Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+2 phiếu
trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
Hãy nêu các biện pháp phòng trừ ngộ độc thực phẩm!
đã đóng

4 Trả lời

+2 phiếu
bởi ๖ۣۜAngelica (-13,611 điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Tí Vua Đệ Nhất
 
Hay nhất
- Vệ sinh nhà bếp, chén đĩa,...

- Rửa tay trước khi ăn.

- Nấu chín và bảo quản thức ăn cẩn thận.

- Rửa kỹ thực phẩm. 

- Không ăn đồ ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng.

- Không dùng những đồ hộp quá hạn sử dụng.

- Không dùng thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.

ST
+1 thích
bởi -----AILee----- (-822 điểm)

-Chọn thực phẩm tươi, sạch.

-Thực hiện ăn chín uống sôi.
-Không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín.
-Thức ăn đã nấu chín nên ăn ngay (trong hai giờ đầu), phải được bảo quản đúng cách.
-Không sử dụng thức ăn quá hạn, bị ôi thiu.
-Rửa tay sạch trước khi chế biến, giữ vệ sinh trong quá trình chế biến.
- Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có khả năng chứa chất độc, các loại thực phẩm lạ.
0 phiếu
bởi Kirito-san Thạc sĩ (5.9k điểm)

Việc phòng tránh ngộ độc thực phẩm là cả một quá trình từ việc chọn thực phẩm đảm bảo, bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, đằn, hâm, ướp lạnh...) đến quá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài. Trong đó phương châm cần lưu ý là "ăn chín, uống sôi" (ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ)[37]

  • Cách hiệu quả hàng đầu để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là nên chú ý khi mua thực phẩm cần chọn các thực phẩm tươi sống, tránh dùng thực phẩm kém chất lượng (ôi thiu, ươn...) không dùng thực phẩm đã hết hạn sử dụng (hết đát).[8][37] Nếu thực phẩm có mùi hôi, nên loại bỏ chúng trước thời hạn.[38]
  • Bảo quản kỹ lưỡng những thực phẩm chưa chế biến.

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh đúng cách: Các loại vi khuẩn gây hại tiềm ẩn trong thực phẩm sẽ phát tán rất nhanh nếu không được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thích hợp. Thực phẩm sau khi mua khoảng 2 giờ tại các cửa hàng hay siêu thị cần được bảo quản lạnh. Còn nếu ở điều kiện nhiệt độ phòng (khoảng 32°C), trong vòng 1 giờ thì các loại thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh.

Đối với các loại thực phẩm như thịt, cá, hải sản có thể dự trữ trong ngăn đá của tủ lạnh khoảng 2 ngày, còn đối với thịt bò, thịt bê, thịt cừu thì có thể 3 - 5 ngày.

  • Làm chín thức ăn ở nhiệt độ thích hợp: Các loại thực phẩm cần được nấu chín trước khi ăn để loại trừ nguy cơ bị ngộ độc. Chỉ ăn, uống thực phẩm đã chín kỹ. Muốn khẳng định chắc chắn xem thực phẩm đó có được nấu chín ở nhiệt độ an toàn hay không, bạn có thể sử dụng nhiệt kế đo độ để kiểm tra. Lời khuyên hữu hiệu là nên ăn ngay sau khi thức ăn được nấu chín.

Rửa tay trước khi ăn, uống cũng là một biện pháp hữu hiệu phòng tránh ngộ độc thực phẩm

  • Rửa tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm và thường xuyên giữ sạch tay trong quá trình chế biến, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Đây là một biện pháp hữu hiệu đề phòng tránh ngộ độc thực phẩm.[38] Công đoạn rửa tay nên được tiến hành trước và sau khi chuẩn bị món ăn, đặc biệt là đối với những loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng và các loại hải sản. Việc này có khả năng ngăn ngừa sự lây lan các vi khuẩn có hại qua đường ăn uống.
  • Đối với dụng cụ chế biến cần rửa lần đầu bằng xà phòng với nước ấm 45 °C-50 °C, rửa lại lần hai bằng nước ấm.
  • Khi đi ăn ở ngoài (ăn quán, cơm bụi, hàng rong, qua vặt, ăn chè, sinh tố...ở các quán cóc ven đường) cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Khi vào quán nên quan sát khu bếp, khu chế biến và nơi bảo quản thực phẩm có đảm bảo vệ sinh, an toàn. Nếu muốn thử một món lạ, nên hỏi rõ thành phần của món ăn, tránh những thứ có thể gây ngộ độc, chọn các món còn nóng. Hãy yêu cầu đổi nếu bạn nhận thấy thức ăn cũ hay nguội. Không nên gọi món sống hoặc tái, các món rau trộn khi đi ăn ở bên ngoài. Dùng đồ uống của các nhà sản xuất có uy tín, nhớ xem kỹ hạn sử dụng trước khi dùng. Nên cảnh giác với các loại rượu dân tộc, rượu ngâm, đồ uống tự chế, không đảm bảo vệ sinh và dễ gây hại cho sức khỏe.
0 phiếu
bởi ducanh2007 Cử nhân (1.9k điểm)
Phải rửa tay trước khi ăn
Không nên trộn các thức ăn lại với nhau rồi ăn
...........

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
4 câu trả lời
Nêu những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ? Và những biện pháp phòng tránh?
đã hỏi 2 tháng 7, 2018 trong Công nghệ lớp 6 bởi hangaidong Học sinh (428 điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời
đã hỏi 13 tháng 4, 2016 trong Toán tiểu học bởi Khách
+2 phiếu
3 câu trả lời
Nên ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm
đã hỏi 29 tháng 12, 2017 trong Khác bởi Tí Vua Đệ Nhất Tiến sĩ (28.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
+1 thích
2 câu trả lời
+2 phiếu
6 câu trả lời
đã hỏi 16 tháng 3, 2019 trong Khác bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời
Nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng?
đã hỏi 8 tháng 5, 2017 trong Công nghệ lớp 6 bởi trangvutc6b Học sinh (183 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
nêu một số biện pháp phòng tránh nhiễm độc thực phẩm thường dùng?
đã hỏi 24 tháng 4, 2017 trong Công nghệ lớp 6 bởi guughu Học sinh (128 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    33 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...