Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Thuyvan Võ Học sinh (178 điểm)

cho mik xin cái dàn ý của hai bài này đi!!! cần gấp lắm!crying

đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi thinhlukaku Cử nhân (2.3k điểm) 1 báo cáo vi phạm
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Thuyvan Võ
 
Hay nhất
I.        Mở bài

-Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.

-Nội dung bài thơ vừa động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.

II.      Thân bài

* Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.

+Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư(Sông núi nước Nam vua Nam ở).

-Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

-Xưng danh Nam quốc(nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tđi nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

-Khẳng định tư thê bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bâng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

+Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

-Nhấn mạnh chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

+Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Giặc dữ cớ sao phạm đến dây?)

-Thái độ của tác giả là câm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ,tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

-Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

+Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

-Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái dạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

-Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của TỔ quốc.

III.    Kết bài

-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

-Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

 

1.    Mở bài:

 

–    Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

 

–    Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

 

–    Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

 

2. Thân bài

 

*    Tình bạn già tri âm, tri kỉ:

 

+ Câu để (câu 1): Đã bấy lâu nay bác đến nhà

 

–    Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

 

–    Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày,

 

–    Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

 

+ 3 câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình:

 

–    Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

 

–    Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

 

+ 2 câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý : nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp…), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

 

+ 2 câu kết : Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm : Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.)

 

–    Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý. trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

 

3.    Kết bài:

 

–    Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

 

–    Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

 

–    Cảnh và tình đan xen hài h, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

Nhớ cho hay nhất đấy
bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣ Tiến sĩ (11.0k điểm)
coppy mạng mà lại không ghi nguồn là bị phạt đó 
0 phiếu
bởi kiet2312 Cử nhân (3.5k điểm)
 Bạn đến chơi nhà

1. Mở bài:
– Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn. 
– Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu. 
– Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống. 
2. Thân bài
* Tình bạn già tri âm, tri kỉ:
+ Câu để (câu 1): Đã bấy lâu nay bác đến nhà 
– Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.
– Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày, 
– Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người. 
+ 3 câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình:
– Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.
– Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)
+ 2 câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý : nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp…), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn. 
+ 2 câu kết : Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm : Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.)
– Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý. trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được. 
3. Kết bài:
– Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.
– Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
– Cảnh và tình đan xen hài h, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

Sông núi nước Nam

Mở bài: 
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và hòan cảnh tiếp xúc tác phẩm.
b) Thân bài:
Trình bày cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng từ những hình ảnh, chi tiết đặc sắc do tác phẩm gợi lên( nắm kĩ bố cục, trình tự của tác phẩm)

c) Kết bài:
Khẳng định cảm xúc
Nêu suy nghĩ.
 

 
bởi Thuyvan Võ Học sinh (178 điểm)
cảm ơn bạn nhiều nha!
0 phiếu
bởi ❣✿ღHaibara_Aiღ✿❣ Tiến sĩ (11.0k điểm)

Hai bài này mình coppy mạng, bạn tham khảo nhé :  

*Mở bài

-Tương truyền bài Sông núi nước Nam(thường gọi là Thơ thần) được Lí Thường Kiệt sáng tác vào khoảng cuối năm 1076, trong một trận chiến đấu ác liệt chống quân Tống xâm lược.

-Nội dung bài thơ vừa động viên tướng sĩ hăng hái giết giặc, vừa đanh thép cảnh cáo, làm lung lay ý chí kẻ thù.

*Thân bài

* Chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được.

+Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư(Sông núi nước Nam vua Nam ở).

-Khái niệm vua Nam vào thời bấy giờ đồng nhất với khái niệm dân tộc. Vua đại diện cho quốc gia, dân tộc.

-Xưng danh Nam quốc(nước Nam) là tác giả có chủ ý gạt bỏ thái độ miệt thị từ trước tđi nay của các triều đình phong kiến phương Bắc (Bắc quốc) đối với nước ta, coi nước Nam chỉ là chư hầu.

-Khẳng định tư thê bình đẳng, độc lập về chính trị của nước ta bâng thái độ kiêu hãnh, tự hào (Nam quốc, Nam đế).

+Câu thứ hai: Tiệt nhiên định phận tại thiên thư(Vằng vặc sách trời chia xứ sở).

-Nhấn mạnh chủ quyền của nước Nam đã được ghi rõ trong sách trời (Thiên thư). Trời đã phân định cho nước Nam bờ cõi riêng. Câu thơ nhuốm màu sắc thần linh thiêng liêng khiến cho chân lí về chủ quyền độc lập của nước Nam càng tăng thêm giá trị.

+Câu thứ ba: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm(Giặc dữ cớ sao phạm đến dây?)

-Thái độ của tác giả là câm giận và khinh bỉ: gọi quân xâm lược là nghịch lỗ,tức lũ giặc ngạo ngược, làm trái đạo trời, đạo người.

-Ngạc nhiên trước việc một nước lớn tự xưng là thiên triều mà lại dám phạm tới lệnh trời.

+Câu thứ tư: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư(Chúng mày nhất định phải tan vỡ)

-Cảnh cáo quân xâm lược rằng làm trái dạo trời thì tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là quy luật không thể tránh khỏi.

-Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh chính nghĩa của quân và dân nước Nam sẽ đánh tan quân thù, bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do của TỔ quốc.

* Kết bài

-Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, động viên quân ta anh dũng chiến đấu và chiến thắng.

-Bài thơ ra đời đã gần ngàn năm nhưng ý nghĩa to lớn, sâu sắc của nó vẫn còn nguyên vẹn, xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

nguồn :http://lamvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-song-nui-nuoc-nam-cua-li-thuong-kiet-3-1037.html

Bạn đến chơi nhà :

  Mở bài:

-Thơ Nguyễn Khuyến phản ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.

-Một số bài ông viết về tình làng xóm, tình bạn bè tri âm tri kỉ. Đó là những bài thơ rất cảm động. Bạn đến chơi nhà là một ví dụ tiêu biểu.

-Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đã cáo quan về sống ẩn dật tại quê nhà, nội dung thể hiện tình bạn già khăng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi. Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi nghi lễ tầm thường của cuộc sống.

 Thân bài

 Tình bạn tri âm, tri kỉ:

+ câu 1: Đã bấy lâu nay bác đến nhà

–    Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở bài thơ này chỉ có một câu.

–    Câu thơ như một lời chào hỏi mừng rỡ, thân tình của chủ nhân trước việc đến thăm của một người bạn già xa cách đã lâu ngày,

–    Cách gọi bác vừa dân dã, vừa kính trọng, thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết giữa hai người.

+ 3 câu thực (2, 3, 4): Lời phân trần, thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón thiếu chu đáo của mình:

–    Tác giả dùng tới 3 câu, trong khi thơ Đường luật phần này chỉ có 2 câu.

–    Ngôn ngữ thơ như lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lí do thứ nhất), Ao sâu nước cả khôn chài cá (lí do thứ hai), Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà (lí do thứ ba.)

+ 2 câu luận: Tiếp tục phân trần thêm hai lí do: Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Tính chất hài hước nằm ở ý : nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cải, cà, bầu, mướp…), chỉ tiếc là đều đang độ dở dang, chưa dùng được, nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.

+ 2 câu kết : Sự thiếu thốn được đẩy lên cực điểm : Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện trong dân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng phải có trầu và nước.)

–    Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rỡ, quý. trọng, chân tình đều hội tụ ở ba từ ta với ta. Chủ và khách, bác và tôi đã hòa làm một. Quả là tình bạn già sâu sắc, cảm động không có gì so sánh được.

 Kết bài:

–    Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.

–    Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

nguồn:http://tailieuvan.net/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ban-den-choi-nha-cua-nguyen-khuyen/

–    Cảnh và tình đan xen hài h, nhuần nhuyễn, ấm áp tình tri âm, tri kỉ.

bởi Thuyvan Võ Học sinh (178 điểm)
cảm ơn bạn nhiều

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời
lập dàn ý bài Bạn đến chơi nhà. Ai giúp mik vs, mik cần gấp lắm!
đã hỏi 1 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Thuyvan Võ Học sinh (178 điểm)
  • -
0 phiếu
1 trả lời
lập dàn ý chi tiết cho bài văn bạn đến chơi nhà của nguyễn khuyến.
đã hỏi 11 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi yoona2x Học sinh (105 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời
+2 phiếu
1 trả lời
Những ý chính cần nắm trong bài Qua đèo ngang và Bạn đến chơi nhà. Giúp mk với
đã hỏi 15 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
+1 thích
3 câu trả lời
giúp mk lập dàn ý vs : Đề 1: kể cho bố mẹ nghe một câu chuyện lí thú ( hoặc cảm động, hoặc buồn cười,...) mà em ... ; gặp ở trường Cùng những đề khác nữa Lập dàn ý ấy
đã hỏi 13 tháng 6, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Hotaru Thần đồng (547 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
em hãy kể cho bố mẹ nghe 1 cau chuyện lý thú [hoặc cảm động, buồn cười] mà em đã gặp ở trường
đã hỏi 18 tháng 9, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi thanhhuyenbtvv Học sinh (5 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời
câu 1 : Tìm nghiệm của các đa thức sau : a) g (x) = x - 1/ 7 b) h (x) = 2x + 5 câu 2: Tìm m để đa thức f (x) = (m-1) x^2 - 3mx +2 có một nghiệm x=1 ... ;n tia đối của AB lấy điểm K sao cho AK = HC . Chứng minh 3 điểm K,D,H thẳng hàng.
đã hỏi 9 tháng 5, 2017 trong Toán lớp 7 bởi nguyenlevangvang Học sinh (198 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
Những kỉ niệm sâu sắc về thầy , cô và mái trường
đã hỏi 7 tháng 11, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi umenihon713 Thạc sĩ (6.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Đề văn nghị luận chứng minh về môi trường (liên quan tới rừng). Giúp mik với ạ mai là nộp rồi TvT.
đã hỏi 18 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 7 bởi gianghuongsk0110162 Học sinh (10 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời
Trình bày suy nghĩ của em về lời xin lỗi trong giao tiếp, ứng xử ( 6-8 câu ) Giúp mình nhé !!!!!!!!
đã hỏi 26 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    696 Điểm

  2. Darling_274

    215 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    173 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...