Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Ryan Amy Thần đồng (1.0k điểm)
Nêu cảm nhận của em về câu ca dao sau:

"Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xah

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"

Làm bài văn nêu cảm nhận nhé các cậu
đã đóng

2 Trả lời

+1 thích
bởi myduyen2006 Thần đồng (1.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Ryan Amy
 
Hay nhất

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh bông trắng lại chẹn nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn.

Không hiểu bài ca dao xuất hiện từ bao giờ nhưng có nhiều y kiến cho rằng đây là bái ca dao mà nghệ thuật tuyệt vời và ý nghĩa triết lí nhân sinh sâụ sắc gắn liền với nhau, tạo nên giá trị muôn đời.

Hình ảnh cây sen được miêu tả vừa cụ thể, chân thật vừa mang tính tượng trưng và khái quát rất cao. Ca ngợi vẻ đẹp của hoa sen, tác giả dân gian nhằm phản ánh niềm tự hào của con người Việt Nam là luôn giữ được tâm hổn trong sáng, phẩm chất thanh cao, dù hoàn cảnh sống có nghiệt ngã đến mức nào.

Ở câu mở đầu:

Trong đầm gì đẹp bằng sen.

Tác giả đã khẳng định hoa sen đẹp nhất so với tất cả các loài hoa nở trong đầm bằng một câu hỏi tu từ khéo léo, lôi cuốn người nghe, đặt họ vào vị trí và tâm thế thưởng thức cùng với mình. Để rồi sau khi so sánh, cân nhắc họ sẽ rút ra kết luận không thể khác.

Câu thứ hai:

Lá xanh bông trắng tạỉ chen nhị vàng.

Để chứng minh cho lời khẳng định ở trên là có cơ sở, tác giả tuần tự miêu tả vẻ đẹp của cây sen, từ lá xanh qua bồng trắng đến nhị vàng. Trên nền xanh của lá, nổi bật màu trắng tinh khiết của hoa; giữa màu trắng của hoa lại chen chút sắc vàng của nhị. Từ lại được dùng rất tài tình, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng màu sắc của hoa sen, từ chen nói lên sự kết hợp hài hoà giữa hoa và nhị, tất cả như cùng đua đẹp, đua tươi. Cảnh đầm sen giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp hiện lên dưới ngòi bút chấm phá thần tinh.

Câu thứ ba.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Câu này có vị trí đặc biệt trong toàn bài vì nó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

Từ câu thứ hai sang câu thứ ba có sự đột ngột, khác thường trong cách gieo vần {ang, anh) nhưng nhiều người không để ý. Sở dĩ như vậy là do sự chuyển vần và sự thay đổi trật tự các từ ngữ và hình ảnh đã được thực hiện một cách khéo léo, tự nhiên, hợp lí vể cả nội dung và hình thức.

Hai chữ nhị vàng ở cuối câu thứ hai được lặp lại ở đầu câu thứ ba tạo nồn tính liên tục trong tư duy, cảm xúc và sự liên kết chặt chẽ giữa nội dung với hình thức trong toàn bài.

Câu đầu và câu cuối là nhận định, đánh giá về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của cây sen. Hai câu giữa tả thực đến từng chỉ tiết: lá xanh, bông trắng, nhị vàng (tả đi); rồi tả lại: Nhị vàng, bông trắng, lá xanh. Tả từ dưới lên trên, từ trên xuống dưới. Dường như người tả đang cố chứng minh bằng được vẻ đẹp của sen: đẹp từ sắc lá đến màu hoa, màu nhị. Sau đó lại nhấn mạnh thêm bằng cách đảo ngược: đẹp từ màu nhị đến màu hoa, sắc lá. Nghệ thuật miêu tả ở đây mới đọc qua tưởng chừng đơn giản, song thực sự đã đạt tới trình độ điêu luyện, tinh vi. Nghệ thuật ấy đã tôn vinh hoa sen lên hàng hoa quý, xứng đáng tượng trưng cho vẻ đẹp của con người chân chính.

Đọc mấy câu ca dao trên, chúng ta liên tưởng tới hình dáng thanh tao, kiêu hãnh của hoa sen và trong tâm tưởng cũng bừng nở một đóa sen tuyệt đẹp!
Câu thứ tư:

Gần bùn mà chẳng hồi tanh mùi bùn.

Dù mang tính chất ẩn dụ tượng trưng nhưng trước hết vẫn là tả thực về môi trường sống của cây sen. Sen thường sống ở trong ao, trong đầm lầy, nơi có nhiều bùn. Ấy vậy má hoa sen lại rất thơm, một mùi thơm thanh khiết lạ lùng! Có thể coi đây là cái nút của toàn bài ca dao. Thiếu câu ca dao này, hình tượng của hoa sen vẫn tồn tại nhưng không có linh hồn và ý nghĩa.

Nếu câu ca dao mở đầu là luận để mang ý nghĩa khái quát về hình tượng của hoa sen thì đến câu kết của bài thờ, hình tượng bông sen trong tự nhiên đã chuyển sang hình tượng bông sen trong cuộc đời một cách uyển chuyển, nhẹ nhàng, không có một sự gượng ép nào, do đó mà nghĩa bóng của hoa sen cũng mở rộng không giới hạn.

Chính vì vậy mà tính chất tượng trưng, ẩn dụ của hình tượng thơ nổi lên, lấn át hình ảnh thực. Nó tựa hồ như một cánh cửa kì diệu, khép nghĩa đen lại và mở nghĩa bóng ra một cách thần tình.

Và thế là trong phút chốc, sen hóa thành người, bùn trong đầm (nghĩa đen) biến thành bùn trong cuộc đời (nghĩa bóng). Rồi cả hình ảnh cái đầm cùng mùi hôi tanh của bùn cũng được coi là ẩn dụ tượng trưng vì nó được hiểu theo, nghĩa bóng với những mức độ rộng hẹp, xa gần khác nhau, tuỳ theo trình độ mỗi người.

 

hoa sen

Có một cái gì đó rất gần gũi, đổng điệu giữa phẩm chất của hoa sen và phẩm chất của người lao động. Mùi bùn gợi liên tưởng đến những cái xấu xa, thấp hèn của mặt trái xã hội phong kiến thời suy tàn cùng với lũ tham quan ô lại vô liêm sỉ.

bởi Ryan Amy Thần đồng (1.0k điểm)
Cậu tự làm đúng không ạ?
+5 phiếu
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)

Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm quả ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bông, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai đã từng làm xúc động, tự hào: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Tiếng ca của ai đã từng làm ta bâng khuâng:

Hoa thơm thơm lạ thơm lùng

Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.

Và còn hoa sen trong đầm đã làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng đã trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm thấy lòng mẹ ngạt ngào hương sen:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc đã đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xòe ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trắng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm thấy hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.

Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật di lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh.

Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.

Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưuthuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lí nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao, dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa.. Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm thấy thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen… này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:

Rủ nhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay…

Trong chúng ta, ai đãcó lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tân: (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tựhào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ BảoĐịnh Giang đã ngợi ca:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

 

bởi Ryan Amy Thần đồng (1.0k điểm)
cậu tự làm đúng không ạ?

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời
Sự khác nhau giữ âm trầm, âm bổng và âm to âm nhỏ ? 
đã hỏi 24 tháng 11, 2016 trong Vật lý lớp 7 bởi Nhiên Anh
+1 thích
1 trả lời
0 phiếu
0 câu trả lời
trình bày hiểu biết và nêu cảm nhận của em về 1 câu ca dao hoặc 1 làn điệu dân ca lưu hành ở Biên Hòa Đồng Nai mà em biết
đã hỏi 26 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nabithaonguyen
0 phiếu
1 trả lời
Cảm nghĩ của em về câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"
đã hỏi 7 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời
Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em sau khi học xong bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con."
đã hỏi 3 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lamanhpc1 Học sinh (300 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Nêu ví dụ về câu ca dao châm biếm
đã hỏi 26 tháng 9, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi xmak1208 Cử nhân (3.2k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời
Phát biểu cảm nghĩ về một bài ca dao, dân ca, tục ngữ ở địa phương Quảng Ngãi về di tích lịch sử.
đã hỏi 18 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoangvy Cử nhân (3.7k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
  Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em. Đừng chép mạng nha. giúp mình với  
đã hỏi 20 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
-Trăng quầng thì han trăng tán thì mưa - Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật. -Mưa tháng 3 hoa đất, Mưa tháng 4 hư đất -Tháng 2 trồng và, tháng ba trồng đô -Người đẹp vì lua lúc tốt vì phân -Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng -Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông Giải nghĩa nha
đã hỏi 13 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi lehoanganh962004 Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
các câu ca dao tục ngữ nói về bình định
đã hỏi 13 tháng 1, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi SkyBlue Cử nhân (1.5k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...