Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
125 lượt xem
trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
bề mặt hành tinh sao thủy nóng như thế nào?

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Fong Zozo Học sinh (161 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị
 
Hay nhất

Nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp

Có quỹ đạo từ 46 đến 70 triệu km (28 đến 43 triệu dặm) từ Mặt Trời, sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất nhưng chịu tác động mạnh nhất từ các tia sáng của Mặt trời. Theo NASA, hành tinh nhỏ bé này nằm trong phạm vi chịu nhiệt độ khắc nghiệt nhất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Mặt ban ngày của hành tinh chịu nhiệt độ lên tới 427 độ C (800 độ F). Ngược lại, mặt ban đêm giá lạnh có nhiệt độ khoảng âm 180 độ C (âm 290 độ F). Nhiệt độ trung bình của sao Thủy là 167 độ C (332 độ F).

0 phiếu
bởi Đức lượng♥ NGTT Tiến sĩ (11.1k điểm)
Theo NASA, hành tinh nhỏ bé này nằm trong phạm vi chịu nhiệt độ khắc nghiệt nhất hệ Mặt trời. Mặt ban ngày của nó chịu nhiệt độ lên tới 427 độ C (800 độ F). Ngược lại, mặt ban đêm giá lạnh có nhiệt độ khoảng âm 180 độ C (âm 290 độ F). Nhiệt độ trung bình của sao Thủy là 167 độ C (332 độ F).
0 phiếu
bởi _Nguyễn Thu Hương_ Thạc sĩ (6.1k điểm)

 sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất nhưng chịu tác động mạnh nhất từ các tia sáng của Mặt trời. Theo NASA, hành tinh nhỏ bé này nằm trong phạm vi chịu nhiệt độ khắc nghiệt nhất so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Mặt ban ngày của hành tinh chịu nhiệt độ lên tới 427 độ C (800 độ F). Ngược lại, mặt ban đêm giá lạnh có nhiệt độ khoảng âm 180 độ C (âm 290 độ F). Nhiệt độ trung bình của sao Thủy là 167 độ C (332 độ F).

Các nhà khoa học từng cho rằng sao Thủy chỉ có một mặt duy nhất đối diện với Mặt trời, trong trường hợp được biết đến như là khóa thủy triều (tidal locking). Bởi hành tinh sao Thủy nằm rất gần với Mặt trời, nó được nghiên cứu khi có bề mặt đá, lồi lõm, gồ ghề hướng về phía Trái đất tại các điểm khác nhau trong quỹ đạo. Tuy nhiên, những nghiên cứu chuyên sâu hơn có tiết lộ thêm rằng hành tinh quay rất chậm - quay quanh trục của nó được ba vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo quanh Mặt trời, khi lấy các ngôi sao cố định làm hệ quy chiếu. Nếu nhìn từ Mặt Trời, trong hệ quy chiếu quay theo quỹ đạo chuyển động, Sao Thủy chỉ quay được 1 vòng trong hai chu kỳ quỹ đạo của hành tinh.

Trong thời gian một năm ban ngày, Mặt Trời di chuyển rất chậm từ chân trời phía đông sang chân trời phía tây, trong khi hành tinh sao Thủy đã hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Mặt Trời, đi qua cả điểm cận nhật và điểm viễn nhật. Tại điểm cận nhật, cường độ ánh sáng chiếu lên bề mặt hành tinh sao Thủy cao gấp hai lần khi nó ở điểm viễn nhật. Có những điểm trên bề mặt tại điểm cận nhật bị Mặt Trời chiếu sáng liên tục trong cả "ngày", do vậy những nơi này trở nên rất nóng.

Theo sự biến đổi của tốc độ chuyển động Mặt Trời trên bầu trời của Sao Thủy, sự chênh lệch nhiệt độ lúc cận nhật và viễn nhật còn tăng. Sao Thủy có vận tốc quỹ đạo cao hơn khi tiến đến điểm viễn nhật và gần điểm cận nhật. Lúc này, nếu nhìn từ Mặt Trời, chúng ta sẽ chỉ thấy được một mặt bán cầu sao Thủy luôn hướng về phía Mặt Trời, giống với một bán cầu Mặt Trăng luôn hướng về Trái Đất. Quá trình một bán cầu hướng về Mặt Trời trong thời gian càng lâu, càng làm tăng bức xạ Mặt Trời chiếu lên bán cầu này trong thời điểm ở gần điểm cận nhật.

Với khối lượng quá nhỏ, sao Thủy không đủ sức bảo tồn bầu khí quyển của nó – các nguyên tử trong bầu khí quyển liên tục bị mất vào trong không gian vì sức hút của trọng lực quá yếu. Hơn nữa, sao Thủy còn nằm gần Mặt trời nhất nên nó là hành tinh nóng và có bầu khí quyển mỏng nhất. Bầu khí quyển giúp "che phủ" một hành tinh, giữ nhiệt không rò rỉ vào không gian. Nếu không có một bầu khí quyển hoặc bầu khí quyển quá mỏng, sao Thủy sẽ mất rất nhiều nhiệt vào trong không gian, thay vì chia sẻ nhiệt độ với mặt ban đêm.

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 110 lượt xem
Hành tinh nào trong Hệ Mặt Trời có nhiệt độ bề mặt cao nhất? Hãy giải thích thật ngắn gọn lí do tại sao?
đã hỏi 11 tháng 2, 2018 trong Khác bởi Thiên Sứ Lạnh Lùng Thần đồng (1.5k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 104 lượt xem
vì sao sao thủy không giống với tên gọi của nó?
đã hỏi 30 tháng 6, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+1 thích
1 trả lời 388 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 283 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 126 lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 174 lượt xem
Vì sao mặt trời lặn vào mây thì đêm sẽ có mưa?
đã hỏi 1 tháng 7, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 144 lượt xem
Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào? Vì sao có hiện tượng đó?
đã hỏi 20 tháng 5, 2018 trong Khác bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 98 lượt xem
Hành tinh nào nóng nhất trong hệ mặt trời?
đã hỏi 3 tháng 5, 2020 trong Khác bởi Futari Cử nhân (2.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 260 lượt xem
  1. Darling_274

    20 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    15 Điểm

  3. lueyuri009730

    15 Điểm

  4. lenguyenducminh05102011227

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...