Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+4 phiếu
2.9k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi pronhan1811 Học sinh (17 điểm)

Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ.


5 Trả lời

+1 thích
bởi thanhdat070733469 Học sinh (37 điểm)
đã sửa bởi thanhdat070733469
 
Hay nhất

-Giống nhau: - Giống nhau: các sự việc, hiện tượng đều có nét tương đồng; tác dụng của biện pháp tu từ là làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật,sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

CHÚC BẠN HỌC TỐT <_>

+1 thích
bởi Kirito-san Thạc sĩ (5.9k điểm)

Ẩn dụ là lấy sự vật tương đồng có mối quan hệ nào đó để nói đến một sự vật khác. Vật mà tác giả muốn nói đến bị ẩn đi, người đọc tự suy luận theo mạch văn.

So sánh là đem 2 hay nhiều vật so sánh với nhau và những vật được so sánh luôn được hiện hữu trong câu văn.

Chúc bạn năm mới vui vẻ!

+1 thích
bởi kittukit Học sinh (73 điểm)

Ẩn dụ: 

 - Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b,c,d dựa trên các điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng. 

* Có 2 hình thức chuyển nghĩa: 

- Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể) 

- Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu tượng). 

* Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy: 

- Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng. 

- Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng. 

- Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động. 

- Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng. 

- Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng. 

* Nhận xét: 

Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động

So sánh: 

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

– Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:

+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)

+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sư vật, sự việc nói ở vế A)

+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.

+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)

Trong thực tế, mô hình cấu tạo trên có thể biến đổi ít nhiều:

+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lượt bớt.

+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.

–  Có hai kiểu so sánh: So sánh không ngang bằng và so sánh ngang bằng.

– Tác dụng: So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

* Tóm lại:

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

+1 thích
bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.6k điểm)

-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

0 phiếu
bởi nguyenngocanhtutam08122008 Học sinh (270 điểm)

- Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau. 

-Khác nhau:

   + So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.

   + Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 15.9k lượt xem
Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ.
đã hỏi 30 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
  • ngữ-văn-lớp-6
0 phiếu
1 trả lời 361 lượt xem
Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau giữa so sánh và ẩn dụ
đã hỏi 23 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 6 bởi manhh8822589 Học sinh (64 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 19.3k lượt xem
đã hỏi 22 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Yến Khanh Ngô Học sinh (324 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 192 lượt xem
So sánh sự khác nhau giữa "ẩn dụ" và "hoán dụ"
đã hỏi 29 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 6 bởi TittLe Cử nhân (2.5k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 3.8k lượt xem
+2 phiếu
1 trả lời 19.9k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 289 lượt xem
+1 thích
0 câu trả lời 150 lượt xem
So sánh sự giống và khác nhau giữa Lượm và Ga-vơ-rốt Giúp mk với
đã hỏi 7 tháng 5, 2019 trong Ngữ văn lớp 6 bởi hangtk Học sinh (254 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 9.3k lượt xem
 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết với truyện cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn với truyện cười.
đã hỏi 2 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi khoiclip Học sinh (252 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    53 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...