Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
901 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi
lập bảng thống kê thể hiện sự khác nhau và giống nhau của xhpk ở châu á và châu âu
đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi thinhlukaku Cử nhân (2.3k điểm)
1. Sự giống nhau:

 

Thời điểm ra đời (Quá trình hình thành, phát triển và suy vong): Sự hình thành chế độ phong kiến cũng như nhà nước phong kiến chính là quá trình phong kiến hóa, đó là cả một quá trình, diễn ra trong thời gian dài và có hai con đường: Một là, hình thành từ nền tảng là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Hai là, có những nước từ chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Sự suy vong của hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Đông và phương Tây cũng đều cùng xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

 

Cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng: Về cơ sở kinh tế: nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị,tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu là Thiên Chúa giáo). 

 

Về hình thức nhà nước: Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là quân chủ, trải qua hai giai đoạn - phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền. Từ góc độ hình thức cấu trúc nhà nước thì hầu hết các nhà nước phong kiến đều là những nhà nước đơn nhất. Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến, kể cả phương Đông và phương Tây đều sử dụng các phương pháp cai trị độc đoán, chuyên quyền để thực thi quyền lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bắt nông dân và những người lao động khác phải phục tùng tuyệt đối quyền lực đó.

 

Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.

 

Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hảo ở từng thời điểm với các quốc gia khác,...)

 

2. Sự khác nhau:

 

Thời điểm ra đời (các quá trình hình thành, phát triển, suy vong): 

 

Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; và hình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên. Tuy nhiên, quá trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII - XVI), các nước Đông Nam Á (thế kỷ X - XIV). Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến. Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (thế kỷ V - X), nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên (ở Tây Âu). Nó phát triển rất nhanh (Thế kỷ XI – XIV) và thời gian suy vong ngắn (Thế kỷ XV – XVI). Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La 

 

Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giécmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

 

Về cơ sở kinh tế - chính trị - xã hội - tư tưởng:

 

Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây (Tây Âu), chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa - chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài. Ở trung kì (thời kì phát triển), thủ công, thương nghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại. Khác với phương Tây, kinh tế phương Đông lại bó hẹp ở công xã nông thôn. Kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ - tá điền chiếm ưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản,..(sở hữu tư nhân phát triển chậm). Về cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phương Tây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ. Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

 

Về hình thức nhà nước: 

 

Ở phương Tây, một đặc trưng, phổ biến và bao trùm của nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kì cuối - thời kì suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,...Còn ở một số nước như Italia, Đức,...trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cả chế độ phong kiến. Tính chuyên chế ở chính thể quân chủ chuyên chế không cao như ở phương Đông. Ngoài ra, còn có hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu. Bên cạnh đó còn có sự ra đời và tồn tại của các cơ quan đại diện đẳng cấp...Ở phương Đông, hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan. Trong chính thể này, vua có uy quyền tuyệt đối, là đấng chí cao vô thượng và được thần thánh hóa là "thiên tử", "thiên hoàng"...Dạng chính thể này tồn tại trong suốt thời kì phong kiến.

 

Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước:

 

Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức 2 cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc. Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng. Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến. Sang giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đã tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá...)

 

Về bản chất và chức năng nhà nước:

 

Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa - nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. 

 

KẾT LUẬN

 

Như vậy, nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phương Tây tuy có nhiều điểm khác nhau và những đặc trưng riêng, nhưng đều là những nhà nước phong kiến - kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử, nó củng cố bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, góp phần quản lý đời sống xã hội. Nó là kiểu nhà nước điển hình cần được nghiên cứu, tìm hiểu, có những nhìn nhận, đánh giá chính xác và đầy đủ, sâu sắc hơn.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 1.3k lượt xem
đã hỏi 10 tháng 9, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi Hisui
  • lịch-sử-7
0 phiếu
1 trả lời 998 lượt xem
câu 1: đặc điểm kinh tế trong lãnh địa phong kiến có gì khác với đặc trưng kinh tế ở thành thị? câu 2: các cuộc phát kiến về địa lí đã có kết quả và ý nghĩa như thế nào đối với xã hội phong kiến ở Châu Âu  
đã hỏi 11 tháng 11, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 1.0k lượt xem
+1 thích
1 trả lời 1.3k lượt xem
Nêu điểm giống nhau và khác nhau của xã hội phong kiến châu âu và châu á
đã hỏi 15 tháng 11, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Trần Nhật Hoàng
0 phiếu
1 trả lời 82 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 133 lượt xem
Lập bảng thống kê các sự kiện chính của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm thế kỉ X-XII Cuộc kháng chiến Thời gian Trận đánh tiêu biểu Nhân vật lịch sử tiêu biểu
đã hỏi 25 tháng 12, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi nnguyenbao2009845 (-9 điểm)
+1 thích
0 câu trả lời 141 lượt xem
2.Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ trong lịch sử nước ta thời Lý - Trần theo thứ tự thời gian và nội dung.
đã hỏi 5 tháng 4, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.4k điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.2k lượt xem
Hãy lập bảng thống kê những sự kiện trính của phong trào Tây Sơn năm 1171 và năm 1784
đã hỏi 23 tháng 6, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 385 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. PTG

    213 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    65 Điểm

  3. lamloc

    40 Điểm

  4. tnk11022006452

    35 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...