Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
104 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)

2 Trả lời

+1 thích
bởi minhtiendailqa4a3324 Thạc sĩ (5.5k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi _NoProblems_
 
Hay nhất

Học tập là thu nhận, tiếp thu nguồn tri thức từ sách vở cho chính bản thân nhưng muốn lý thuyết hiệu quả cần phải thực hành vào cuộc sống. Học phải luôn đi đôi với hành mới vận dụng kiến thức thành công. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp trong bài Bàn luận về phép học đã khẳng định sự đúng đắn và tầm quan trọng học tập gắn liền với thực hành.

Học đi đôi với hành mỗi người cần phải hiểu rõ câu nói trên, “học” là một quá trình tiếp nhận nguồn, con người sẽ cải thiện kiến thức thông qua việc học, còn “hành” chính là sử dụng kiến thức đã học được vào thực tế, còn được gọi là sự chuyển hóa từ lý thuyết sang hành động. Nếu chỉ học thôi thì chưa đủ, con người cần phải thực hành mới gọi là tri thức có giá trị.

Có thể trên lớp bạn là người rất giỏi Toán nhưng về nhà bài tập thì không làm, bạn giỏi học Vật lí mà không làm thí nghiệm, không ứng dụng kiến thức vào thực tế liệu nguồn kiến thức đó có bị mai một hay không ? chắc chắn là có rồi. Cũng như việc học Văn chỉ học vẹt, đối phó mà không có sự cảm thụ văn chương chắc chắn học trước quên sau, không có tính hiệu quả.


Bác Hồ cũng từng nói: “Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”, lời răn dạy của Bác cũng đã khẳng định thêm mối quan hệ mật thiết giữa học với hành. Khi ta có lý thuyết vững vàng việc thực hành sẽ giúp củng cố kiến thức, ghi nhớ hơn lý thuyết với thu nhận, học mà không hành chỉ phí hoài công sức đổ sông đổ biển.

Hai yếu tố học và hành không thể tách biệt mà phải bổ sung cho nhau, nếu hành thôi mà không học, không có lý thuyết làm nền tảng làm việc gì chắc chắn cũng sẽ thất bại, cũng như một người mò mẫn trong đêm tối mà không có ánh sáng dẫn lối. Không ai mà biết làm bài tập khi chưa có công thức, định nghĩa. Nếu không có việc học thu nhận kiến thức thì ta không có cơ sở nền tảng để thực hành, các hành động thực hiện sẽ không mang lại kết quả như ý muốn, vì lẽ đó mà Nguyễn Thiếp đề nghị vua Quang Trung thay đổi phương pháp nhằm giúp việc học tập có tính hiệu quả hơn đó là: ‘Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”

Từ bài “Bàn về phép học” La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã cho thấy một phương pháp học chính xác và hiệu quả cao cho đến ngày nay. Học là nền tảng để thực hành thành công, biến nguồn kiến thức thu nhận trở nên thú vị, hữu ích và hiệu quả. Đừng học mà không hành chỉ uổng công sức, thời gian,tiền bạc, hãy biến nguồn kiến thức giúp ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

0 phiếu
bởi Sarah_Zin_cutee Thạc sĩ (5.5k điểm)

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên Lý ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lý ấy, chân lý ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lý thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lý thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lý thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lý thuyết ; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm". Không học chay, học vẹt, học lý thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận Lý là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên đường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kỳ quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du Lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lý thuyết được khắc sâu, lý thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo" ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kỹ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng
Thi đua học và hành;
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
Tùy theo sức của mình.
Để tham gia kháng chiến
Để gìn giữ hòa bình.
Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh".

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
2 câu trả lời 106 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)
+3 phiếu
2 câu trả lời 86 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 92 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.2k lượt xem
Đề 1:Kể về 1 kỉ niệm đáng nhớ đối với 1 con vật nuôi mà em yêu thích(con chó) Đề 3:Kể về 1 việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng. -Kg chép sách giải và mạng ạ 
đã hỏi 3 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 8 bởi dophong2k4 Học sinh (379 điểm)
  • giup-minh-voi
+2 phiếu
2 câu trả lời 100 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 65 lượt xem
đã hỏi 19 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi _NoProblems_ Cử nhân (2.1k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 4.5k lượt xem
Trong chương trình Ngữ Văn lớp 8, có 2 bài thơ viết theo kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Hãy nêu tên, tác giả của 2 bài thơ đó?
đã hỏi 21 tháng 2, 2020 trong Ngữ văn lớp 8 bởi phatnguyen25 Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 45 lượt xem
Nơi lạnh nhất không pk là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương Nêu suy nghĩ về vđè này P/s:Ai trl đầu mình tick cho
đã hỏi 21 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 8 bởi minhnhat11007 Học sinh (265 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 178 lượt xem
nêu suy nghĩ của em về chương trình thành phố 4 an
đã hỏi 22 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 8 bởi Jimin Mochi Thần đồng (1.4k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 213 lượt xem
Viết bài văn tự sự "người ấy" sống mãi trong tôi. Em muốn tham khảo bài về bạn ạ.
đã hỏi 16 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 8 bởi clara10
  1. vongochuy

    15 Điểm

  2. Darling_274

    15 Điểm

  3. chucngo18071041

    5 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...