Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
744 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
đã sửa bởi hoanglinh2814

đề 1: em hãy giải thích câu ca dao:
                     Bầu ơi thương lấy bí cùng

   Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

đề 2: ca dao xưa có câu: 
         công cha như núi ngất trời

nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông.

hãy giải thích câu ca dao trên. Theo em, chúng ta phải làm gì để đền đáp công lao to lớn của cha mẹ.

đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)

Đề 1:

Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giọng khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lý do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cũng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.

Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

Không ai có thể sống đơn lẻ một mình, không có mối liên hệ nào với những người khác. Ai cũng có quê hương nghĩa là có những người đồng hương chung làng, chung xóm. Ai cũng phải làm việc nên cũng có những người đồng nghiệp. Khi còn bé đi học, bạn bè cùng lứa tuổi cùng chung trường lớp, thầy cô. Chính những nét chung nhất ấy của họ đã giúp họ gắn bó với nhau hơn. Nhờ đó họ càng hiểu nhau, cảm thông cho nhau và giúp đỡ nhau, nhường nhịn nhau. Nhất định cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu mọi người đều quan tâm, yêu quý nhau. Vì vậy lòng yêu thương, tinh thần đoàn kết, chia sẻ, nhường nhịn nhau là đức tính, phẩm chất quí báu cần có ở mỗi người.

Lời khuyên nhủ, kêu gọi yêu thương đoàn kết không chỉ được nhắc một lần qua câu ca dao trên. Chúng ta còn bắt gặp trong những câu ca dao khác:

–    Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng

–    Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Thực tế đã chứng minh sự đoàn kết gắn bó của nhân dân ta mồi khi có giặc ngoại xâm. Trong những trận chiến đấu ấy, tình thương yêu, đoàn kết đã làm cho dân tộc ta có sức mạnh chiến thắng. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc chí Nam, từ cụ già đến trẻ em ai ai cũng đồng lòng giết giặc cứu nước. Bởi vì họ đều là dân của đất nước Việt Nam cùng chịu chung nỗi khổ mất nước, chịu chung ách nô lệ. Chính vì vậy mà nhân dân ta đã đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau chiến thắng kẻ thù.

Hiện nay đất nước ta đã thống nhất nhưng không phải mọi miền đều giàu có như nhau. Cuộc sống của mọi người cung khác biệt. Có những người quanh năm làm lụng vất vả nhưng không sao đủ cái ăn, cái mặc. Lại có những người rất giàu sang, đầy đủ. Theo truyền thống yêu thương của dân tộc, cần phải giúp đỡ người nghèo xóa đói giảm nghèo. Những người giàu có giúp người nghèo vay vốn làm ăn, góp tiền ủng hộ quỹ từ thiện chính là thể hiện tinh thần “lá lành đùm lá rách”, truyền thống nhân ái “nhường cơm sẻ áo” của cha ông. Nếu không giúp đỡ, nương tựa vào nhau như vậy làm sao con người có thể đồng đều vươn lên trong cuộc sống?

Đọc lại câu ca dao kêu gọi lòng yêu thương đùm bọc, ta càng thấy ý nghĩa to lớn của tình thương và sự sáng suốt của người xưa. Tình thương làm cho người ta sống nhân hậu, thân ái với mọi người. Tình thương làm cho con người vượt qua được khó khăn, hoạn nạn. Yêu thương, quan tâm giúp đỡ những người xung quanh, những người hàng xóm, bạn bè là một phẩm chất cần có của mỗi người chúng ta. Người Việt Nam sẽ truyền cho thế hệ mai sau đạo lý tốt đẹp đó để làm cho đời này thêm đẹp, thêm ý nghĩa hơn.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 1.1k lượt xem
Nhờ các bn cho mk tài liệu về đề này nhé :    Lập dàn ý nêu cảm nghĩ cho bài thơ " Tiếng gà trưa ""  
đã hỏi 20 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi NguyễnMia Học sinh (110 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 477 lượt xem
lập dàn ý bài mùa xuân của tôi Vũ Bằng
đã hỏi 1 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyenvucamly111 Cử nhân (2.5k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 69 lượt xem
Lập dàn ý cách viết một bài văn nghị luận . Giúp mik nhek mik tick cho .
đã hỏi 22 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 6.6k lượt xem
Các bạn giúp mình đềvăn này với:  Viết một đoạn văn từ 7 đến 10 câu về tình cdamr gia đình trong đó có sử dụng Từ đồng nghĩa, đồng âm và trái nghĩa,  Cảm ơn
đã hỏi 8 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Thachvicky
+1 thích
3 câu trả lời 4.1k lượt xem
hãy viết 1 đoạn văn ngắn về các mùa trong năm có sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
đã hỏi 1 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hồng anh
+1 thích
1 trả lời 5.6k lượt xem
Sưu tầm một đoạn văn hoặc thơ có cách dùng từ trái nghĩa mà em cho là hay. Phân tích cái hay của việc sử dung từ trái nghĩa trong đoạn văn, thơ đó.
đã hỏi 27 tháng 10, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi 74127895278952 Học sinh (317 điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời 7.7k lượt xem
Lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cánh đồng lúa chín
đã hỏi 12 tháng 9, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nguyễn Thiên Hương Học sinh (389 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 8.3k lượt xem
lập dàn ý chi tiếtvề bài Một nhà văn nói:"Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người"(cần gấp)  
đã hỏi 20 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ShiShiG Học sinh (150 điểm)
+1 thích
1 trả lời 108 lượt xem
Nếu..... Sở dĩ....... Tuy.... Hễ......
đã hỏi 22 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi xmak1208 Cử nhân (3.2k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 549 lượt xem
  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...