Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 7 bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
                                        Khi con tu hú gọi bầy 

                             Lúa chiêm đạng chín, trái cây ngọt dần

                                       Vườn râm dậy tiếng ve ngân

                                Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

                                      Trời xanh càng rộng càng cao

                               Đôi con diều sáo lộn nhào tầng không...

 

 

P/s: chiều nay mình phải nộp bài rồi, giúp nhanh nha
đã đóng

1 Câu trả lời

+5 phiếu
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi hello mọi người
 
Hay nhất
6 câu thơ đầu diễn tả một cảnh màu hè đẹp đẽ , tràn đầy sức sống .
+Cảnh mùa hè đến được miêu ta rất sinh động
-Rộn rã âm thanh : Âm thanh tu hú , âm thanh tiếng ve
-Rực rỡ SẮc màu : màu vàng của bắp ,màu hồng của nắng
-Hương vị :Chín , ngọt
-Không gian cao rộng và sáo diều chao lượng tự do
Cần chú ý các từ chỉ vận động và thời gian (Đang chín , ngọt dần ) , sự mở rộng của không gian (Càng rộng , càng cao ), sự náo nức của cảnh vật (Đôi con diều sáo lộn nhào từng không ) -> Một mùa hè tràn đầy sinh lực
Đọc đáo nhất là tất cả những cảm nhận ấy đều hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ trong âm thanh của tu hú .Những cảnh sắc đẹp đẽ của mùa hè cho ta thấy trí tưởng tượng hết sức phong phú của nhà thơ .Đó là mùa hè đẹp đẽ , là khung trời tự do đầy sức sống

_____________

 

Bài thơ mở đầu bằng tiếng kêu chim tu hú gọi hè : Khi con tu hú gọi bầy... Câu thơ không nhằm mô tả tiếng chim kêu mà nhấn mạnh cái thời điểm tu hú gọi bầy : khi tu hú gọi bầy thì sẽ ra sao, sẽ xuất hiện những điều gi ?... Âm thanh không chỉ là tiếng kêu. Trong âm thanh thường có cả một thế giới hoài niệm gắn liền với âm thanh ấy. Một tiếng trống trường ngày khai giảng, một khúc nhạc ve ran khi vào hè đủ cho ta nhớ lại những ngày mực tím, áo trắng một thuở học trò náo nức đến trường.... Âm thanh ấy lại càng cồn cào, da diết biết bao khi nó đến với những người bị cách biệt với cuộc sống đồng loại : những chiến sĩ cách mạng bị giam trong tù. Ta hiểu vì sao, chỉ một tiếng chim tu hú gọi bầy cất lên đã làm hiện ra trong tâm trí Tố Hữu một thế giới đồng nội thân thuộc và quyến rũ đến thế : Lúa chiêm ..........từng không Một bức tranh đồng nội tuyệt đẹp vào vụ tháng năm, tháng sáu :lúa chín, trái ngọt, ngô vàng, ve ngân dậy vườn, nắng đào đầy sân, trời xanh cao rộng và sáo diều bay lượn...tranh vào tháng năm, tháng sáu :lúa đươ, trái ngọt, ngô rây vàng, ve , sân, xanh cao và sáo bay ...Từng hình ảnh, cảnh vật cứ lần lượt hiện ra với các nét quen thuộc, mang đúng đặc trưng của mùa hè nơi thôn dã. Bức tranh có màu xanh pha vàng của lúa đang chín, màu vàng dần, đỏ dần của trái cây đang chín, màu xanh đậm của vườn râm, màu vàng tười mới của bắp ngô, màu hồng rực rỡ của nắng, màu xanh vời vợi của bầu trời. Màu sắc tươi tắn rực rỡ, âm thanh lại sôi động bởitiếng tú hú rộn rã,tiếng ve râm ran trong vòm lá,tiếng sáo diều réo rắt từ không trung vọng xuống. Thoang thoảng đâu đây hương thơm của lúa đang chín, hương vị ngòn ngọt của trái cây. Có đủ âm thanh, sắc màu, cái gì cũng đẹp, cũng tươi vui, đầy sức sống, và tất cả đều hài hoà với nhau trong một không gian thoáng đãng có chiều cao vời vợi của bầu trời, chiều dài rộng mênh mông mà êm ả của làng quê.bức tranh làng quê vào hè hiện lên thật sống động,thanh bình tự do mà cũng căng tràn sức sống. Nếu « thi trung hữu hoạ » (trongthơ có vẽ) thì đây chính là một bức hoạ bằng thơ. Nhưng khó có thể hình dung đây là cảnh tượng có thật được nhìnbằng mắt, bởi tác giả đang ở trong tù. Càng cảm thấy ngột ngạt chết uất trong phòng giam chật chội, anh càng cảm thấy cảnh mùa hè ngoài kia mới tưng bừng rộng rãi, mới quyến rũ biết bao ! Với niềm khao khát tự do, thèm khát sự sống cháy ruột, người tù cách mạng đã huy động mọi giác quan căng ra đón nhận mọi tín hiệu của thế giới sự sống bên ngoài. Vì vậy đây chỉ có thể là bức tranh của hoài niệm được gọi dậy trong lòng nhà thơ từ một tiếng chim tu hú gọi bầy. Hoài niệm sống dậy bao giờ cũng lung linh đẹp đẽ. Đó là nhờ sức mạnh của liên tưởng và tưởng tượng. Điều này chỉ có thể có được khi tâm hồn nhà thơ đầy ắp ấn tượng về thôn dã. Tố Hữu là một người như thế nên trong đoạn thơ này, ông đã đem đến cho ta một điều kì diệu : sự liên tưởng tạo thành một phản ứng dây chuyền trong các câuthơ.Đầu tiên làtiếng chim tu hú gọi mùa hè.Tiếng chim ấy đánh thức cả một mùa hè thôn dã sống dậy trong kí ức ông và chảy ra theo ngòi bút thơ, để cho câu chữ vẫy gọi nhau, hình ảnh nối tiếp nhau mà đan dệt thành bức tranh đồng nội đầy quyến rũ. Thực ra, không phải câu chữ, hình ảnh, mà chính là kí ức, hoài niệm gọi nhau theo một phản ứng dây chuyền trong các câu thơ :tiếng chim gọi bầy gợi lúa đang chín, trái cây chín dần- biết bao là hương vị của đồng quê. Trái cây ngọt dần lại gợi đến những khu vườn râm mà ở đấy dậy lên tiếng ve ngân- khúc nhạc xao xuyến của mùa hè. Cái tiếng ve ngân ấy báo hiệu mùa hè đã đến, ấy là lúc bắp rây vàng hạt đang phơi đầy sân nắng đào- cái sắc mầu quê kiểng sao mà rực rỡ chói chang ! Nắng đào là nắng hồng rực rỡ lại gợi nhớ đến bầu trời xanh trong cao rộng, và một bầu trời êm ả như thế ở làng quê thì không thể vắng bóng sáo diều bay lượn trên không. Từ một tiếng chim mà gợi nhớ đến bao điều, đến bao âm thanh vui tươi, bao sắc màu đẹp đẽ của làng quê, của cuộc sống bên ngoài nhà tù như đang lên hương ngây ngất trong lòng nhàthơ. Cuộc sống ấy được hồi tưởng lại đẹp bao nhiêu thì cũng có nghĩa là ông đang khao khát nó bấy nhiêu- và ta hiểu đây là niềm khao khát tự do của người ciến sĩ trẻ đang bị giam trong tù. Có phải vì thế mà đoạnthơ đã chốt lại, nhưng chính là để mở ra một không gian cao rộng, tự do : Trời xanh ................ nhào từng không. Hình ảnh « đôi con diều sáo lộn nhào từng không » thật thoải mái, tự do và tâm hồn nhà thơ như cùng đang bay lượn trong cái không gian cao rộng, tự do ấy.
bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
bạn ơi, cái bài này là phân tích BPTT, cảm thụ kiểu đó mk cx làm dc

cái bài này chỉ cần chỉ ra BPTT là mk tạ ơn rồi
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
Vầy dc ko?

Mùa hè sống động, náo nức, đầy gợi mở, nhưng người trẻ tuổi say mê hoạt động như ông lại bị cầm tù giữa bốn bức tường kín mít, ngột ngạt, cách biệt với cuộc đời. Tiếng chim tu hú kia đã đánh thức nỗi niềm, bản tính sôi nổi ở người thanh niên cộng sản. Từ tiếng chim tu hú, Tố Hữu tưởng nghĩ đến cuộc sống phóng khoáng, nóng bỏng của mùa hè ở bên ngoài.

Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiêng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng dào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.

Có người cho rằng khổ thơ dẫn trên là một bức tranh phong cảnh, với những câu tả cảnh vào loại đẹp và hay trong tập thơ Từ ấy, trong cả thơ Tố Hữu.

Quả thật ở đây cảnh mùa hè được tả có hồn, sống động. Tất cả dường như đang nảy nở, phát triển. Lúa chiêm “đương” chín, không phải “đã” chín ; trái cây “đang” ngọt dần, không phải “đã” ngọt. Và đều bộc lộ hết sức mình trong cái mùa hè rộn rã kia. Tiếng ve “dậy”, nắng vàng “đầy” sân. Chiều rộng, chiều cao của không gian, của sự vật thật phóng khoáng, tự do. Trời xanh cao rộng, diều sáo “lộn nhào tầng không”.

Tiếng chim tu hú như là khúc dạo đầu. Từ khúc mở màn này, cả mùa hè bừng lên, náo nức, say mê... Nhưng cho rằng đây là một bức tranh thì không đúng. Với con mắt hoạ sĩ, đây không phải là một bức tranh mùa hè với bấy nhiêu thứ dồn vào một cái khung như thế. Hình như hai câu đầu là một bức, câu thứ ba, thứ tư và hai câu năm, sáu đều là những bức tranh độc lập với nhau. Nếu gọi là tranh thì đây là tranh liên hoàn mới đúng. Tại sao lại như thế? Vì đây là “tranh” không được vẽ bằng mắt nhìn, mà vẽ bằng tưởng tượng, hình dung ra theo tâm trạng của con người. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này, ở lúc này không định vẽ tranh mà cảnh trí náo nức, sinh động, sinh sôi của cảnh vật từ tiếng ve kêu đã hiện thành hình, đứt nối thành mùa hè trong con người. Cảnh rồi lại cảnh theo đó mà hiện ra, toàn những cảnh phóng khoáng tự do như mong tưởng.
bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
oài..........tức là trong bài này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào í (nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, liệt ke, chơi chữ,....) 

như vậy đó
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)
Hoặc là...

Tiếng chim tu hú gọi bầy gợi cho nhà thơ nghĩ đến khung trời lồng lộng ở bên ngoài và càng cảm thấy ngột ngạt trong xà lim chật chội, càng khao khát cháy bỏng cuộc sống tự do. Tiếng chim là yếu tố gợi mở để mạch cảm xúc trào dâng mãnh liệt:
 
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
 
Đó là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, của sự sống tưng bừng sinh sôi nảy nở. Tiếng chim vô tình tác động đến tâm hồn người tù trẻ tuổi. Nằm trong xà lim chật hẹp, tối tăm, cách biệt với thế giới bên ngoài, nhà thơ lắng nghe tiếng chim rộn rã, lắng nghe mọi âm thanh cuộc đời bằng tâm hồn và trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ. Một tiếng chim thôi cũng gợi trong tâm tưởng nhà thơ cả một trời thương nhớ về những mùa hè nồng nàn của quê hương.
 
Mùa hè là mùa của Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần dưới cái nắng vàng óng như mật của miền Trung. Những âm thanh rạo rực và hình ảnh tươi đẹp, tràn đầy sức sống của mùa hè nối nhau hiện lên trong kí ức nhà thơ:
 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
 
Ôi tiếng ve! Tiếng ve ngân dài suốt thời thơ ấu, suốt tuổi học trò, làm sao quên được ! Tiếng ve gợi nhớ về những khu vườn râm mát bóng cây, những sân phơi bắp (ngô) đầy ắp nắng đào. Màu vàng của lúa, bắp; màu hồng của nắng; màu xanh của trời tạo nên những mảng màu sắc lung linh, rực rỡ của bức tranh quê. Thoang thoảng đâu đây hương lúa, hương thơm trái chín đầu mùa. Xa xa, tiếng chim tu hú lảnh lót, tiếng ve ngân ra rả trong vòm lá. Trên bầu trời cao rộng, những cánh diều chao lượn, tiếng sáo vi vu trong gió nam mát rượi chiều hè… Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì nhà thơ mới hình dung ra một bức tranh mùa hè xứ Huế sống động đến như vậy. Đó là những mùa hè mà chàng thanh niên mười tám còn được sống tự do giữa gia đình, bè bạn, đồng bào, đồng chí thân thương.

Sáu câu-thơ lục bát uyển chuyển mở ra cả một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều âm thanh, hình ảnh tiêu biểu của mùa hè được đưa vào bài thơ: tiếng ve ngân trong vườn cây, lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với cánh diều chao lượn, trái cây chín mọng ngọt lành… Tiếng chim tu hú khởi đầu và bắt nhịp cho mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ màu sắc, ngạt ngào hương vị… trong cảm nhận của người tù. Đoạn thơ thể hiện khả năng cảm nhận tinh tế và khát vọng tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ trung, yêu đời nhưng đang bị quân thù tước mất tự do.
bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
xem phần bình luận ở trên

mà có khi đây là ở trên mạng
bởi ❤️~Minh_Thư~❤️ Thạc sĩ (6.4k điểm)

Lần này có ý thôi!

- Từ ngữ chọn lọc, chi tiết đặc sắc: những đéng từ mạnh mẽ: dậy, lộn nhào.

- Những tính từ chín, ngọt, đầy, rộng, cao để diễn tả sự hoạt động, sự căng đầy nhựa sống của mùa hè. Bầu trời được mở rộng và cao thêm những

- Viết theo thể thơ lục bát, giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.

- Lời thơ giàu nhạc điệu, mượt mà, uyển chuyển.

- Lựa chọn lời thơ đầy ấn tượng để biểu lộ cảm xúc khi thiết tha, khi lại sôi nổi, mạnh mẽ. - Lời thơ đầy ấn tượng.

- Sử dụng các biện pháp tu từ liệt kê,vừa tạo nên tính thống nhất về chủ đề văn từ liệt kê... bản, vừa thể hiện cảm nhận về sự đối lập giữa niềm khao khát sự sống đích thực, đầy ý nghĩa.

 

 

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
  "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng". (Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)
đã hỏi 17 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
–1 thích
0 câu trả lời
  Giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.  
đã hỏi 17 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời
Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
đã hỏi 13 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
+1 thích
1 trả lời
Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 5-7 câu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau: "Ôi l&ograve ... ;y Như dòng sông đỏ nặng phù sa." . (Theo chân Bác, Tố Hữu)
đã hỏi 29 tháng 7, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Baby
0 phiếu
1 trả lời
Chỉ ra hình ảnh nhan hóa và giá trị của phép tu từ trong khổ thơ sau : “Đát nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao Đát nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”
đã hỏi 3 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 9 bởi khách
0 phiếu
2 câu trả lời
Hãy nêu biện pháp tu từ trong 5 khổ thờ đầu bài "Đêm nay Bác không ngủ"
đã hỏi 18 tháng 3, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời
Hãy nêu tác dụng của một biện pháp tu từ tiêu biểu được sử dụng trong 2 câu văn sau: " Cây tre việt nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. "
đã hỏi 26 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Nguyễn Trọng Trí
+1 thích
1 trả lời
Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng  Đèn ra trước gió còn không hỡi đèn
đã hỏi 5 tháng 8, 2021 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Linh_xinh
0 phiếu
0 câu trả lời
  Tìm và phân tích hiệu quả thẩm mỹ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... (Từ ấy - Tố Hữu)  
đã hỏi 17 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Phamthunhien Tiến sĩ (20.5k điểm)
  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    33 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...