Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
Soạn bài Thương vợ của Tú Xương

2 Trả lời

0 phiếu
bởi YS Học sinh (231 điểm)
đã sửa bởi bing2122

Bố cục

- Có thể chia thành: Đề, thực, luận, kết

- Hoặc chia như sau:

    + 6 câu thơ đầu: Hình ảnh bà Tú

    + 2 câu cuối: Nỗi lòng của tác giả

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu

- Côn việc: Buôn bán

- Địa điểm: ở mom sông

- “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.

- Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.

- Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.

⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Đức tính cao đẹp của bà Tú

- Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”

- Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):

- Lời chửi trong hai câu cuối là lời của nhà thơ Tú Xương

- Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nỗi lòng của nhà thơ

- Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình

- Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người khong không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.

- Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình

Luyện tập (trang 30 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)

- Về hình ảnh: Tú Xương đã vận dụng hình ảnh “con cò” trong ca dao thành hình ảnh “thân cò” có phần xót xa, tội nghiệp hơn. Hình ảnh “thân cò” còn có tác dụng nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú và nỗi đau thân phận.

- Về từ ngữ: thành ngữ "năm nắng mười mưa" được vận dụng một cách rất sáng tạo. Cụm từ "nắng mưa" chỉ sự vất vả. Các từ năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra rồi kết hợp với "nắng, mưa" tạo nên một thành ngữ chéo. Hiệu quả của nó vừa nói lên sự vất vả, gian lao, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con của bà Tú.

0 phiếu
bởi htmhhtmh Cử nhân (3.7k điểm)

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Hai câu đề kể về công việc làm ăn và ghánh nặng mà bà Tú phải đảm đang:

+ Quanh năm: Cách tính thời gian vất vả, triền miên, hết năm này sang năm khác.

+ Mom sông: Địa điểm làm ăn cheo leo, nguy hiểm, không ổn định.

→ Hình ảnh gợi lên hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn.

- Hai câu thực đặc tả cảnh làm ăn vất vả để mưu sinh của bà Tú:

+ Đảo ngữ “lặn lội” đưa lên đầu câu, dùng “thân cò” thay cho “con cò” nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân của bà Tú.

+ Quãng vắng, đò sông: Không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm.

+ Biện pháp đối: khi quãng vắng >< buổi="" đò="">

+ Eo sèo: Gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ.

→ Hai câu thực miêu tả nỗi vất vả, cơ cực, khó khăn của bà Tú.

=> Bốn câu thơ đầu tả cảnh công việc và thân phận của bà Tú, đồng thời cho ta thấy tấm lòng xót thương của Tú Xương.

 

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

- Vẻ đẹp của bà Tú trước hết được cảm nhận ở sự đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con:

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Từ “đủ” trong “nuôi đủ” vừa nói về số lượng, vừa nói chất lượng. Câu thơ chia làm hai vế thì vế bên này (một chồng) lại cân xứng với tất cả gánh nặng ở vế bên kia (năm con). Câu thơ nén một nỗi xót xa, cay đắng.

- Ở bà Tú sự đảm đang, tháo vát còn đi liền với đức hi sinh:

Năm nắng mười mưa chẳng quản công

Thành ngữ “năm nắng mười mưa” chỉ sự gian lao, vất vả nay được Tú Xương dùng để làm nổi bật đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú.

 

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

=> Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.

 

Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bài thơ thương vợ dựng lên hai bức chân dung: Bức chân dung hiện thực của bà Tú và bức chân dung tinh thần của Tú Xương. Trong bài thơ, ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn biểu hiện trong từng câu thơ. Đó là một tấm lòng yêu thương, biết ơn đối với người vợ.

Yêu thương, quý trọng, biết ơn với vợ là những điều làm nên cốt cách của Tú Xương. Hơn nữa, trong xã hội trọng nam khinh nữ, việc một nhà nho như Tú Xương không những nhận ra sự vô dụng của mình mà còn trách bản thân một cách thẳng thắn.

=> Nhân cách của Tú Xương chân thật, cao đẹp.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
+2 phiếu
2 câu trả lời
đã hỏi 1 tháng 5, 2018 trong Ngữ văn lớp 11 bởi anhthh_823 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (15.4k điểm)
  • ngữ-văn-11
+2 phiếu
1 trả lời
+1 thích
2 câu trả lời
Soạn bài: Thương vợ (Trần Tế Xương)
đã hỏi 28 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
A. Giới thiệu nhà thơ Tú Xương, bài thơ Thương vợ và hình tượng bà Tú. B. Những vẻ đẹp của hình tượng bà Tú. C. Nghệ thuật xây dựng hình tượng bà Tú. D. Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng bà Tú và liên hệ, bày tỏ cảm nghĩ của bản thân. E. Tất cả các đáp án trên
đã hỏi 2 tháng 2, 2022 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời
Soạn bài Thương vợ trang 29 SGK Ngữ Văn 11
đã hỏi 2 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 11 bởi khoiclip Học sinh (252 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 2 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 11 bởi phamthunhien2997388 Thần đồng (797 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Đôi nét về tác giả Trần Tế Xương và tác phẩm Thương vợ
đã hỏi 29 tháng 8, 2019 trong Ngữ văn lớp 11 bởi ngoclinhbui Thạc sĩ (7.0k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
. Anh (chị) hãy làm rõ ý kiến trên.
đã hỏi 26 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 11 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời
Tại sao Nguyễn Khuyến và Tú Xương sống gần như cùng thời với nhau, cùng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhưng ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thúy, còn Tú Xương thường mạnh mẽ, sâu cay, châm biến, đả kích ?
đã hỏi 30 tháng 8, 2018 trong Ngữ văn lớp 11 bởi amynguyen Thần đồng (682 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    33 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...