Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
4.4k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi
đã đóng

2 Trả lời

0 phiếu
bởi dungpro2005 Thần đồng (1.1k điểm)

Đó là sự thật lịch sử:

 

 "Việc giao lưu văn hóa với nước ngoài, đặc biệt là với phương bắc, tuy đã có lừ lâu nhưng có lẽ chưa vượt khỏi phạm vi khối Bách Việt ở Hoa Nam để tiếp xúc trực tiếp với nền văn hóa Hán tộc miền Trung Nguyên xa xôi. 
Ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu, nông cụ và công cụ thủ công đã bắt đầu làm bằng sắt. Tới thời Chiến Quốc, chế độ phong kiến đã hình thành. Việc giao lưu kinh tế, văn hóa và kèm theo là những cuộc xung đột quân sự (như việc vua Sở sai Ngô Khởi “bình Bách Việt”) cũng tăng cường hơn trước. Nhưng hơn 5 thế kỷ chiến tranh và xáo trộn vẫn hạn thế sự bành trướng của ảnh hưởng Hán tộc xuống phía nam. Tới khi Tần thống nhất Trung Quốc, tình hình trong nước tạm yên, chủ nghĩa bành trướng phát triến, vua Tần mới tính tới việc đánh chiếm phía nam. Và cuộc đụng độ lớn đầu tiên của người Âu Lạc với quân Tần đã xảy ra. 
Vào nửa cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên, trong khoảng thời gian thành lập nước Âu Lạc, quân Tần đã đánh xuống phía nam. “Người Việt cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng, ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá Tần và giết được Đồ Thư” (1 Hoài Nam Tử). Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi là một sự thật lịch sử đã được ghi chép vào sử sách. “Người tuấn kiệt” chỉ huy cuộc kháng chiến đã được một số người nghiên cứu thừa nhận đó là Thục Phán, người cầm đầu bộ tộc Tây Âu, một bộ tộc láng giềng của Văn Lang. Cuộc xâm lược của nhà Tần không chỉ đe dọa một mình Tây Âu hay Lạc Việt mà cả hai. Chính vì vậy Thục Phán có thể đã được cả người Tây Âu lẫn Lạc Việt “cùng nhau” đặt làm tướng chỉ huy cuộc kháng chiến và cuộc kháng chiến đó đã rèn đúc sự đoàn kết của hai bộ tộc Tây Âu và Lạc Việt." 
(Trích Kỷ yếu hội thảo về thời kỳ Hùng Vương). 
Đọc tài liệu trên thì ta thấy "giặc Ân" trong truyền thuyết Tháng Gióng không phải là giặc Trung Quốc như mấy bạn nói. Cả sử ta (có sau) và sử Tàu (có trước) cũng không có ghi chép về một cuộc chiến tranh nào liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng của Việt Nam cả. Có lẽ truyền thuyết liên quan đến sự thật lịch sử chiến tranh với phương bắc đầu tiên đó là truyền thuyết Cổ Loa thành thời An Dương Vương.

0 phiếu
bởi Trần Lê Việt Hoàng Thần đồng (779 điểm)

Thánh Gióng xuất thân dòng dõi đế vương

Một đêm trăng sáng, cung phi cùng thị nữ đang mải mê tắm gội, bỗng một con rắn hoa màu sắc lấp lánh từ từ nổi lên rồi quấn chặt ba vùng vào người cung phi. Từ đó bà có mang sinh ra Đàm Gia - Thánh Gióng. 

Thánh Gióng tên thật là Đàm Gia, con của một cung phi triều kinh Dương Vương Vung Hung Huy Vương. Thần phả do Hàn lân Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn năm 1527 và truyền thuyết dân gian kể rằng, vào đời thứ 6, triều kinh Dương Vương Vua Hùng Huy Vương trị vì đất nước, thuở ấy nhân dân no đủ, bốn biển thanh bình.

Các bậc Vương tôn, hoàng tộc thường hay du ngoạn, thăm thú phong cảnh núi sông. Một hôm nhà vua xa giá đến địa phận làng Tổ (xã Liên Hồng ngày nay). Thấy phong cảnh hữu tình, dân chúng thuần hậu, cư dân ở san sát bên sông, vua cho ngựa giá lập hành cung. Nhân dân hoan hỉ đón mừng. Hành cung dựng ngay cạnh giếng nước, cung phi cho quây màn loan làm chỗ tắm. 


Giếng Rắn Tổ thôn.

Một đêm trăng sáng, cung phi cùng thị nữ đang mải mê tắm gội, bỗng một con rắn hoa màu sắc lấp lánh từ từ nổi lên rồi quấn chặt ba vùng vào người cung phi. Cung phi bàng hoàng ngây ngất như người trong mộng đẹp. Tỉnh dạy, này thấy khắp người toả ra một thứ nước thơm ngào ngạt, lạ thường. Trời đất bỗng mưa tuôn, gió cuộn…

Từ đó, cung phi có mang. Đến kỳ sinh nở được một người con trai mặt mũi khôi ngô, thân hình to lớn khác hẳn người thường. Nhà vua mừng rỡ đặt tên là Đàm Gia quan lang, phong cho làng Tổ là “ấp thang mộc”, nhân dân được hưởng ân lộc của nhà vua. Lớn lên Đàm Gia thông minh, chính trực đức lớn, tài cao, tính bẩm nhân từ. Thỉnh thoảng lại ghé về thăm hành cung bên giếng nước, cứu kẻ nghèo khó, vun đắp mỹ tục thuần phong, ân trách với dân như trời cao biển rộng.

Bấy giờ ở thôn Nội (nay là Thượng Trì) có hai người con gái một nhà hào phú họ Phan, chị là Du Di, em là Hộ Hệ. Hai nàng đều có nhan sắc tuyệt trần, tài danh bậc nhất, ví như thần nữ dưới thuỷ cung và Hằng Nga trên cung nguyệt. Nghe tiếng thơm đồn về hai nàng, Đàm Gia liền đến xin hỏi làm vợ. Trở về kinh Đàm Gia lập người chị làm chính phi, người em là thứ phi, cùng gia tộc trông coi việc dân, việc nước. Được nhân dân sùng kính, cậy nhờ. Đàm Gia còn lập một cung sở ở thôn Tổ, ngay bên cạnh giếng nước, kỷ niệm giấc mộng đẹp của bà phi.



Ngọc phả miếu Xương Rồng.

Đất nước đang thanh bình, giặc Ân lại gây binh lửa, tướng giặc là Hữu Linh đem theo trăm vạn hùng binh tiến thẳng xuống Giao Nam, xâm chiếm nước ta. Vâng lệnh nhà vua, Đàm Gia lên đường dẹp giặc. Vua truyền cho đem ngựa sắt, búa sắt cùng các đạo quân Thuỷ thần và Sơn thần hợp lực với Thần vương, chia thành hai đạo thuỷ, bộ cùng tiến.

Đàm Gia thuộc đạo quân thuỷ, ngài thống lĩnh tiền quân, cùng các thuyền rồng ầm ầm trẩy quân như thác. Thần vương (Thánh Gióng) nhảy lên mình ngựa, vung roi sắt, ngựa chạy như bay, chỉ trong nháy mắt đã đến chân núi Vũ Ninh. Các đạo quân thuỷ bộ ào ạt xông lên tiếp chiến, đại phá một trận oai hùng, quân giặc tan hoang. Tướng giặc bị bắt sống và chém đầu tại trận. Thần vương nhổ tre đằng ngà truy đuổi giặc xuống tận chân núi Sóc Sơn, rồi lên núi cưỡi ngựa bay về trời.

Dẹp xong giặc Ân, Đàm Gia trở về kinh đô, nhà vua vô cùng mừng rỡ, mở tiệc lớn khao thưởng quân sỹ và phong cho Đàm Gia làm Hải Dương Vương, chính phi làm Hoàng Hậu. Vâng mệnh vua, Đàm Gia đến cai quản xứ Hải Dương, ngài tiến hành trị thuỷ, những nơi bị sạt lở đều được san bằng, nhân dân yên ổn làm ăn, thoát khỏi cảnh lầm than lụt lội.

Khi Đàm Gia mất, được Vua ban phong mỹ tự “Đàm Gia Đại Vương” truyền cho các thôn ấp được hưởng lộc ngày, nhân dân mang giá vào triều rước sắc chỉ và thần hiệu về cung sở phụng thờ. Đám rước của làng Tổ đang đi trên đường, bỗng thấy trên trời có đám mây ngũ sắc bay thẳng đến xa giá. Về tới miếu áng mây biến thành màu đỏ, bay là là qua miếu rồi xà thẳng xuống giếng. Trong chớp mắt, hào quang sáng rực, từ đáy giếng nước sôi lên ù ù như tiếng sấm dậy. Rồi trời đất bỗng tối sầm, mưa gió dào dạt, trong giếng vang lên ba tiếng sấm truyền kinh thiên động địa: “Ta vốn là thần giếng thuộc ấp này, cai quản chốn Long cung, là tinh hoa sinh ra từ vùng đất Tổ, nay hoá mà trở về cai cũ linh thiếng”.

Nhà vua nghe chuyện lại phong thêm cho mỹ tự: “Đường cảnh thành hoàng Đàm Gia Đại Vương”. Người đời có thơ khen rằng:”Sống làm con đế, thác là thần/Muôn thuở danh thơm nơi xóm dân/Giếng ngọc nay còn lưu thánh tích/Non sông hưởng mãi cuộc thanh bình”. Miếu thờ Đàm Gia ở làng Tổ còn lưu câu đối: “Xà tỉnh phát tường, đế tử hý công tề Sóc lĩnh/Đàm Gia phản hoá, Vương phi phối tự, hợp nhi hương” (tạm dịch:Giếng rắn phát điềm lành, công trạng của con vua tày núi Sóc/Đàm Gia quay trở lại, Vương phi cùng thờ tự hợp lòng dân”. 

Tài liệu này đã được cố giáo sư sử học Trần Quốc Vượng thẩm định, viện nghiên cứu Hán Nôm phiên dịch. Như vậy chiến thắng giặc Ân oanh liệt có cả hai lực lượng bộ binh và thủy quân do Thánh Gióng và Đàm Gia cùng phối hợp. 

Hiện, ở ngã ba đê sông Hồng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, có một giếng nước tròn vành vạnh, nước trong vắt quanh năm, không bao giờ cạn. Gần giếng có ngôi miếu cổ, hướng mặt ra sông Hồng. Miếu thờ ba vị: Đàm Gia Đại Vương, Du Di, hoàng hậu và Hộ Hệ cung phi.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Minh Nhương

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
5 câu trả lời 588 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 788 lượt xem
Cảm nghĩ về nhân vật Thánh Gióng trong văn học 
đã hỏi 15 tháng 10, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi vothiboi Thần đồng (609 điểm)
  • ai-nhanh-mk-tick-cho-nói-trước-cái-này-hơi-khó
+2 phiếu
1 trả lời 647 lượt xem
                                                          quan sát 2 hình trên  hảy miêu tả hành đong của thanh gióng .từ đó nêu cảm nghỉ của em về thánh gióng  
đã hỏi 8 tháng 8, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
2 câu trả lời 101 lượt xem
đã hỏi 3 tháng 5, 2020 trong Lịch sử lớp 6 bởi Wibu Cử nhân (1.6k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 967 lượt xem
Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn  (giúp e với >.
đã hỏi 16 tháng 4, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi MèoMun2k2 Học sinh (272 điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 255 lượt xem
Nêu một vài dòng cảm xúc của em về lịch sử nước nhà
đã hỏi 1 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Snowball rabbit
0 phiếu
2 câu trả lời 257 lượt xem
+1 thích
1 trả lời 100 lượt xem
Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Em có nhận xét gì về Ngô Quyền?
đã hỏi 21 tháng 6, 2020 trong Lịch sử lớp 6 bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 232 lượt xem
+1 thích
8 câu trả lời 250 lượt xem
  1. luckyyhappyy07687

    310 Điểm

  2. PTG

    294 Điểm

  3. tnk11022006452

    169 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    128 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...