Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
126 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi ktoan456123 Học sinh (99 điểm)
so sánh sự giống và khác nhau của giáo dục thi cử Tây Sơn với Nguyễn

ngắn gọn thôi nha

2 Trả lời

0 phiếu
bởi Trương Hàn ● Ban Quản Trị Tiến sĩ (13.8k điểm)

Giáo dục khoa cử thời Tây Sơn :

Chữ Nôm là chữ được xây dựng trên cơ sở chữ Hán từ nhiều thế kỷ trước và trở thành thứ văn tự riêng ghi lại chân thực tiếng nói của người Việt. Từ cuối thời Trần, Hồ Quý Lyđã đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng, nhưng chỉ dừng lại ở việc dịch các tác phẩm chữ Hán ra chữ Nôm. Đến thời Tây Sơn, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của nhà nước, tại các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh...

Sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789), Quang Trung đã gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử của các triều đại phong kiến khác.

Để tăng cường phổ biến chữ Nôm, Quang Trung cho lập ra Viện Sùng chính vào cuối năm 1791, do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Quang Trung đã giao cho Nguyễn Thiếp việc tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi.

Tham gia công việc dịch sách ngoài Nguyễn Thiếp có các danh nho như Nguyễn Công, Nguyễn Thiện, Phan Tố Định, Bùi Dương Lịch. Đến tháng 5 năm 1792, các sách Tiểu học như Dương tiết, Minh tâm, Thuyết ước… và Tứ Thư gồm Đại Học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử được dịch xong, đóng thành 32 quyển và gửi vào Phú Xuân cho Quang Trung. Quang Trung khen ngợi và lệnh cho quan bản trấn (Nghệ An) cấp thêm cho Nguyễn Thiếp hơn 20 viên văn thuộc, từ lại giúp cho việc biên lục của Viện Sùng chính để dịch tiếp Kinh Thư, Kinh Dịch.

Cùng việc lập Viện Sùng chính, Quang Trung cho tu sửa Văn Miếu và Học Cung cũ của chúa Nguyễn ở xã Long Hồ, đặc biệt là mở rộng hệ thống trường học tới cấp xã mà các triều đại trước chưa làm được. Trong tờ Chiếu lập học quy định, các xã đều phải lập nhà xã học; những con nhà nho có học và có hạnh kiểm tốt được lựa chọn làm người dạy chữ trong xã, gọi là "Xã giảng dụ". Các "Xã giảng dụ" do xã lựa chọn và được triều đình cấp bằng công nhận

Do chưa kịp xây dựng đủ cơ sở vật chất như chủ trương, Quang Trung lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách

Nội dung học tập được chấn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, vì qua một thời gian dài, việc học tập thời Lê mạt tỏ ra bất cập vì cách học sáo rỗng, từ chương, cầu lợi của kẻ sĩ không hợp với đòi hỏi của xã hội mới. Điều đó được Nguyễn Thiếp chỉ ra trong thư gửi Quang Trung cuối năm 1791. Theo đề nghị của Nguyễn Thiếp, Quang Trung thống nhất quan điểm dạy và học là

  • "Phép dạy, nhất định theo Chu Tử"
  • Phép học thì trước học Tiểu học để bồi bổ lấy gốc; tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chu sử. Học cho rộng rồi ước lược gọn, theo điều học biết mà làm.

Bản thân Quang Trung, xuất thân là một võ tướng, khi trở thành hoàng đế cũng cố gắng học Tứ Thư, Ngũ Kinh, Binh Thư... Mỗi tháng 6 lần, một viên quan Bí thư, có nhiệm vụ vào chầu để giảng giải cho hoàng đế Quang Trung về kinh sách.

Giáo dục khoa cử thời Nguyễn:

Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 thì có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực.

Trần Quý Cáp, đậu tiến sĩ khoa Giáp Thìn 1904 có mở trường dạy học ở thôn Thái Lai, làng Bất Nhị, Quảng Nam, có tiếng là hay chữ nên học trò theo học đông lắm. Nhà văn Phan Khôi từng theo học Trần Quý Cáp 10 năm từ năm 9 tuổi đến 19 tuổi sau ghi lại trường học thời đó như sau:

Cái nhà ba gian, hai chái, sườn bằng gỗ, rộng lòng căn. Trong nhà trừ ba gian bàn thờ và một cái buồng ở góc, còn thì liệt ván cả. Một bộ ván cao ở giữa là chỗ thầy ngồi; còn bao nhiêu ván thấp, cho học trò... Sách giảng hàng ngày là kinh, truyện, sử, mà cứ ngày chẵn ngày lẻ đổi khác nhau. Như ngày chẵn: Kinh Thi, truyện Luận Ngữsử Hán, thì ngày lẻ: Kinh Dịch, truyện Mạnh Tử, sử Đường. Rồi theo đó cứ luân lưu mà giảng tiếp. Thầy ngồi yên rồi dưới này một trò nào chẳng hạn chiếu theo ngày mà mở ba cuốn sách nhằm chỗ tiếp với hôm trước, theo thứ tự đè chồng lên nhau và đem đặt lên ghế xuân ý trước mặt thầy.

-Đọc đi! Thầy truyền... Rồi một người tốt giọng bắt đầu đọc. Đọc chậm rãi mà ngân ngợi. Được vài ba tờ, tới chỗ thầy bảo dứt thì dứt. Đến phiên thầy cắt nghĩa...

Trường của Trần Quý Cáp hàng ngày có 150-200 học trò đến "nghe sách". Ngoài ra có những người không đến nghe giảng nhưng khi thầy ra đầu bài thì cũng làm bài nộp vào để thầy chấm, con số lên đến non 100.

Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.

Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng[4] còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi.

Mỗi năm vào hai ngày tết (Tết Đoan dương và Tết Nguyên đán) thì học trò đem tiền vật đến biếu thầy

Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.

Triều đình thì ở cấp huyện trở lên mới tham gia trong việc giáo dục. Thấp nhất là trường huyện có quan huấn đạo (hàng thất phẩm) dạy. Lên tới phủ thì quan giáo thụ (hàng lục phẩm) rồi đốc học (hàng tứ phẩm) ở trường tỉnh trông coi. Học trò ở huyện do quan huấn đạo hay phủ do quan giáo thụ dạy có thể lên tỉnh nhận bài của quan đốc học rồi nộp lại cho quan chấm. Đến kỳ bình văn thì lên lãnh bài và xem điểm.Kể từ năm 1803 thì ở Huế mở trường Quốc Tử Giám để các con quan và những người trúng tuyển ở các tỉnh vào thụ giáo các quan tế tửu va tư nghiệp.Vào năm 1908 con số ước đoán là trong hai xứ Bắc và Trung Kỳ thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn có 15.000 trường học và khoảng 200.000 học sinh.Việc học chủ yếu là để đi thi để ra làm quan

bởi ForLearning123 Học sinh (245 điểm)
dài thế (đề bảo là ngắn gọn thôi mà)
0 phiếu
bởi ForLearning123 Học sinh (245 điểm)

Để mình trả lời cho:

-Giống nhau: Đều có các khoa thi cử để tuyển chọn nhân tài, có các lớp học để dạy chữ cho các em nhỏ.

-Khác nhau: Thời Lê Sơ mở nhiều khoá học và khoa thi hơn trước. Chấm đỗ rộng rãi và chọn người công bằng. Nhà nước ko bỏ sót nhân tài, triều đình ko dùng lầm người kém. Nhà nước tuyển chọn người có tài cs đức là thầy giáo. Đất nước càng ngày càng phát triển. 

 

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
0 câu trả lời 54 lượt xem
Chính sách về kinh tế du lịch của Nhà Nguyễn chính sách đó tắc động đến tình hình chính trị kinh tế Việt Nam  
đã hỏi 30 tháng 4, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi ktoan456123 Học sinh (99 điểm)
+2 phiếu
2 câu trả lời 135 lượt xem
Ý nghĩa của chữ Quốc Ngữ là như thế nào? ( Thời Lê-Trịnh-Nguyễn) Làm nhanh mình tick cho! Tick luôn cho mình vì mình là noob mới vào!  
đã hỏi 18 tháng 5, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi anhkhoadevil Học sinh (10 điểm)
+1 thích
1 trả lời 94 lượt xem
Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của Ải Chi Lăng
đã hỏi 13 tháng 1, 2018 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
+3 phiếu
1 trả lời 192 lượt xem
Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời tiền lê,thời lý .Trình bày tổ chức nhà nước đó và nhận xét cua em
đã hỏi 17 tháng 11, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 94 lượt xem
Câu 1 : Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội đàng ngoài nửa sau thế kỉ XVIII? Câu 2 : Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?  
đã hỏi 11 tháng 5, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi tuyen135305 Thần đồng (699 điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 384 lượt xem
Nhà Ngô thành lập trong hoàn cảnh nào????????????? giúp mình nha
đã hỏi 27 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi maidunganime204 Học sinh (219 điểm)
  • nhà-ngô-thành-lập-trong-hoàn-cảnh-nào
0 phiếu
3 câu trả lời 230 lượt xem
Trình bày diễn biến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288?
đã hỏi 17 tháng 12, 2016 trong Lịch sử lớp 7 bởi sungah1507 Học sinh (128 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 103 lượt xem
Tại sao lại nói là Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại?
đã hỏi 6 tháng 9, 2019 trong Lịch sử lớp 7 bởi giaoyoshi_1 Học sinh (203 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 189 lượt xem
Cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba của nhà Trần là sao? Ai bik hok chỉ mik vs, mai thi òi
đã hỏi 19 tháng 12, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi ShuMCAMS Học sinh (186 điểm)
+4 phiếu
0 câu trả lời 145 lượt xem
Nêu đặc điểm của từng thời kì ở Cam-pu-chia: - Phù Nam - Chân Lạp - Ăng-co - Suy yếu Làm ơn giúp mình, please!!!
đã hỏi 29 tháng 9, 2017 trong Lịch sử lớp 7 bởi Nguyễn Thư

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...