi vừa trắng vừa tròn được làm bằng thứ bột nếp dẻo thơm, ở giữa có nhân đường phèn. Quá trình làm bánh cũng thật công phu: nhào bột, nặn bánh, nấu bánh với công thức “bảy nổi ba chìm”. Bằng tài năng và tấm lòng của người phụ nữ đầy cá tính, từ một chiếc bánh trôi bình thường, dân dã đã hiện lên một cách tự nhiên, sống động, lạ thường. Không chỉ thích thú với hình ảnh chiếc bánh trôi nước, mà bài thơ còn gợi lên trong ta bao cảm xúc về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa. Đây cũng chính là nghệ thuật ẩn dụ độc đáo, là chủ đề tư tưởng mà thi sĩ Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm qua văn bản. Đầu tiên, ta rung động trước vẻ đẹp ngoại hình hoàn hảo của người phụ nữ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Mở đầu câu thơ, tác giả sử dụng mô-típ rất quen thuộc trong ca dao, đó là cụm thừ “thân em”-hai tiếng đó được cất lên một cách đầy tự hào, kiêu hãnh của người phụ nữ khi nói về vẻ đẹp của chính bản thân mìn. Tiếp đó, tác giả sử dụng điệp từ “vừa”, kết hợp phó từ “lại” và hai tính từ “trắng”, “tròn”đã khẳng định được vẻ đẹp hoàn hảo, xinh tươi, tràn đầy sức sống của một người con gái. Đó là vẻ đẹp ngoại hình mang nét truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Mặc dù có vẻ đẹp tâm hồn hoàn hảo như thế, nhưng cuộc đời, số phận của những những người phụ nữ xưa lại lênh đênh chìm nổi, khiến ta vô cùng xót xa thương cảm: “Bảy nổi ba chìm với nước non”/ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Hồ Xuân Hương đã sử dụng một cách sáng tạo thành ngữ “Ba chìm bảy nổi” để diễn tả số kiếp chìm nổi, long đong của người phụ nữ. Những người phụ nữ đẹp là thế, duyên dáng là thế, nhưng cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuộc vào những định kiến khắt khe, hẹp hòi của xã hôi phong kiến vào tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Chính vì vậy, những người phụ nữ xưa không có quyền quyết định cho số phận của mình, họ phụ thuộc vào xã hội, vào kẻ khác, thật thương cảm cho họ. Dù cuộc đời, số phận bất hạnh là thế, nhưng người phụ nữ vẫn luôn tỏa sáng vẻ đẹp tâm hồn, phẩm hạnh khiến ta vô cùng trân trọng, cảm phục: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Cụm từ “mà em vẫn giữ” vang lên ở đầu câu thơ như một lời khẳng định chắc chắn: dù bất kì hoàn cảnh nào, dù cuộc đời có xô đẩy đến đâu, họ vẫn giữ vẹn nguyên phẩm hạnh của mình. Đó là tấm lòng son, là sự thủy chung, son sắt. Ta như cảm nhận được cuộc đời càng xô đẩy, càng vùi dập thì tâm hồn của họ lại càng lung linh sáng ngời. Với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, ngôn ngữ hàm súc, dân dã mộc mạc, đặc biệt là hình ảnh ẩn dụ, đa nghĩa, bài thơ đã gợi lên trong ta nhiều cảm xúc, đặc biệt hơn là về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa-người phụ nữ có vẻ đẹp ngoại hình, phẩm hạnh hoàn hảo, đáng trân trọng, nhưng cuộc đời lại bất hạnh, đáng thương. Hồ Xuân Hương đã viết về họ bằng tất cả tấm lòng, sự đồng cảm, sẻ chia, đặc biệt là sự trân trọng, ngợi ca đối với những người phụ nữ. Đó chính là giá trị nhân văn sâu sắc của bài thơ.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
5 câu trả lời 2.0k lượt xem
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? (Cảm nhận về bài thơ “Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương)
đã hỏi 3 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi I am otaku Cử nhân (2.5k điểm)
  • viết-văn
  • phát-biểu-cảm-nghĩ
  • bánh-trôi-nước
0 phiếu
2 câu trả lời 731 lượt xem
với một đoạn văn ngắn 7-10 câu phát biểu cảm nghĩ của em về bài 'Bánh Trôi Nước' chú ý sử dụng từ đồng nghĩa.
đã hỏi 28 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Ngân
0 phiếu
1 trả lời 335 lượt xem
Xác định thành ngữ trong bài thơ "Bánh Trôi Nước" của Hồ Xuân Hương và nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ
đã hỏi 16 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 335 lượt xem
đã hỏi 2 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 7.7k lượt xem
Dựa trên thân phận người phụ nữ trong xà hội xưa thông qua bài thơ "Bánh trôi nước", nêu nhận xét và liên hệ với đời sống người phụ nữ hiện đại. Rút ra đánh giá.
đã hỏi 12 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Standy Marastor
0 phiếu
6 câu trả lời 18.6k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 293 lượt xem
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước
đã hỏi 6 tháng 4, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 406 lượt xem
Soạn bài bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương
đã hỏi 18 tháng 6, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Walkers Thần đồng (618 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...