Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
786 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi alili Học sinh (335 điểm)
Đã ba năm rồi kể từ khi tôi không gặp Gióng con trai tôi. Mỗi năm, làng lại tổ chức ngày hội Gióng làm cho tôi nhớ đến con trai mình.

  Tôi nhớ đó là vào thời Hùng Vương thứ sáu. Hồi ấy, vợ chồng tôi đã về già mà vẫn chưa có con. Hằng ngày, ngoài việc làm ăn, vợ chồng tôi còn cầu khấn để có một đứa con. Không biết những lời cầu khấn có đến tai Ngọc Hoàng hay không mà một hôm, tôi ra đồng thấy một vết chân rất to, vì tò mò nên tôi đặt chân mình lên ướm thử, không ngờ về nhà lại thụ thai. Đó là khoảng thời gian tôi mong chờ nhiều nhất vì mãi đến tháng thứ mười hai, tôi mới sinh một cậu bé và đặt tên nó là Gióng, vợ chồng tôi rất vui mừng. Nhưng niềm vui không kéo dài được bao lâu, nỗi lo lắng lại tràn về. Gióng đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu nằm đấy.

   Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi đi rao khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Một hôm, sứ giả có đi qua làng tôi. Khi nghe thấy tiếng rao, Gióng bỗng cất tiếng nói: "Mẹ ra mời sứ giả vào đây".

Mặc dù ngạc nhiên, nhưng tôi vẫn làm theo ý con. Sứ giả vào, Gióng bảo: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Sứ giả vừa kinh ngạc, vừng mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật mà Gióng dặn.

   Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, Gióng lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi Gióng, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng, vì ai cũng mong con trai tôi giết giặc, cứu nước.

   Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt.Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Gióng vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Gióng bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Gióng mặc giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, Gióng thúc ngựa ra trận. Kể từ đó, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với con trai tôi. Bỗng một hôm, tôi được những người cùng Gióng đi đánh giặc đi đánh giặc kể về chuyện Gióng ra trận. Gióng thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Gióng bèn nhổ những cum tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, Gióng đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, một mình một ngựa, Gióng lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

   Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.

   Nghe đến đấy, tôi thấy tự hào về con trai mình. Hiện nay đền thờ vẫn còn ở làng tôi. Mỗi năm đến tháng tư, làng tôi lại mở hội to lắm. Những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì bị ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân của ngựa sắt nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi con ngựa sắt của Gióng thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng nên làng đó được gọi là làng Cháy.
đã đóng

2 Trả lời

+1 thích
bởi I'm King Thần đồng (1.4k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi alili
 
Hay nhất
Năm đó, đời Hùng Vương thứ sáu, vợ chồng tôi sống lương thiện, chí thú làm ăn ở làng Gióng này. Tuy tuổi đã cao, nhưng chúng tôi vẫn chưa có mụn con nào.

Một hôm ra đồng, tôi bỗng thấy một dấu chân ai to lớn dị thường. Ngạc nhiên, tôi liền đặt chân mình ướm thử vào đó, đâu ngờ, về nhà lại mang thai.

Hồi hộp chờ đợi mãi đến mười hai tháng sau, tôi mới sinh ra được một thằng bé, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. CÒn gì vui mừng hơn nữa đối với vợ chồng tôi khi ấy. Nhưng chúng tôi lại lo lắng hết sức vì lên ba tuổi mà con mình vẫn nằm một chỗ chưa biết đi, đứng, cười, nói gì cả.

Bỗng một hôm, sứ giả của nhà vua về làng báo tin giặc Ân từ phương Bắc tràn sang quấy nhiễu nước ta, ai là người hiền tài hãy mau ra đánh giặc, cứu nước, giúp dân. Thằng bé con tôi nghe thấy, bỗng nhiên cất được tiếng nói, bảo tôi: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con”. Ngạc nhiên và hết sức mừng rỡ, tôi làm ngay theo ý nó. Sứ giả vào, nó bảo ngay: “Ông về tâu với đức vua đúc cho ta ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để ta phá tan lũ giặc”. Nói sao hết nỗi vui mừng của tôi khi ấy. Cũng từ đây, thằng bé lớn nhanh như thổi cơm bao nhiêu ăn cũng không đủ no, áo mới mặc vào đã căng đứt chỉ. Thấy hai vợ chồng tôi lo không xuể, bà con hàng xóm đã rủ nhau gánh gạo, gánh cà đến giúp, cùng nuôi mong cho con trai tôi ăn no chóng lớn để đánh giặc.

Bấy giờ, giặc Ân đã tràn đến núi Trâu, mọi người ai cũng hốt hoảng. Vừa lúc sứ giả đến, thằng bé nhìn thấy liền vùng dậy vươn vai trở thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, cao lớn phi thường. Nai nịt xong, nó cầm roi lên ngựa. Con ngựa sắt, miệng phun lửa, phi thẳng đến chỗ có giặc. Dưới làn roi sắt vun vút vung lên của con tôi, lũ giặc chết như rạ. Giặc Ân thua to, tan vỡ, những đứa còn sống sót đạp lên nhau tìm đường tẩu thoát. Con tôi đuổi theo bọn chúng đến tận chân núi Sóc. Phá tan giặc rồi, con trai tôi dừng lại, cởi bỏ áo giáp, cả người lẫn ngựa bay vút lên trời để lại cho vợ chồng tôi niềm thương nhớ khôn nguôi.

Vua Hùng nhớ ơn người đuổi giặc đã phong cho con tôi là Phù Đổng Thiên Vương, lại cho dân làng lập đền thờ. Từ đó, hàng năm cứ đến tháng tư, mọi người khắp nơi đổ về đây mừng ngày hội Gióng tưng bừng, nhộn nhịp.

Tôi cũng nghe nói ở vùng Gia Bình, những bụi tre đằng ngà bị lửa ngựa phun cháy xém ngày nào nên đã ngả màu vàng óng. Những dấu chân ngựa sắt thì tạo thành những ao hồ liên tiếp nhau. lại cũng nghe nói có một làng bị lửa ngựa phun cháy ngày nào từ đó đã được đặt tên là làng Cháy.
bởi I'm King Thần đồng (1.4k điểm)

thank you so much

laugh

0 phiếu
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)
Cảm nghĩ về Thánh Gióng

Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

phat bieu cam nghi ve thanh giong

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.

Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.

Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.

Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.

Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.

Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.

Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời 13.9k lượt xem
Thi học kì 1 có khả năng vào bài này.
đã hỏi 24 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi alili Học sinh (335 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 119 lượt xem
@Anime cute
đã hỏi 5 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi <<*Snow White*>> Cử nhân (2.8k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 4.3k lượt xem
Gợi ý: -Kể cảm xúc khi chuẩn bị đi -Quang cảnh ở đó như thế nào ? -Những ấn tượng ở nơi đó ? -Cảm xúc khi ra về? +PTBĐ:Văn tự sự +Ngôi kể : Thứ 3
đã hỏi 16 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi yabish Cử nhân (3.9k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 18.7k lượt xem
Hãy tả về thánh giông nhé 
đã hỏi 1 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi HuyenNguyenCute123 Thần đồng (895 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 365 lượt xem
Hãy làm một bài thơ lục bát về quê hương. *Yêu cầu: ít nhất một cặp lục bát.*
đã hỏi 12 tháng 1, 2022 trong Khác bởi MT718 Cử nhân (2.1k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 478 lượt xem
Đề bài đã có sẵn oy, e k viết lại nữa , mong a , cj giúp đỡ e càng nhanh càng tốt trong tối hôm nay ạ
đã hỏi 8 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Will always love you Học sinh (129 điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 14.8k lượt xem
Nhanh thì sssssssssssstick! Tả quang cảnh 1 phiên chợ theo tưởng tượng của bạn! Có thể xem mạng!
đã hỏi 5 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi <<*Snow White*>> Cử nhân (2.8k điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 1.8k lượt xem
Em hãy tưởng tượng nếu có nhiều người vứt rác bừa bãi thì trái đất và môi trường sống của chúng ta sẽ như thế nào ?
đã hỏi 21 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Phạm Tuấn Anh Học sinh (285 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    120 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    44 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...