Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+3 phiếu
597 lượt xem
trong Khác bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)
đã đóng bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị
Vì sao ngón tay cái của con người chỉ có 2 đốt ???
đã đóng lại với ghi chú: câu hỏi đã được trả lời đầy đủ và chính xác

5 Trả lời

+1 thích
bởi TruongPhi05 Học sinh (313 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất
Ngón tay cái chỉ có 2 đốt trong khi các ngón khác có tới 3 đốt ngón tay là điều ai cũng biết. Hầu hết chúng ta đều coi đó là điều hiển nhiên và không bao giờ thắc mắc tại sao ngón tay cái của chúng ta lại khác "anh em" của chúng như vậy.

Hãy đọc bài viết dưới đây để biết nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt giữa ngón cái và các ngón tay khác nhé.

Bàn tay của chúng ta có 5 ngón, trong đó ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, ngón út mặc dù có độ dài ngắn khác nhau nhưng mỗi ngón đều được chia thành 3 đốt khác nhau, chỉ riêng ngón cái được chia thành 2 đốt.

 

Theo các nhà nghiên cứu, lý do ngón tay cái chỉ có 2 đốt là do kết quả của quá trình tiến hóa, chọn lọc tự nhiên của loài người để thích ứng với môi trường sống.

Như chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ, sống trong rừng sâu, leo trèo và đi lại bằng tứ chi. Và để thích ứng với các hoạt động bám, leo trèo trên cây thì ngón tay cái và ngón chân cái đã được phân tách ra với 4 ngón khác. Khi đó, các ngón tay hoặc chân được chia làm 3 đốt là thích hợp nhất.

 

Về sau khi xuống dưới mặt đất, vượn cổ tập đi đứng thẳng người trên 2 chi sau, 2 chi trước được giải phóng.

Trong quá trình tiến hóa, 2 tay thường xuyên phải cầm nắm và sử dụng các công cụ nên ngón tay cái trở nên nên chắc khỏe hơn, có thể hoạt động độc lập, duỗi gập dễ dàng, có thể phối hợp được với 4 ngón tay còn lại. Và để thích ứng, cấu tạo của ngón tay cái được chia thành 2 đốt là thích hợp nhất.

 

Nhưng tại sao lại là 2 đốt mà không phải 1 đốt? Nếu ngón tay cái chỉ có 1 đốt thì nó khá yếu ớt, không đủ lực để thực hiện động tác lớn khiến con người gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống.

Nếu ngón tay cái có đến 3 đốt sẽ khiến phần kết hợp giữa ngón cái và các ngón tay còn lại kém linh hoạt, có phần dư thừa.

Tóm lại, cấu tạo của ngón tay cái được chia làm 2 đốt là sự lựa chọn tốt nhất của sự chọn lọc tự nhiên giúp con người sử dụng bàn tay linh hoạt nhất. 
0 phiếu
bởi Đức lượng♥ NGTT Tiến sĩ (11.1k điểm)
Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng bật nhất trên cơ thể người với nhiều chức năng rất quan trọng, từ đơn giản như ôm hoặc nắm một vật thể lớn đến phức tạp như nhặt một viên sỏi nhỏ. Hầu hết hoạt động của bàn tay sẽ trở nên bất khả nếu không có sự hỗ trợ của ngón cái. Do đó cấu trúc của ngón tay cái phải phù hợp với chức năng của nó, chỉ có 2 đốt tay.

Bàn tay gồm có 5 ngón tay với tên gọi và kích cỡ khác nhau, do cấu trúc của xương bàn tay bao gồm 8 khối xương cổ tay (Carpals), 5 xương bàn tay (Metacarpals), và còn lại là 14 xương đốt tay (3 loại phalanges) trong đó mỗi ngón có 3 xương riêng ngón cái chỉ có 2 xương, thiếu một xương đốt tay giữa.

 

Cấu trúc này hình thành từ tổ tiên xa xưa nhất của loài người, loài cá Rhipidistia có xương vây trước là tiền thân của bàn tay, trong đó xương ngón đầu tiên ít hơn các ngón còn lại một đốt tay và cấu trúc này xuất hiện hầu hết ở thú, lưỡng cư, bò sát và cả con người (không tính các trường hợp ngoại lệ). Sau khi đã tiến hóa thành loài vượn cổ thì cấu trúc này thể hiện rõ ràng hơn do nhu cầu cầm nắm, leo trèo các ngón tay dần phân biệt rõ ràng và ngón cái thì đối diện với các ngón còn lại.

Khi loại vượn bắt đầu xuống đất đi lại thì chi trên được giải phóng, chi trước trở thành bộ phận để cầm nắm công cụ và lao động do đó ngón cái bắt đầu phát huy và hỗ trợ các ngón còn lại. Chỗ gần ngón cái còn sản sinh ra một cơ rất phát triển, khiến cho ngón cái có thể phối hợp hoạt động với 4 ngón đối diện.

Chinh vì chức năng quan trọng nên ngón cái chỉ có hai đốt, các nhà khoa học phân tích đây là cấu trúc hoàn hảo nhất giúp ngón cái có thể phát huy được sức mạnh của nó một cách tối ưu để phối hợp với những ngón còn lại nhờ vậy mà ngón cái có thể hoạt động độc lập hoặc phối hợp với các ngón còn lại.

 

Nếu ngón cái chỉ có một đốt thì không đủ sức và cũng không có thế trong cầm nắm, ngược lại nếu có 3 đốt thì sẽ trở nên dư thừa, không cầm được lâu, nắm không căng và không đủ lực. Theo thống kê của các nhà khoa học một nửa các hoạt động của bàn tay đều cần đến sự trợ giúp của ngón cái.

“Bàn tay mà thiếu ngón cái thì không khác gì một cái kẹp lệch”- John Napier. Cấu trúc của xương bàn tay đã hình thành từ lâu đời nhưng theo thời gian và nhu cầu lao động nên các chức năng của bàn tay và đặc biệt là ngón tay cái càng rõ ràng hơn và phát triển hơn. Cấu tạo đó chính là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên, sự tiến hóa.
0 phiếu
bởi Lê Văn Hoàng Tấn Thạc sĩ (8.0k điểm)
 Trong quá trình tiến hóa, 2 tay thường xuyên phải cầm nắm và sử dụng các công cụ nên ngón tay cái trở nên nên chắc khỏe hơn, có thể hoạt động độc lập, duỗi gập dễ dàng, có thể phối hợp được với 4 ngón tay còn lại. Và để thích ứng, cấu tạo của ngón tay cái được chia thành 2 đốt là thích hợp nhất.
0 phiếu
bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)

Theo thuyết tiến hóa chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Cuộc sống của loài vượn cổ là trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng từ chi, ngón tay cái và ngón chân cái được phân ra với 4 ngón khác, khi tiến hành hoạt động bám leo trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, mà tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt lại không lớn. Sau này vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên rất có lợi và chắc chắn. Ngoài đôi tay cầm nắm còn phát triển một cơ bắp rất khỏe mạnh, làm cho ngón cái có thể hoạt động phối hợp với 4 ngón tay đối diện khác.


Hình ảnh bàn tay được tạc tượng nhìn rõ thấy các đốt của ngón tay (Ảnh: crazyus)

Để thích ứng với hoạt động đối xứng của ngón cái, làm ngón cái có thể co duỗi, xoay, gập dễ dàng, cấu tạo tốt nhất là 2 đốt. Nếu ngón cái giữ nguyên 3 đốt thì hoạt động sẽ không thể có 2 ưu điểm gọn ghẽ linh hoạt và vững chắc. Vì vậy, cấu tạo ngón cái là kết quả chọn lọc của tự nhiên, của quá trình tiến hóa.

Chính từ kết quả của sự tiến hóa này, ngón cái của người hiện đại đã trở thành 1 ngón tay có tác dụng lớn nhất. Theo thống kê khoa học, tất cả các động tác vận động liên quan tới các ngón tay gần như trên 1 nửa cần sự giúp đỡ của ngón tay cái. Ngón tay cái vừa có thể làm việc độc lập, lại có thể àm việc cùng với 4 ngón khác, như viết chữ, cầm đũa, cầm nắm...

0 phiếu
bởi Bùi Hoàng Vũ Thành Cử nhân (2.2k điểm)

Bàn tay con người có 5 ngón, trừ ngón cái ra thì tất cả những ngón còn lại đều có 3 đốt, chỉ có ngón cái là 2 đốt. Tuy nhiên, chức năng của ngón cái lại chiếm một nửa chức năng của bàn tay, nếu không có ngón cái thì cả bàn tay sẽ không còn linh hoạt được nữa. Vì sao ngón cái chỉ có 2 đốt?

Lý giải khoa học tại sao ngón tay cái có 2 đốt

Theo thuyết tiến hóa chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Cuộc sống của loài vượn cổ là trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng từ chi, ngón tay cái và ngón chân cái được phân ra với 4 ngón khác, khi tiến hành hoạt động bám leo trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, mà tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt lại không lớn. Sau này vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên rất có lợi và chắc chắn. Ngoài đôi tay cầm nắm còn phát triển một cơ bắp rất khỏe mạnh, làm cho ngón cái có thể hoạt động phối hợp với 4 ngón tay đối diện khác.

Để thích ứng với hoạt động đối xứng của ngón cái, làm ngón cái có thể co duỗi, xoay, gập dễ dàng, cấu tạo tốt nhất là 2 đốt. Nếu ngón cái giữ nguyên 3 đốt thì hoạt động sẽ không thể có 2 ưu điểm gọn ghẽ linh hoạt và vững chắc. Vì vậy, cấu tạo ngón cái là kết quả chọn lọc của tự nhiên, của quá trình tiến hóa.

Chính từ kết quả của sự tiến hóa này, ngón cái của người hiện đại đã trở thành 1 ngón tay có tác dụng lớn nhất. Theo thống kê khoa học, tất cả các động tác vận động liên quan tới các ngón tay gần như trên 1 nửa cần sự giúp đỡ của ngón tay cái. Ngón tay cái vừa có thể làm việc độc lập, lại có thể àm việc cùng với 4 ngón khác, như viết chữ, cầm đũa, cầm nắm...

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
4 câu trả lời 383 lượt xem
Vì sao ngón tay cái chỉ có 2 đốt?
đã hỏi 2 tháng 4, 2020 trong Khác bởi PTG Tiến sĩ (22.4k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 180 lượt xem
đã hỏi 3 tháng 2, 2020 trong Khác bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 290 lượt xem
+3 phiếu
6 câu trả lời 187 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 125 lượt xem
đã hỏi 9 tháng 8, 2018 trong Khác bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 313 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 67 lượt xem
+2 phiếu
2 câu trả lời 1.6k lượt xem
Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay?
đã hỏi 1 tháng 5, 2016 trong Khác bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 197 lượt xem
đã hỏi 27 tháng 7, 2018 trong Khác bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...