Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
197 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)

đề 1: chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

đề 2: chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ " lá lành đùm lá rách"

* lập dàn ý chi tiết và viết bài văn hoàn chỉnh.

đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Lưu An Tiến sĩ (10.8k điểm)
Đề 1 : Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” . 
Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 
Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 223 lượt xem
Chứng minh: Đời sống ngày nay tuy ngày càng tiện nghi, tiện lợi, nhưng con người lại ít tìm thấy hạnh phúc, ít hài lòng. (Ai đó hãy giúp mk làm bài này với! Một giàn ý cx là tốt lắm rồi! Ai xong đầu mk sẽ tick cho!!! )
đã hỏi 8 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Diệu_2004 Học sinh (372 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 115 lượt xem
Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm ta không có"
đã hỏi 6 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Ngô Hàm Anh
0 phiếu
1 trả lời 122 lượt xem
Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "No bụng, đói con mắt" và "Mật ngọt chết ruồi"
đã hỏi 11 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
1 trả lời 101 lượt xem
Viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Lòng tham vô đáy"
đã hỏi 11 tháng 3, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Sunny
0 phiếu
2 câu trả lời 264 lượt xem
cm câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đã hỏi 21 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi serina16 Thần đồng (504 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 127 lượt xem
Nghị luận về vấn đề: " Tại sao phải bảo vệ các loài thú quý hiếm " Chỉ nêu những vấn đề chính thui nhé !!!!!!!!!!
đã hỏi 24 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 126 lượt xem
CÂU 2: cho 2 câu tục ngữ sau: "Học thầy ko tày học bạn" và "ko thầy đố mày làm nên". a) theo em những lời khuyên trên có mâu thuẫn ko? vì sao? b) hãy tìm thêm 1 cặp câu tục ngữ khác có nội dung tưởng như mâu thuẫn nhưng ko mâu thuẫn với nhau
đã hỏi 23 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 194 lượt xem
CÂU 1: dựa vào VB "Đức tính giản dị của Bác Hồ", em hãy viết đoạn văn nghị luận chứng mình rằng giản dị là 1 đức tính nổi bật của Bác. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu chủ động, 1 câu bị động. gạch chân 1 câu chủ động, 1 câu bị động dó
đã hỏi 23 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 155 lượt xem
Hãy viết một bài văn nghị luận về lời nói dối rất có hại Ai xong trước mk tick cho
đã hỏi 27 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 349 lượt xem
lập dàn ý và bài làm hoàn chỉnh đề bài: chứng minh rằng bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
đã hỏi 27 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29748 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...