Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
289 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 12 bởi
Em hãy phân tích hình tượng con sông Đà hung bạo hiện lên như thế nào qua tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
 
Hay nhất

Nguyễn Tuân – một nhà văn “duy mỹ” theo “chủ nghĩa xê dịch”, suốt đời tôn thờ và phụng sự cái đẹp, đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng với chiều sâu tư tưởng. Với cái nhìn tinh tế và nỗ lực tạo ra những tinh túy nghệ thuật, Nguyễn Tuân đã làm nên một "huyền sử" – huyền sử của một người ưu lối chơi "độc tấu" qua thiên tùy bút "Người lái đò sông Đà" – áng văn đẹp viết bằng sự thăng hoa của tâm hồn mà "đề thơ vào sông nước", thể hiện cách khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật. Đặc biệt, tác phẩm là sự kết tinh từ thực tiễn xây dựng cuộc sống mới đã mang đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Phải nói, ngôn ngữ Nguyễn Tuân đã lay con sông vô tri thức dậy, tưới linh hồn vào nó, khai sinh ra dòng sông nghệ thuật như một thực thể sống phức tạp có cá tính, có tâm trạng chỉ qua đặc điểm hung hạo được triển khai trong suốt cả bài tùy bút.

Hình tượng sông Đà biểu trưng cho chất vàng mười của thiên nhiên Tây Bắc – 1 hiện diện của cái Đẹp mà nhà văn khao khát kiếm tìm và thể hiện trong các sáng tác sau cách mạng. Sự khám phá về sông Đà dòng chảy dữ dội của núi rừng Tây Bắc là nhọc công dò đến ngọn nguồn lạch sông, truy tìm đến tận nơi gốc tích khai sinh, để biết chỗ phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông và thoạt kì thủy, dòng sông mang những cái tên Trung Hoa khá thơ mộng: Li Tiên, Bả Biên Giang. Cũng chưa có nhà văn nào trước N.T có thể kể tên vanh vách 50/73 con thác lớn nhỏ suốt một dải sông từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Cũng không có ai như ông, để có thể hạ bút viết đúng 3 câu về màu sắc nước sông Đà đã phải có mấy lần bay ngang qua miền sông ấy. Vậy mới thấy, cảm hứng về dòng sông Đà hung bạo, dữ dội chảy trên trang văn của Nguyễn Tuân đã biến vùng sông nước ấy thành một hình tượng nghệ thuật hoành tráng, mãnh liệt và đẹp một cách tuyệt đỉnh

Ngay từ lời đề từ của tác phẩn, Nguyễn Tuân đã đóng đinh vào lòng người đọc ấn tượng về sự ngang ngạnh bướng bỉnh, lạ thường:

"Chúng thuỷ giai Đông tẩu / Đà giang độc Bắc lưu"
Nguyễn Tuân trước và sau cách mạng luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hoá, mĩ thuật. Với cách nhìn này, sông Đà trong mắt ông hiện lên như một kì quan của tạo hoá. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân: “những cảnh đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” hay “có vách đá thành chẹt dòng lòng sông như một cái yết hầu” chio thấy quãng sông rất hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Không chỉ vậy, nhà văn chẳng những sử dụng thị giác, mà còn kết hợp các giác quan về độ cao và thẳng của vách đá bờ sông và dòng chảy nhỏ hẹp qua chi tiết tiêu biểu và lối liên tưởng bất ngờ, thiên nhiên hoang sơ gần với đời sống hiện đại của con người: Đi giữa vách đá cao vời vợi, đen đúa giữa mùa hè mà cũng cảm thấy lạnh người và tối om. Tưởng chừng như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện.

Tính chất hung bạo còn thể hiện qua cái dữ dằn của ghềnh sông với sự hợp sức của gió, của sóng và của đá. Dường như chúng phối hợp với nhau một cách chặt chẽ để tăng thêm sức mạnh uy hiếp, đe dọa con người: Ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn lấy mạng những người lái đò qua đây. Ở đây, một phần câu văn như bị chặt đứt ra thành nhiều khúc ngắn gọn, diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp và tăng tiến, tạo nhịp điệu khẩn trương, dồn dập, gấp gáp như sự chuyển động của gió to và sóng lớn.

bởi nhthuyvy16 ● Cộng Tác Viên Tiến sĩ (16.5k điểm)
Sự hùng vĩ và hung dữ của sông Đà không chỉ dừng lại ở đó, Sông Đà hung bạo, dữ dội còn thể hiện ở những hút nước, xoáy nước trên sông. Nguyễn Tuân miêu tả những cái hút nước ấy bằng cách so sánh rất tài tình. Khi thì rải rác trên mặt sông Đà "như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu", luc thì ví "nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc" cho thấy tác giả đã buộc sự dữ dội, nham hiểm của sông Đà phải hiện lên thành hình và gào thét bằng trăm ngàn âm thanh. Lúc này, Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng điều khiển dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió thác xô sóng đá. Từ đó khiến cho mặc dù chưa thấy sông nhưng người ta đã bị đe doạ bởi “tiếng thác nước nghe như oán trách gì, rồi lại như van xin, rồi lại như khiêu khích, giọng nghe gằn mà chế nhạo”. Thế rồi âm thanh bất ngờ được phóng to hết cỡ, các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Đó quả là sự liên tưởng phong phú: lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông – một cách kích thích trí tưởng tượng của người đọc đầy mới mẻ và táo bạo. Và để tô đậm thêm cái nguy hiểm của cái hút nước, nhà văn phối hợp giữa tả và kể, nhiều bè gỗ đi bị cái giếng ấy nó lôi xuống, có thuyền bị cái hút nước nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược,... Nhà văn có vẻ thích thú như muốn khám phá lòng cái hút nước này bằng điện ảnh để xem nét đẹp hung bạo của con sông: Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào cái thuyền thúng tròn vành rồi cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút sông Đà.
Sự hung bạo của sông Đà khiến nó như một chiến địa dữ dội với những nét phi thường, khác lạ qua hình ảnh nước dữ, gió dữ, đá dữ đặc biệt là “chân trời đá” bày trùng vi thạch trận chực lấy đi mạng sống của con người. Người ta nói Nguyễn Tuân là bậc thầy phủ thuỷ của ngôn từ, thổi hồn người vào sự vật vô tri vô giác. Cái đôi đũa thần ngôn từ của người chạm vào đâu thì những tảng đá như nổi hình nổi dáng, phảng phất linh hồn đầy sống động. “Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết lòng sông”, mỗi hòn có nhiệm vụ riêng, bộ mặt độc đáo, hình dáng không giống nhau: “Mặt hòn đá nào cũng ngỗ ngược, hòn thì nhăn nhúm, hờn thì méo mó, hòn thì oai phong, bệ vệ, lẫm liệt”. Với trí tưởng tượng phong phú, cách dùng từ tinh vi, quan sát kĩ lưỡng cùng kiến thức phong phú, bãi đá ngầm được bố trí công phu, khéo léo với ba trùng vi kiên cố. Mỗi trùng vi được thiết kế theo một sơ đồ riêng đảm nhiệm chức năng riêng. Trùng vi thứ nhất dàn ra năm cửa đá thì có đến bốn cửa tử, chỉ có một cửa sinh lệch về phía tả ngạn sông. Trùng vi thứ hai nó tăng thêm nhiều cửa tử, cửa sinh lại bố trí lệch sang phía hữu ngạn. Trùng vi cuối cùng, ít cửa hơn, bên trái bên phải đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Tại ba trùng vi thạch trận này, người lái đò đã trải qua những giây phút thập tử nhất sinh, chỉ cần khinh suất hay lơ là một chút thôi thì sẽ phải trả giá bằng tính mạng mình. Bằng hệ thống từ ngữ, hình ảnh nhân hóa phong phú, độc đáo, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp man dại, sức mạnh huyền bí của sông Đà hiện ra ở nhiều góc độ khác nhau khiến ta như lạc vào trận địa đủ thiên la địa võng. Đấy chính là tiềm năng to lớn của Đà giang khi nó được con người chinh phục. Đấy là "vàng trắng" quý báu của đất nước chúng ta.
Văn Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp của sự tổng hòa văn hóa, quảng giao đón du khách từ bốn phương trời kiến thức: lịch sử, địa lí, quân sự, võ thuật, điện ảnh, hội họa, âm nhạc… đã tạo nên bề dày uyên bác trong vốn tri thức của nhà văn, nâng cho đôi cánh tài hoa bay bổng. Với một ý thức ngôn từ giàu sức tạo hình, vốn từ ngữ phong phú, biến hóa, được tung ra đúng lúc, đúng chỗ, Nguyễn Tuân đã không chỉ dừng lại ở việc tạc khắc vào tâm trí người đọc tính cách bạo tạn, có một không hai của con sông Tây Bắc ; mà người còn thành công trong việc truyền hồn cho chữ, từ đó chữ truyền hồn cho dòng sông, và dòng sông truyền xúc cảm vào người đọc, để rồi trở thành một công trình thẩm mĩ, một kì công nghệ thuật mà thiên nhiên ban tặng con người chỉ với tính cách hung bạo, dữ dội ấy.
Trong lịch sử nhân loại, mỗi dòng sông lớn đều bồi đắp một nền văn minh. Trong địa hạt văn học Việt Nam, mỗi dòng sông đều gắn với một phong cách nghệ thuật. Ta đã từng được chiêm ngưỡng một dòng sông mênh mông, man mác buồn trong “Tràng Giang” của Huy Cận nhưng gây ấn tượng khó phai vẫn là con sông Đà vừa bang bạc, cao cường, bí ẩn nhưng cũng rất nhuần nhị, trữ tình. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, dòng sông “độc bắc lưu” hiện lên với vẻ ngang tàn, mạnh mẽ, không khác gì “kẻ thù số một” của con người. Nhưng có lẽ khi đã yêu mảnh đất này, Nguyễn Tuân có thể cảm nhận nó ở mọi khía cạnh đều toát lên vẻ đẹp khiến người đọc phải ngỡ ngàng, chẳng thế mà sông Đà được gắn với câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh:
“Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen.”

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 350 lượt xem
Em hãy phân tích hình tượng con sông Đà trữ tình hiện lên như thế nào qua tùy bút "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân.
đã hỏi 13 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 154 lượt xem
đã hỏi 28 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi Khách
0 phiếu
0 câu trả lời 124 lượt xem
Kết bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
  • văn-mẫu
  • dàn-ý
  • hay-nhất
  • chi-tiết
0 phiếu
1 trả lời 191 lượt xem
Mở bài hay nhất cho bài văn phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 147 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết nhất phân tích hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 295 lượt xem
Em có nhận xét gì về nhân vật người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà? Viết bài văn nghị luận về nhân vật ông lái đò.
đã hỏi 21 tháng 12, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi daudaihocueh Học sinh (103 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 316 lượt xem
"Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành''. (Tây Tiến, Quang ... văn 11, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.
đã hỏi 1 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 12 bởi trangngo2k4ngu614 Học sinh (354 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 76 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng nhân vật Lorca thể hiện qua bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 97 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng và em thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 177 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích hình tượng Sóng thể hiện qua bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...