Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendacminhquan.bt684 Học sinh (177 điểm)

Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

 

  1.  Uống nước nhớ nguồn. 

  2.  Có công mài sắt có ngày nên kim.

 


3 Trả lời

+1 thích
bởi yeu_anh07 Thạc sĩ (9.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi nguyendacminhquan.bt684
 
Hay nhất

Mở bài "uống nước nhớ nguồn":

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”. Tác giả dân gian sử dụng hình ảnh hết sức cụ thể, dễ hiểu “uống nước”, “nguồn” để khuyên chúng ta khi uống một ly nước phải nhớ đến nguồn gốc mà chúng đã được tạo ra. Nhưng một nó không chỉ có nghĩa đen mà trong hình ảnh đó còn ẩn chứa tính biểu tượng, đa nghĩa, đây mới chính là cái đích mà các tác giả dân gian hướng đến. “Uống nước tức là ta được hưởng thụ một thành quả nào đó của thế hệ đi trước để lại; Nguồn là những gì người đi trước, ông cha ta đã tạo ra thành quả đó. Như vậy, cả câu tục ngữ nhằm hướng đến một chân lí, một lời khuyên đối với thế hệ sau: khi chúng ta được hưởng bất cứ thành quả nào đó dù to lớn như đại dương, hay nhỏ bé như hạt cát thì chúng ta cũng phải biết nhớ ơn những thế hệ đi trước, những người đã tạo ra thành quả đó.

Kết bài

Tóm lại, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đã dạy cho con người hiểu rõ hơn về lòng biết ơn, về sự báo đáp với những người đã có công lao giúp đỡ mình. Câu tục ngữ mang đậm tính nhân văn và chúng ta là những người thế hệ sau nên có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp đó. Để tạo nên một xã hội văn minh hơn, lịch sự hơn, góp phần làm cho đất nước phát triển phồn vinh hơn.

                                                   ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Mở bài "có công mài sắt có ngày nên kim":

Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

Kết bài

Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.

                                    

+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Trong cuộc sống, tất nhiên ai cũng muốn thành công, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta có câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn nại, theo em còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động; góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

Mọi thành quả hôm nay chúng ta được thừa hưởng đều là do công sức, mồ hôi, nước mắt thậm chí cả máu ông cha ta đã vất vả đổ xuống. Bởi vậy, chúng ta phải ghi nhớ công ơn của những người đã làm ra chúng. Truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, phản ánh con người Việt Nam là những người ân tình, thủy chung, luôn biết ghi nhớ công ơn và báo đáp với thế hệ đi trước. Truyền thống này cần được giữ gìn và phát huy hơn nữa, nhất là trong thời điểm hiện nay để không bị vòng xoáy cuộc sống xô bồ làm cho phai nhạt những nét văn hóa đẹp đẽ của dân tộc.

 
 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời
Đọc 2 đoạn văn sau và xác định câu đặc biệt và trạng ngữ? Và cho biết tác dụng?   Vậy là đã hai năm trôi qua từ khi tôi bước đi tạm biệt ngôi trường cấp 1 yêu dấu này. Ôi! Sao nhớ quá! Những hình ảnh về buổi đầu tiên đến trường cứ gợi lên ... xuống mặt đường sạch bụi. Ngoài đường, xe cộ tấp nập, khách bộ hành lại nhộn nhịp qua lại. Tôi và Nghi nhanh chân bước vội về nhà.
đã hỏi 11 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendacminhquan.bt684 Học sinh (177 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
dẫn chứng về lòng bt' ơn trong văn  học
đã hỏi 6 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendacminhquan.bt684 Học sinh (177 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
  Sau khi đọc văn bản “Đức Tính Giản Dị Của Bác Hồ”. Hãy cho biết vì sao Bác Hồ rất giản dị trong lời nói và bài viết? Dẫn chưng bằng 1 vài câu nói của Bác?
đã hỏi 10 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendacminhquan.bt684 Học sinh (177 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Viết một đoạn văn (6-8 câu) cảm nhận về sự giản dị trong cuộc sống.
đã hỏi 6 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendacminhquan.bt684 Học sinh (177 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả, ấy vậy mà trên trời vẫn mưa tầm tả trút xuống, dưới sông thì nước bốc lên. Than ôi! sức người khó lòng địch nổi sức trời! Thế đê không sao cự lại dược với thế ... thay! Khúc đê này hỏng mất. a/ Chỉ ra các câu đặc biệt có trong đoạn văn trên? Tác dụng ? b/ Nêu nội dung chính của đoạn văn
đã hỏi 3 tháng 7, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi _dydychymte_ Học sinh (16 điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời
Cho mình hỏi giữa kì môn khtn của mình là 3,8 nếu điểm học kì 1 của mình là 8 thì kéo được bnh điểm ạ
đã hỏi 3 tháng 1, 2023 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi Lê Nguyễn Hà Anh
0 phiếu
0 câu trả lời
PHIẾU HỌC TẬP 2 * NỘI DUNG 1: 1. Hiện tượng bệnh lề mề biểu hiện như thế nào ? Tác giả có nêu ra được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không ? Tác giả làm cách nào để người đọc nhận ra hiện tượng đó? * NỘI DUNG 2: 3. Tác giả phân tích những tác hại của bệnh ... 6. Tác giả đã sử dụng những phép lập luận nào?Người viết bày tỏ thái độ gì đối với vấn đề? 2. Chỉ ra nguyên nhân của bệnh lề mề ?
đã hỏi 26 tháng 1, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenhuuquan749487 Học sinh (23 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Câu 1 Chứng minh cách mạng tháng Mười Nga là một sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của nhân loại thế kỉ XX? Câu 2  Trình bày nguyên nhân, phạm vi và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với các nước tư bản chủ nghĩa? Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ... mới của Ph.Rudoven : hoàn cảnh, nội dung, tác dụng. Câu 5. Phân tích những điểm mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
đã hỏi 6 tháng 1, 2022 trong Lịch sử lớp 8 bởi Tung7878
0 phiếu
0 câu trả lời

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    33 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...