Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
329 lượt xem
trong Khác bởi tuyenviptqt Học sinh (140 điểm)
ai giúp mình biết thêm về mặt trời được ko
đã đóng

4 Trả lời

0 phiếu
bởi tuyen135305 Thần đồng (699 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi tuyenviptqt
 
Hay nhất

Khoảng 1 tỉ năm sau, Mặt trời sẽ bắt đầu thay đổi. Khí hydro trong lõi sẽ hết dần, nhiệt độ sẽ tăng lên. Do đó, bề mặt của nó sẽ sáng hơn và gây tác động lớn tới Trái đất. Nhiệt độ bề mặt Trái đất khi đó sẽ vào khoảng 75 độ C. Các đại dương sẽ bốc hơi, Trái đất thành một thảo nguyên không sự sống.

Khi Mặt trời dùng hết khí hydro để tạo năng lượng, nó sẽ dần biến thành một hành tinh đầy khí Heli.
Khi Mặt trời dùng hết khí hydro để tạo năng lượng, nó sẽ dần biến thành một hành tinh đầy khí Heli. Và vì thế, nó bắt đầu bị phá hủy. Lõi Mặt trời trở nên nóng hơn. Kích thước của hành tinh này tăng gấp rưỡi và chúng sẽ sáng gấp 2 lần bây giờ. Nó tiếp tục quá trình này trong vòng 700 triệu năm, sau đó giảm nhiệt dần. Khi đó, đứng từ Trái đất nhìn lên, Mặt trời trong giống như 1 quả bóng màu cam, treo lơ lửng trong bầu trời nhiều mây mù.

Khoảng 1,2 tỉ năm sau, Mặt trời mất ¼ trọng lượng và nó sẽ thay đổi quỹ đạo quay của mình
Khoảng 1,2 tỉ năm sau, Mặt trời mất ¼ trọng lượng và nó sẽ thay đổi quỹ đạo quay của mình: sao Kim sẽ quay vào đúng quỹ đạo của Trái đất và Trái đất thì bị "bắn" đi xa hơn.

Cuối cùng, Mặt trời bị biến thành một hành tinh đỏ, lớn hơn kích thước bây giờ khoảng 166 lần. Sao Kim và sao Hỏa sẽ sáng hơn.
Cuối cùng, Mặt trời bị biến thành một hành tinh đỏ, lớn hơn kích thước bây giờ khoảng 166 lần. Sao Kim và sao Hỏa sẽ sáng hơn. Trên Trái đất, núi sẽ bị "nung chảy", hình thành nên rất nhiều dòng nham thạch lớn. Mặt trời sẽ bao phủ nửa bầu trời.

Dù các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể sẽ bị diệt vong nhưng sự sống ở những hành tinh xa xôi lại có thể được nảy sinh.
Dù các hành tinh trong hệ Mặt trời có thể sẽ bị diệt vong nhưng sự sống ở những hành tinh xa xôi lại có thể được nảy sinh. Chẳng hạn, sự sống trên hành tinh Europa, mặt trăng của sao Mộc.

Khi Mặt trời đạt tới kích thước cực đại, nhiệt độ lõi của nó lên tới 100 triệu độ C, và quá trình tổng hợp Heli sẽ diễn ra.
Khi Mặt trời đạt tới kích thước cực đại, nhiệt độ lõi của nó lên tới 100 triệu độ C, và quá trình tổng hợp Heli sẽ diễn ra. Hạt nhân của Heli sẽ nhanh chóng bị phá vỡ, giải phóng rất nhiều năng lượng. Khi đó, Mặt trời lại dần thu nhỏ kích thước. Quá trình này diễn ra trong khoảng 100 triệu năm tiếp theo. Kết quả của quá trình phản ứng sẽ tạo ra những chất mới: oxy và carbon. Khi những chất này trong nhân đủ lớn, Mặt trời lại phình to ra gấp 2. Sau đó, chúng lại biến trở lại thành hành tinh Heli, carbon và oxy bị phân hủy nhưng năng lượng thì vẫn đủ để nó tiếp tục... chết.

Mặt trời tiếp tục phình to khi khí Heli và hydro không còn. Nó sẽ lớn gấp 180 lần hiện tại và sáng hơn 1.000 lần.
Mặt trời tiếp tục phình to khi khí Heli và hydro không còn. Nó sẽ lớn gấp 180 lần hiện tại và sáng hơn 1.000 lần. Một lượng lớn vật chất sẽ bị "ném" vào vũ trụ và ½ trọng lượng của nó sẽ mất. Khi đó, các hành tinh trong hệ Mặt trời chỉ còn là "ký ức".

8 bước đi của Mặt trời trước khi chết
Lõi là khí oxy và carbon, được bao quanh bởi một lớp khí Heli dày khiến Mặt trời không ổn định. Nó lại bắt đầu phản ứng, sau mỗi phản ứng Mặt trời lại mất đi một chút trọng lượng. Quá trình này diễn ra đến khi nó chỉ còn trơ lại nhân, có kích thước tương tự Trái đất. Nhân Mặt trời dần nguội đi và biến thành một hành tinh đá.

0 phiếu
bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời. Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinh, tiểu hành tinh, thiên thạch, sao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. 

Khoảng cách tới Trái đất: 149.600.000 km

Nhiệt độ bề mặt: 5.778 K

Bán kính: 695.700 km

Khối lượng: 1,989E30 kg

Độ sáng biểu kiến: -26,74

Bạn có thể tham khảo thêm tại đây :https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%B7t_Tr%E1%BB%9Di

0 phiếu
bởi nguyenvucamly111 Cử nhân (2.5k điểm)

Mặt Trời là ngôi sao ở trung tâm Hệ Mặt Trời, chiếm khoảng 99,86% khối lượng của Hệ Mặt Trời.[6] Trái Đất và các thiên thể khác như các hành tinhtiểu hành tinhthiên thạchsao chổi, và bụi quay quanh Mặt Trời. Khoảng cách trung bình giữa Mặt Trời và Trái Đất xấp xỉ 149,6 triệu kilômét (1 Đơn vị thiên văn AU) nên ánh sáng Mặt Trời cần 8 phút 19 giây mới đến được Trái Đất. Trong một năm, khoảng cách này thay đổi từ 147,1 triệu kilômét (0,9833 AU) ở điểm cận nhật (khoảng ngày 3 tháng 1), tới xa nhất là 152,1 triệu kilômét (1,017 AU) ở điểm viễn nhật (khoảng ngày 4 tháng 7).[7] Năng lượng Mặt Trời ở dạng ánh sáng hỗ trợ cho hầu hết sự sống trên Trái Đất thông qua quá trình quang hợp,[8] và điều khiển khí hậu cũng như thời tiết trên Trái Đất. Thành phần của Mặt Trời gồm hydro (khoảng 74% khối lượng, hay 92% thể tích), heli (khoảng 24% khối lượng, 7% thể tích), và một lượng nhỏ các nguyên tố khác, gồm sắtnickeloxysiliclưu huỳnhmagiêcarbonneoncanxi, và crom.[9] Mặt Trời có hạng quang phổ G2V. G2 có nghĩa nó có nhiệt độ bề mặt xấp xỉ 5.778 K (5.505 °C) khiến nó có màu trắng, và thường có màu vàng khi nhìn từ bề mặt Trái Đất bởi sự tán xạ khí quyển. Chính sự tán xạ này của ánh sáng ở giới hạn cuối màu xanh của quang phổ khiến bầu trời có màu xanh.[10] Quang phổ Mặt Trời có chứa các vạch ion hoá và kim loại trung tính cũng như các đường hydro rất yếu. V (số 5 La Mã) trong lớp quang phổ thể hiện rằng Mặt Trời, như hầu hết các ngôi sao khác, là một ngôi sao thuộc dãy chính. Điều này có nghĩa nó tạo ra năng lượng bằng tổng hợp hạt nhân của hạt nhân hydro thành heli. Có hơn 100 triệu ngôi sao lớp G2 trong Ngân Hà của chúng ta. Từng bị coi là một ngôi sao nhỏ và khá tầm thường nhưng thực tế theo hiểu biết hiện tại, Mặt Trời sáng hơn 85% các ngôi sao trong Ngân Hà với đa số là các sao lùn đỏ.[11][12]

Quầng nóng của Mặt Trời liên tục mở rộng trong không gian và tạo ra gió Mặt Trời là các dòng hạt có vận tốc gấp 5 lần âm thanh - mở rộng nhật mãn (Heliopause) tới khoảng cách xấp xỉ 100 AU. Bong bóng trong môi trường liên sao được hình thành bởi gió mặt trời, nhật quyển (heliosphere) là cấu trúc liên tục lớn nhất trong Hệ Mặt Trời.[13][14]

 

0 phiếu
bởi I like Face.book Thạc sĩ (9.8k điểm)
bạn tham khảo trên đây nè :

https://vi.wikipedia.org/wiki/Mặt_Trời

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 195 lượt xem
0 phiếu
5 câu trả lời 178 lượt xem
Ai nói cho mình 9 hành tinh trên hệ mặt trời trong TA là gì với ( mình cần gấp)
đã hỏi 19 tháng 5, 2017 trong Tiếng Anh tiểu học bởi Zac Efron Cử nhân (1.8k điểm)
–1 thích
3 câu trả lời 237 lượt xem
Cho mình hỏi là khi mình đạt câu hỏi thấy nó có cho dểm, vậy cho mình biết thêm thông in về cái này được không ạ?
đã hỏi 23 tháng 12, 2016 trong Yêu cầu hỗ trợ bởi thuphuong123 Thần đồng (1.2k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 190 lượt xem
đã hỏi 8 tháng 5, 2021 trong Khác bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 106 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Khác bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 274 lượt xem
+1 thích
4 câu trả lời 269 lượt xem
đã hỏi 20 tháng 7, 2018 trong Khác bởi ginoluong Học sinh (91 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 2.5k lượt xem
đã hỏi 12 tháng 7, 2018 trong Lịch sử lớp 10 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
  • lịch-sử-10
0 phiếu
1 trả lời 261 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...