Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
2.6k lượt xem
trong Học tập bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

4 Trả lời

+3 phiếu
bởi Khách Thạc sĩ (5.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ
 
Hay nhất

Soạn bài: Câu đặc biệt

I. Thế nào là câu đặc biệt?

- Câu: Ôi, em Thuỷ! Đây là câu chỉ gồm một từ cảm thán (Ôi) và một cụm danh từ (em Thuỷ).

- Đây không phải câu rút gọn, bởi vì nó không thể có chủ ngữ hay vị ngữ.

- Nói là câu đặc biệt là vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn.

Như vậy đáp án cần chọn là C.

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Các câu đặc biệt là:

- (1): Một đêm mùa xuân. (Xác định thời gian, nơi chốn)

- (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. (Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng)


 
- (3): "Trời ơi!" (Bộc lộ cảm xúc)

- (4): - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!; - Chị An ơi! (Gọi đáp)

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm trong các đoạn văn sau những câu đặc biệt và câu rút gọn:

a.

– Không có câu đặc biệt.

- Câu rút gọn:

    + Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

    + Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b.

– Câu đặc biệt: Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

- Không có câu rút gọn.

c.

– Câu đặc biệt: Một hồi còi.

- Không có câu rút gọn.

d.

– Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

    + Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

    + Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Câu 2: Nhận xét tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được.

a. Câu rút gọn: Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

b. Câu đặc biệt:

- Ba giây... Bốn giây... Năm giây...: Xác định, gợi tả thời gian.

- Lâu quá!: Bộc lộ trạng thái cảm xúc

c. Câu đặc biệt: Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng

d.

- Câu đặc biệt: gọi đáp

- Câu rút gọn: làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

Câu 3: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.

Ôi! sông nước quê hương đẹp làm sao. Sau một năm gặp lại, lần đầu tiên, em được nhìn cây cổ thụ già nơi các bạn nhỏ đang nô đò và những tiếng vỗ tay hò reo giữa nơi yên tĩnh ở đồng quê. Không những thế nơi đây đã thay đổi hơn trước, những tòa nhà cao tầng đã được xây nhiều hơn trước hòa với con đường đã được trán một lớp nhữa dày ôi! thật tuyệt vời làm sao. Tiếp sau đó em còn được thưởng thức các món đặc sản ở quẹ em trông nó ngon tuyệt!. Tuy những ngày về quê không được bao lâu nhưng nó là những kỷ niệm rất có ý nghĩa mà em không thể nào quên được, vì ở đây em còn được ở gần bà nội, ngắm cảnh đồng quê thanh bình yên ả.

ST

Chúc bạn học tốt ~^^~

+1 thích
bởi minhquan1532000 Cử nhân (4.9k điểm)

SOẠN BÀI CÂU ĐẶC BIỆT I. THẾ NÀO LÀ CÂU ĐẶC BIỆT? Câu hỏi 1: Cho ba câu sau: - Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm em giật mình. Em bước vào lớp. Câu được in đậm có cấu tạo như thế nào? Hãy thảo luận với các bạn và lựa chọn một câu trả lời đúng. Gợi ý: Câu in đậm “Ôi, em Thủy” là câu có cấu tạo không theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ. - HS lựa chọn phương án  C: Đó là câu không thể có chủ ngữ, vị ngữ. Vậy, từ đây HS dễ dàng nhận thấy câu đặc biệt là lọai câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. II. TÁC DỤNG CỦA CÂU ĐẶC BIỆT Câu hỏi: Xem bảng (SGK, tr. 28), chép lại vào vở rồi đánh dấu nhân vào ô thích hợp. Gợi ý: HS căn cứ vào các gợi ý sau để điền vào bảng trong vở: - Một đêm mùa xuân: Xác định thời gian, nơi chốn. - Tiếng reo. Tiếng vỗ tay: Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật. - "Trời ơi!": Bộc lộ cảm xúc. - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! - Chị An ơi! => Gọi đáp. Từ việc làm bài tập trên, HS có thể dễ dàng rút ra được tác dụng của câu đặc biệt: - Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn - Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. - Bộc lộ cảm xúc. - Gọi đáp. LUYỆN TẬP Bài tập 1 và 2. Tìm trong các ví dụ trong SGK, tr. 29 câu đặc biệt và câu rút gọn. Mỗi câu đặc biệt và câu rút gọn em vừa tìm được trong bài có tác dụng gì? Gợi ý: a. Trong VD a không có câu đặc biệt mà chỉ có các câu rút gọn sau: - “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê rõ ràng, dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm” - “Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền, giải thích, tổ chức, sắp xếp, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước cua tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc cứu nước, công việc kháng chiến.” Hai câu rút gọn trên có tác dụng: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp những từ ngữ đả xuất hiện trong câu đứng trước. b. VD b không có câu rút gọn, chỉ có câu đặc biệt: “Ba giây... Bôn giây... Năm giây... Lâu quá!”. Tác dụng: Xác định về thời gian ở các câu “Ba giây... Bốn giây... Nãm giây.. ”, và bộc lộ cảm xúc ơ câu “Lâu quá!” c. Trong VD c, không có câu rút gọn mà chí có câu đặc biệt: “Một hồi còi”. => Câu đặc biệt có tác dụng: Liệt kê thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. d. VD gồm có các câu đặc biệt và câu rút gọn sau: - Câu đặc biệt: “Lá ơi!” Tác dụng: Gọi đáp. - Câu rút gọn: “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi. Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” => Tác dụng làm cho câu gọn hơn: “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi”. Và tránh lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước: “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu”. Bài tập 3. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt. Gợi ý: HS tự viết một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, trong đó có sử dụng câu đặc biệt. Các em có thề tham khảo đoạn văn sau đây. Mùa thu! Bầu trời trong xanh lộng gió. Tiếng chim líu lo trước hiên nhà. Nắng nhảy nhót phía trước con đường làng quanh co uốn khúc. Con sông nước chảy hiền hòa, ôm lấy làng quê như người mẹ dịu hiền đang vỗ về đứa con yêu. Cây bàng già, cành khẳng khiu, da xù xì đang cất giọng tâm tình với mấy trẻ nhỏ dưới một sắc vàng quen thuộc. Ôi! Yêu biết mấy mùa thu quê hương.

Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-cau-dac-biet-36-2637.html

+1 thích
bởi

 

Thế nào là câu đặc biệt

   Chọn C.

Tác dụng của câu đặc biệt

   - Một đêm mùa xuân : Xác định thời gian nơi chốn.

   - Tiếng reo. Tiếng vỗ tay : Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Trời ơi : Bộc lộ cảm xúc.

   - Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! – Chị An ơi ! : Gọi đáp.

Tác dụng

Câu 1 + 2 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   - Câu đặc biệt :

   a. Không có.

   b. Ba giây … Bốn giây … Năm giây … Lâu quá ! → Nhấn mạnh thời gian trôi chậm, giúp cảm nhận rõ ràng về trạng thái chờ đợi.

   c. Một hồi còi. → Bộc lộ cảm xúc.

   d. Lá ơi ! → Gọi đáp, bộc lộ cảm xúc.

   - Câu rút gọn :

   + Có khi (…) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

   + Nhưng (…) cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

   + Nghĩa là (…) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo …

   → Các câu rút gọn làm câu văn ngắn gọn, không thừa thãi làm nổi thông tin chính.

   b. Không có.

   c. Không có.

   d.

   + (…) hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi !

   + (…) bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

   → Làm ngắn câu, tạo giọng điệu tự nhiên cho lời nói.

Câu 3 (trang 29 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

   Quê hương em có dòng sông xanh biếc, luôn lặng lẽ vỗ về đất mẹ bằng những hạt cát phù sa màu mỡ. Trông kìa ! Những rặng ngô xanh rì rào thì thầm trong gió biếc. Đàn bò cần mẫn gặm cỏ trên đồng cỏ xanh. Người nông dân chăm chỉ làm việc. Ai ai cũng bận bịu với công việc của mình. Một chiều nắng nhẹ. Quê em đẹp tuyệt vời.

+1 thích
bởi Isaki Domino Học sinh (297 điểm)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Thế nào là câu đặc biệt? Phân tích thành phần cấu tạo của các câu dưới đây, so sánh và rút ra nhận xét:

Ôi, em Thuỷ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Gợi ý:

- Lưu ý câu: Ôi, em Thuỷ!

Đây là câu chỉ gồm một từ cảm thán (Ôi) và một cụm danh từ (em Thuỷ). Không thể xem đây là câu rút gọn, bởi vì nó không thể có chủ ngữ hay vị ngữ. Nếu với câu rút gọn, để hiểu được nó người ta phải đặt vào trong ngữ cảnh, tức là dựa vào ý nghĩa của các câu khác thì với câu đặc biệt, người ta có thể hiểu được ý nghĩa của nó cả khi tách nó ra khỏi ngữ cảnh. Nói là câu đặc biệt là vì nó không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ như câu thông thường, cũng không phải được lược bớt thành phần nào đó để có thể khôi phục như câu rút gọn. Như vậy đáp án cần chọn là C.

2. Câu đặc biệt có tác dụng gì?

a) Tìm các câu đặc biệt trong những đoạn văn sau đây:

(1) Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác tài Phán từ từ trôi.

(Nguyên Hồng)

(2) Đoàn người nhốn nháo lên. Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

(Nam Cao)

(3) “Trời ơi!”. Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

(Khánh Hoài)

(4) An gào lên:

- Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!

- Chị An ơi!

Sơn đã nhìn thấy chị.

(Nguyễn Đình Thi)

Gợi ý: Các câu đặc biệt là:

- (1): Một đêm mùa xuân.

- (2): Tiếng reo. Tiếng vỗ tay.

- (3): “Trời ơi!”

- (4): - Sơn! Em Sơn! Sơn ơi!- Chị An ơi!

b) Các câu đặc biệt trên dùng để làm gì? Xác định tác dụng của từng câu và đặt chúng vào những vị trí thích hợp trong bảng sau:

Gọi đáp  
Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng  
Bộc lộ cảm xúc  
Xác định thời gian, nơi chốn  

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tìm trong các đoạn văn sau những câu đặc biệt và câu rút gọn:

a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh)

b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

(Vũ Tú Nam)

c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.

(Nguyễn Trí Huân)

d) Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

(Trần Hoài Dương)

Gợi ý:

a) – Không có câu đặc biệt.

- Câu rút gọn:

Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b) – Câu đặc biệt:

Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

- Không có câu rút gọn.

c) – Câu đặc biệt:

Một hồi còi.

- Không có câu rút gọn.

d) – Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2. Nhận xét tác dụng của từng câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được.

 Gợi ý:

 

Loại câu

Tác dụng

Câu đặc biệt

Câu rút gọn

  “Có khi được trưng bày trong tủ kính,… dễ thấy. Nhưng cũng có khi… trong hòm.”

 

“Nghĩa là… công việc kháng chiến.”

Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.
Ba giây… Bốn giây… Năm giây…   Xác định, gợi tả thời gian.
Lâu quá!   Bộc lộ trạng thái cảm xúc
Một hồi còi.   Thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng
Lá ơi!   Gọi đáp
  “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!”; “Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.” Làm cho lời văn ngắn gọn, tránh lặp thừa.

3. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 câu) tả cảnh quê hương, trong đó có một vài câu đặc biệt.

Gợi ý: Xem lại các dạng câu đặc biệt đã học, kết hợp xem lại phần phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn. Hãy học cách sử dụng chính các dạng câu đặc biệt trong bài để tạo lập đoạn văn.

Các câu hỏi liên quan

+2 phiếu
1 trả lời 221 lượt xem
đã hỏi 23 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Inori-Yuzuriha Thần đồng (1.2k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 982 lượt xem
+4 phiếu
2 câu trả lời 841 lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 69 lượt xem
Có  vuông tại A có  Trên AB lấy M sao cho   , AC lấy N sao cho  =   . K là giao của CM và BN         a Tính         b KẺ   tại f  tại I .Trên tia đối tia IK lấy D sao cho IK = ID .Trên tia KF lấy E sao cho KF = FE . C/m rằng  đều       c C/m Ba điểm D N E thẳng hàng Trân trọng @khongtuanminh443166
đã hỏi 23 tháng 3, 2018 trong Học tập bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)
+4 phiếu
1 trả lời 574 lượt xem
+1 thích
2 câu trả lời 940 lượt xem
+2 phiếu
4 câu trả lời 217 lượt xem
Dựa vào hình sau nêu ra nhận xét khí hậu của lục địa. Ô-xtray-li –a theo gợi ý sau: - Các loại gió và hướng gió thổi đến lục địa Ô-xtray-lii-a - Sự phân bố lượng mưa trên lục địa Ô-xtray-li-a. Giải thích sự phân bố đó - Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ô-xtray-li-a. Giải thích sự phân bố đó.   Trân trọng @khongtuanminh443166
đã hỏi 21 tháng 3, 2018 trong Học tập bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 427 lượt xem
Vì sao tớ trả lời câu hỏi đó trong vòng 60 ngày mà ko được huy chương Vì sự tương trợ hang II hả ? Toàn được huy chương Vì sự tương trợ hạng I thôi  Chúc bạn, BTQ, QTV có 1 năm mới 1 tuổi mới với nhiều bạn mới có thêm nhiều hiểu biết mới và mãi mãi hạnh phúc bên gia đình và những người thân yêu nhất.  Trân trọng @khongtuanminh443166
đã hỏi 21 tháng 2, 2018 trong Yêu cầu hỗ trợ bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)
+6 phiếu
4 câu trả lời 213 lượt xem
đã hỏi 29 tháng 1, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Inori-Yuzuriha Thần đồng (1.2k điểm)
+2 phiếu
4 câu trả lời 1.0k lượt xem
I had a bad cold two dáy ago  many student caught flu last month 
đã hỏi 20 tháng 1, 2018 trong Tiếng Anh lớp 7 bởi ๖ۣۜMinh๖ۣۜ ๖ۣۜKhổng๖ۣۜ Tiến sĩ (10.6k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...