Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
1.7k lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi kakashi Cử nhân (2.7k điểm)
Nêu cảm nhận của em về truyện cổ tích Thạch Sanh 

4 Trả lời

0 phiếu
bởi MikotoMisaka Thần đồng (896 điểm)

Bài làm

Thạch Sanh là một truyện cổ tích kì diệu nhất trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam. Hình ảnh chàng dũng sĩ chém Trăn tinh, bắn Đại bàng; cây đàn thần, niêu cơm thần của chàng dũng sĩ đã đem đến cho thế giới tuổi thơ bao kỳ thú, bao giấc mơ đẹp.

Thạch Sanh là con Trời. Vợ chồng Lục ông hiền lành, tốt bụng, gần xa ai ai cũng quý mến. Ngọc Hoàng đã thương tình cho thái tử xuống trần đầu thai. Khác với người trần, Thạch Sanh nằm trong bụng mẹ (Lục bà) nhiều năm mới cất tiếng chào đời. Yếu tố hoang đường ấy tạo nên chất kỳ diệu của truyện ca ngợi tính phi thường của Thạch Sanh. Vợ chồng Lục ông đã được Ngọc Hoàng thương cho đứa con trai khôi ngô tuấn tú nối dõi tông đường. Đó là niềm tin của dân gian: ở hiền gặp lành.

Mọi thứ hạnh phúc đều có giá và phải trả giá. Con đường của Thạch Sanh cũng đầy gian truân. Phải chăng Ngọc Hoàng thử thách Thái tử? Mồ côi cả bố lẫn mẹ. Nhà nghèo, một túp lều ở gốc đa. Chỉ một chiếc búa cùn, chỉ có một nghề kiếm củi độ thân. Tuổi thơ chàng bơ vơ, thật đáng thương! Thiên thần đã đến với đứa con mồ côi: dạy võ nghệ, các phép thần thông biến hoá, và trao cho chiếc búa thần. Qua các chi tiết hoang đường ấy, nhân dân gửi gắm bao ước mơ: phải có sức mạnh vô địch để sống, để tồn tại, để chiến thắng!

Cuộc đời Thạch Sanh là những năm tháng đầy gian truân thử thách, chiến công nối tiếp chiến công.

Thạch Sanh đến miếu thần là để thế mạng cho Lý Thông. Nhưng chàng đâu có biết? Trăn tinh là một yêu quái khổng lồ, có nanh sắc, có nọc độc, có sức mạnh ghê gớm, lại biết tàng hình, lắm phép lạ, người đời khiếp sợ, vua quan chịu bó tay. Trăn tinh xuất hiện bất ngờ khi Thạch Sanh đang lim dim mắt nằm ngủ... Trong thế bị động, nhưng Thạch Sanh cực kỳ dũng cảm, tài trí đã dùng phép lạ và búa thần giáng trả quái vật. Trăn tinh bị Thạch Sanh chém giết, bị cắt đầu, bị bổ xác. Chàng thu được một bộ cung tên vàng. Thạch Sanh đã diệt trừ quái vật, trừ hậu hoạ cho nhân dân. Chàng dũng sĩ có thêm vũ khí mới: cung tên thần. Thạch Sanh đã có búa thần đế đánh gần, đánh ở tầm thấp, giờ đâý lại có thêm cung tên thần, đế đánh ở tầm cao, tầm xa. Thử hỏi, kẻ thù nào địch nổi chàng dũng sĩ?.

 

Đại bàng là một kẻ thù rất nguy hiểm vì nó ở trên trời, lại có hang sâu bí mật. Thái tử con vua Thuỷ tề còn bị Đại bàng bắt sống, giam giữ trong cũi sắt! Công chúa con vua còn bị Đại bàng quắp đi giữa thanh thiên bạch nhật trong lễ hội kén phò mã trước mắt bá quan văn võ và đông đủ anh tài trong thiên hạ! Thạch Sanh chỉ bắn một mũi tên vàng đã làm cho Đại bàng bị trọng thương. Lần theo vết máu, dũng sĩ tìm đến hang ổ ác điểu. Đại bàng có mỏ sắc, vuốt nhọn, có sức mạnh ghê gớm lao tới mổ, cắn xé Thạch Sanh. Vung búa thần giáng trả, dùng cung tên thần bắn mù hai mắt quái vật. Đại bàng bị giết, bị phanh xác. Một kẻ thù nguy hiểm nữa của nhân dân đã bị chàng dũng sĩ tiêu diệt! Chiến công diệt Đại bàng là một kì tích vì Thạch Sanh đã cứu được nàng công chúa và Thái tử con vua Thuỷ tề. Chiến công chấn động cõi đời mà còn vang động tới vương quốc Thuỷ tề. Từ thuỷ phủ trở về, Thạch Sanh chỉ cầm trong tay một cây đàn thần làm kỉ niệm một chuyến viễn du thú vị. Chàng lại trở về gốc đa, chốn cũ yêu thương. Với chàng dũng sĩ thì vàng bạc châu báu cũng như dinh thự nguy nga, của ngon vật lạ đều trở nên xa lạ. Túp lều gốc đa là nơi chàng đã sinh ra, lớn lên, với bao kỷ niệm buồn vui. Thạch Sanh trở về gốc đa, một tình tiết, phải chăng nói lên quan niệm nhân sinh tốt đẹp của nhân dân thời xưa: Một túp lều tranh, một trái tim vàng?

Với Thạch Sanh, cây đàn thần không phải là một nhạc cụ để mua vui mà là một vũ khí vô cùng linh nghiệm. Nơi chàng đánh đành, gảy đàn là trong ngục. Tiếng đàn để giãi bày. Tiếng đàn như một thứ "thần dược" làm cho công chúa đang bị câm nghe tiếng đàn mà nói lên được! Nhờ tiếng đàn mà chàng dũng sĩ đưọc gặp lại người đẹp, rồi được minh oanh, để vạch trần bộ mặt thật của Lý Thông, tên bán rượu xảo quyệt, cướp công, độc ác, âm mưu hãm hại người... Thạch Sanh không dùng búa thần, cung tên thần để giao tranh với tướng sĩ 18 nước chư hầu, mà chỉ dùng đàn thần để lui giặc. Đó là tiếng đàn hoà bình. Niêu cơm Thạch Sanh là niêu cơm hàng vạn người ăn mãi không hết; niêu cơm ấm no, hạnh phúc. Đàn thần và niêu cơm thần đã góp phần tô đậm vẻ đẹp kì diệu truyện Thạch Sanh.

Thạch Sanh tha tội cho Lý Thông, kẻ đã cướp công và hãm hại mình. Hành động ấy thể hiện đức độ lượng, lòng nhân ái bao dung cao đẹp.

Nhân vật Thạch Sanh thật đẹp. Với búa thần, cung tên vàng, đàn thần, với võ nghệ và phép thần thông biến hoá, chàng dũng sĩ đã chém Trăn tinh, giết Đại bàng, trừ diệt cái ác, tai hoạ cho nhân dân, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, đem lại hoà bình. Thạch Sanh đã trải qua bao gian truân thử thách, lấp lánh bao chiến công hiển hách. Anh đã được kết duyên với công chúa, chàng đã thể hiện ước mơ của nhân dân, những ước mơ hồn nhiên, trong sáng và rất đẹp. Thật vậy, truyện Thạch Sanh là một truyện cổ tích thần kì, nói lên một giấc mơ đẹp của nhân dân ta bao đời nay.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-ve-truyen-co-tich-thach-sanh-c33a13250.html#ixzz5CBAjMxWG

0 phiếu
bởi kinomoto2006 Thần đồng (1.0k điểm)

Bài 1: (dài)

Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của người xưa. Đó là giấc mơ được tự do trong hôn nhân. Giấc mơ có cuộc sống vật chất đầy đủ, ấm no. Giấc mơ chiến thắng được bệnh tật. Giấc mơ chiến thắng được giặc ngoại xâm. Giấc mơ cái thiện chiến thắng cái ác. Niềm mơ ước lớn nhất của con người đó là: Mơ ước cái thiện thắng cái ác. Nhiều câu chuyện cổ tích thể hiện niềm mơ ước đó, tiêu biểu nhất là truyện “Thạch Sanh”. Trong truyện "Thạch Sanh" tiếng đàn là một chi tiết nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa.
Thiện là cái tốt. Ác là cái xấu. Từ xưa, con người đã phân biệt thiện và ác như phân biệt ánh sáng và bóng tối. Thiện và ác mâu thuẫn gay gắt, như nước với lửa. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện và cái ác, người bình dân mơ ước: Cái thiện sẽ thắng cái ác. Trong truyện Thạch Sanh, Thạch Sanh đại diện cho cái thiện, Lí Thông dại diện cho cái ác.
Nhân vật Thạch Sanh rất gần gũi với đời thường, chàng được sinh trong một gia đình nông dân nghèo. Thạch Sanh mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Chàng kiếm sống bằng nghề đốn củi. Trong con người bình thường của Thạch Sanh có chứa đựng những yếu tố khác thường, tác giả dân gian khẳng định chàng được Ngọc Hoàng đầu thai, vì thế mà mẹ chàng mang thai đến ba năm mới sinh được chàng. Lớn lên Thạch Sanh được các thiên thần dạy võ nghệ và phép thần thông. Là người tốt nhưng cuộc đời của chàng lại phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi gặp thử thách Thạch Sanh lại lập nên những chiến công lớn.
Thử thách thứ nhất Thạch Sanh đã vượt qua, đó là: Chàng bị Lí Thông, người hàng rượu xảo quyệt độc ác nghĩ kế kết nghĩa anh em với Thạch Sanh, rồi lừa đưa Thạch Sanh đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Sự việc diễn ra không như suy tính của mẹ con Lí Thông, Thạch Sanh đã diệt được Chằn Tinh, trừ hại cho dân. Diệt được Chằn Tinh, chàng có được bộ cung tên bằng vàng. Mẹ con Lí Thông lại lập mưu cướp công của Thạch Sanh để được hưởng vinh hoa phú quý. Thạch Sanh quay về sống nơi gốc đa. Sau này, Thạch Sanh đã nhận ra được bản chất xấu xa của mẹ con Lí Thông nhưng chàng đã tha thứ cho họ. Điều đó khẳng định người tốt thường có tấm lòng nhân hậu và bao dung.
Thử thách lần thứ hai đối với chàng đó là Thạch Sanh đánh Đại Bàng cứu công chúa. Thạch Sanh dùng cung tên vàng làm vũ khí để bắn chim Đại Bàng cứu công chúa. Do tin người mà Thạch Sanh lại bị cướp công lần thứ hai. Sau khi cứu công chúa lên khỏi hang, Lí Thông cho người lấp cửa hang, Thạch Sanh bị nhốt lại dưới hang. Thật tàn nhẫn, bất nhân. Thật không công bằng khi một người làm mà kẻ khác được hưởng lợi. Nơi hang sâu, một lần nữa Thạch Sanh thể hiện dũng khí của mình. Chàng đã cứu được thái tử con vua Thủy Tề khỏi sự giam cầm của Đại Bàng. Thạch Sanh đúng là dũng sĩ tài năng. Chàng được vua Thủy Tề chiêu đãi và biếu tặng nhiều vàng bạc, châu báu. Chàng chỉ xin cây đàn rồi trở về gốc đa. Thạch Sanh đúng là con người thật thà, tài hoa, giàu lòng nhân ái, không tham bổng lộc.
Thử thách lần thứ ba Thạch Sanh đã vượt qua, chàng đã dùng tiếng đàn chữa bệnh cho công chúa Quỳnh Nga. Đang sống yên ổn, Thạch Sanh bị hồn Chằn Tinh, hồn Đại Bàng báo thù. Điều này làm ta liên tưởng đến cuộc sống đời thường đã từng có bao người dân lương thiện bị tai ương, bị vu oan. Chằn Tinh và Đại Bàng đã lấy trộm của cải của nhà vua đem giấu ở gốc đa rồi vu cáo cho Thạch Sanh. Người đời thường nói “Trong cái rủi lại có cái may”. Ở trong tù, Thạch Sanh mang đàn ra gảy. Công chúa đã nghe được tiếng đàn ai oán của Thạch Sanh. Tiếng đàn như tiếng nói chân chính của con người gặp oan trái đòi công lí. Phép màu nhiệm của tiếng đàn là đã khiến công chúa cười nói trở lại sau thời gian dài sống câm lặng:
“Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày
Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?”.
Tiếng đàn kì diệu còn có thêm một phép màu nhiệm, đó là: Giãi bày nỗi oan trái của Thạch Sanh. Âm thanh đó đã lọt đến tai của đức vua, người có quyền lực cao nhất trong xã hội lúc bấy giờ. Đức vua đã mang lại sự công bằng cho Thạch Sanh, người trừng trị kẻ có tội. 
Trong truyện cổ tích thường có sự xuất hiện của yếu tố hoang đường kì ảo, như: Bụt có phép lạ, tấm thảm biết bay, tiếng đàn chữa được bệnh, một loài cây có thể cải tử hoàn sinh. Người bình dân gửi niềm mong ước vào các yếu tố thần kì. Vì sao ngày xưa con người không đặt niềm tin vào pháp luật, không đặt niềm tin vào những người được xem là trụ cột trong gia đình mà lại đặt niềm tin vào các thế lực siêu nhiên?
Người bình dân có thân phận thấp bé. Trong cuộc sống, chân lí luôn thuộc về kẻ mạnh. Truyện cổ tích Tấm Cám kể lại sự việc cô Tấm bị mẹ kế hãm hại. Vua biết, nhưng ông không làm gì để giúp Tấm. Trong xã hội phong kiến vua là người có quyền lực cao nhất. Vua phải mang lại sự công bằng cho dân chúng. Vua trong truyện Tấm Cám không mang được sự công bằng đến cho mọi người, không trừng trị được kẻ có tội. Ở truyện "Thạch Sanh", Lí Thông làm quan, là người có quyền hành nhưng tâm địa Lí Thông độc ác. Như vậy, vua quan có cũng như không. Trong gia đình, người mẹ, người anh được xem là trụ cột. Thế nhưng người mẹ kế, người anh cả lại đối xử không công bằng với chính những đứa con, những đứa em của mình. Thực tế cuộc sống quá nhiều bất công. Không thể đặt niềm tin vào những người thừa hành pháp luật. Không thể đặt niềm tin vào người thân. Vì vậy cho nên người bình dân đặt niềm tin của mình vào thần linh, vào các thế lực siêu nhiên. Người bình dân hi vọng thế lực siêu nhiên sẽ cứu giúp khi họ gặp khó khăn.
Nhờ cây đàn, món quà vô giá mà vua Thủy Tề ban tặng Thạch Sanh đã giãi bày được nỗi oan ức. Tiếng đàn Thạch Sanh là tiếng nói đòi công lí xã hội: “Cái thiện nhất định thắng cái ác”, “Ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”, đó là ước mơ, là niềm tin lớn lao về sự công bằng của người dân lương thiện mỗi khi họ gặp nạn. Được kết hôn cùng công chúa, điều đó đã khẳng định đạo lí “Người làm việc nghĩa nhất định sẽ có ngày được đền ơn”. Còn Lí Thông “Gieo gió ắt sẽ gặt bão”. Được Thạch Sanh tha chết nhưng mẹ con Lí Thông về đến giữa đường bị sét đánh. Mẹ con Lí Thông chết hóa thành con bọ hung, loài côn trùng sống nơi nhơ bẩn. Đúng là trời không tha cho kẻ bất nhân. Điều này còn khẳng định thêm chân lí “Ác giả ác báo”. Con người tham lam, hèn nhác, độc ác, tàn nhẫn, xảo quyệt, bội bạc nhất định sẽ có ngày bị quả báo. Tôi tin vào công lí. Cuộc đời còn nhiều cái xấu nên con người cần phải có niềm tin. Vì có niềm tin mới giúp con người vượt qua được khó khăn.
Thạch Sanh thật thà, tốt bụng, dũng cảm, tài năng xứng đáng để nhà vua gả công chúa. Sự việc đó đã làm cho hoàng tử của các nước chư hầu tức giận. Thạch Sanh đã vượt qua thử thách này một cách kì diệu. Chàng đã chinh phục được các nước chư hầu bằng vũ khí kì lạ, đó là tiếng đàn. Dùng lời nói, dùng lí lẽ để thuyết phục kẻ thù, khiến kẻ thù từ bỏ vũ khí, đó cũng là niềm mong ước của người bình dân. Thạch Sanh đã thuyết phục được kẻ thù, bảo vệ được đất nước. Một lần nữa nhân cách Thạch Sanh tỏa sáng. Sau khi chiến thắng, chàng đã thết đãi những kẻ thua trận bằng niêu cơm kì diệu “Ăn mãi không vơi”. Sự việc đó khẳng định Thạch Sanh đúng là người giàu lòng nhân ái, là người tha thiết yêu hòa bình.
Thạch Sanh chính là biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong lao động, trong chiến đấu, trong tình yêu và hạnh phúc gia đình.
Cuộc sống hiện tại, không có cây đàn thần kì, không có niêu cơm ăn mãi không hết, chỉ có tiếng nói và sức lao động của con người. Tiếng nói, sức lao động của con người mới chính là những yếu tố thần kì làm nên điều kì diệu. 
Tôi có theo dõi thông tin, thiên đình đang vào hội. Ở chốn âm ti Lí Thông tự ứng cử. Lí Thông đang ráo riết vận động tranh cử để được mọi người bầu làm nghị viên đại diện cho đại biểu chốn âm ti. 
Người như Lí Thông mà làm nghị viên đại diện cho chốn âm ti thì thật khổ cho những linh hồn tội lỗi. 
Người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có trách nhiệm với mọi người đó chính là những Thạch Sanh trong thời đại mới. Cuộc sống đã thay đổi nhưng con người vẫn còn mong đợi nhiều từ tiếng đàn của Thạch Sanh.

Bài 2 (ngắn)

 

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

0 phiếu
bởi thienhung123 Học sinh (22 điểm)

Để nói về tài năng, trí tuệ và tâm hồn của con người Việt Nam, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều tác phẩm tiêu biểu. Không thể không kể đến truyện cổ tích Thạch Sanh, một câu truyện cổ tích kỳ diệu nhất. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào công lý và tư tưởng nhân nghĩa yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta.

Một đôi vợ chồng tiều phu tốt bụng mãi mà không có được một mụn con. Ngọc Hoàng thấy vậy thương tình nên cho thái tử xuống đầu thai làm con của họ. Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ra được một đứa bé, đặt tên là Thạch Sanh. Lớn lên, chàng lại được các vị thần dạy cho đủ các môn võ nghệ, các phép thần thông biến hóa. Sự ra đời và trưởng thành của Thạch Sanh đã làm tăng thêm sức hấp dẫn cho câu truyện. Nó có ý nghĩa tô đậm chất kỳ lạ, đẹp đẽ cho nhân vật.

Là con nhà trời, nhưng chàng lại sống trong thân phận một người dân nghèo. Cha mẹ mất sớm nên chàng phải chịu bao khó khăn thử thách của cuộc sống. Chàng vào rừng đốn củi và sống trong một túp lều dưới gốc đa. Chàng kết thân với Lý Thông và coi mẹ con Lý Thông như người thân ruột thịt của mình. Thế nhưng, chàng lại bị chính mẹ con Lý Thông lừa đi làm vật thế mạng cho chằn tinh ăn thịt. Bằng tài năng của mình, chàng đã diệt được con chằn tinh quái ác. Chi tiết này thể hiện sự dũng cảm, tài giỏi không sợ bất cứ điều gì của Thạch Sanh.

Sau đó ít lâu, công chúa bị một con đại bàng khổng lồ quắp đi. Chàng không ngại khó khăn, nguy hiểm một mình vào hang cứu công chúa. Một lần nữa, chàng lại bị Lý Thông hãm hại. Hắn lấp cửa hang một mình đưa công chúa về cung nhận thưởng. Trong khi tìm lối thoát, chàng đã cứu được con vua Thủy tề và chàng được tặng cây đàn. Trở về gốc đa sống cuộc sống bình thường. Thế nhưng, chàng lại bị hồn của đại bàng và chằn tinh hãm hại. Thạch Sanh bị bắt vào ngục tối. Bằng cây đàn được tặng, chàng đã giúp được công chúa bị câm có thể nói trở lại, đồng thời giải oan cho mình, đưa tội ác của Lý Thông ra ánh sáng. Ngạc nhiên thay, tiếng đàn còn khiến cho đội quân xâm lược của 18 nước phải mềm lòng nhụt trí, buông đao xin hàng. Đó là tiếng nói nhân nghĩa và công lý, đại diện cho cái thiện, tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Niêu cơm mà Thạch Sanh dùng để thết đãi 18 nước thật kỳ lạ, cứ vơi lại đầu làm cho các quân sĩ chuyển từ khinh thường chê cười sang ngạc nhiên, khâm phục. Niêu cơm thần kỳ ấy tượng trưng cho sức mạnh tiềm tàng và tấm lòng nhân đạo cao cả, rộng lớn của dân ta.

. Chàng thật thà, mộc mạc nhưng lại có một sức mạnh phi thường có thể chém chết chằn tinh, tiêu diệt đại bàng cứu người. Chàng còn biết đánh đàn để vạch trần tội ác của kẻ vong ơn, lấy lại công bằng cho chính mình. Thông qua các nhân vật trong câu truyện, tác giả thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân nghĩa, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết độc đáo, giàu ý nghĩa. Có thể nói, trong những nhân vật chính diện mà truyện cổ tích Việt Nam đã xây dựng thì Thạch Sanh là nhân vật đẹp nhất, tiêu biểu nhất.

Cái kết có hậu của câu truyện là ao ước của nhiều người dân nghèo khổ có tấm lòng lương thiện. Câu truyện một lần nữa thể hiện lý tưởng sống muôn đời của ông cha ta “ở hiền gặp lành”.

 

0 phiếu
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam

~ Chúc em học tốt! ~

Các câu hỏi liên quan

+6 phiếu
4 câu trả lời 2.2k lượt xem
Trong truyện hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự đối lập ấy.
đã hỏi 27 tháng 12, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Alevis Học sinh (14 điểm)
+4 phiếu
3 câu trả lời 5.9k lượt xem
Nêu ý nghĩa của truyện thạch sanh theo gợi ý sau: -nhân vật thạch sanh thuộc kiểu nhân vật gì? -truyện thể hiện niềm tin và ước mơ về điều gì trong cuộc sống ? -những chi tiết tưởng tượng kì ảo có giá trị gì trong câu truyện? -nhân vật chính trong truyện là người như ... truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về việc gì? -để gửi gắm niềm tin ,ước mơ của nhân dân,truyện có những chi tiết gì đặc biệt?
đã hỏi 6 tháng 10, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi phamphuongthao Thạc sĩ (6.4k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 3.4k lượt xem
Trong giấc mơ , em lạc vào thế giới cổ tích và được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần . Nhờ vào nó em đã làm được nhiều việc giúp ích cho cuộc sông , hãy kể lại câu chuyện cổ tích diệu kì của em   anh cj mau giúp em với ạ
đã hỏi 8 tháng 11, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Will always love you Học sinh (129 điểm)
+1 thích
1 trả lời 6.4k lượt xem
viết đoạn văn ngắn nhận xét về cách kết thúc truyện thạch sanh
đã hỏi 16 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 1.7k lượt xem
1,Nhân vật trong văn tự sự là gì                                                                                                                        2,Nhân vật trong truyền thuyết Sơn Tinh,Thủy Tinh                                                   ... biểu cảm nghĩ của em về văn học dân gian nói chung                                                                 (mong các bạn giúp mình)  
đã hỏi 21 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi trung_depzai2005 Học sinh (249 điểm)
+1 thích
5 câu trả lời 8.5k lượt xem
+4 phiếu
0 câu trả lời 290 lượt xem
NV thạch sanh trải qua các lần thử thách, cảm nhận suy nghĩ về một thử thách [ viết đoạn văn ]
đã hỏi 6 tháng 10, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi jiminmochi Thần đồng (656 điểm)
+5 phiếu
1 trả lời 2.3k lượt xem
Hãy viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh , khoảng 10-12 câu , có 1 từ ghép và 1 từ láy
đã hỏi 8 tháng 10, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi jiminmochi Thần đồng (656 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 877 lượt xem
theo em, ước mơ niềm tin của nhân dân ta về công lý xã hội được thể hiện qua các chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh  
đã hỏi 3 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    74 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    73 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...