Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+3 phiếu
578 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 6 bởi DN Thần đồng (1.4k điểm)
nêu cảm nghĩ về bài 'Sông nước Cà Mau'

6 Trả lời

0 phiếu
bởi Katouzuki-H2o- Thạc sĩ (6.0k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi DN
 
Hay nhất

Đoạn văn Sông nước Cà Mau trong chương trình Văn 6 được trích ra từ chương XVIII nằm trong tác phẩm Đất rừng phương Nam nhà văn Đoàn Giỏi. Qua lời kể của tác giả Sông nước Cà Mau hiện lên bức tranh thiên nhiên thật hùng vĩ và đầy màu sắc.

Trong Sông nước Cà Mau nhân vật chính của chúng ta ngồi trên con thuyền khám phá đi qua các kênh rạch của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Không gian rộng được bao phủ bởi một màu xanh đẹp của cả đất trời và không gian tràn ngập màu xanh của tự nhiên. Hình ảnh thiên nhiên hiện lên không chỉ có màu sắc mà có cả những âm thanh tiếng sóng, âm thanh của khu rừng đước thật sinh động và gần gũi.

Ở đây tên đất, tên sông được đặt tên giản dị nào là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm, gọi là kênh Bọ Mắt đỏ ở đó tụ tập nhiều bọ mắt bọ mắt, kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía. Cho Năm Căn nước đó ngày đêm, cùng với đó là hình ảnh cá bơi hàng đàn…

Nhắc đến Cà Mau phải nói đến cho Năm Căn ngôi chợ gần bên đó sống, tấp nập và nhộn nhịp đặc trưng chợ nổi của miền Tây Nam Bộ. Chợ Năm Căn còn có nét riêng đó là sự bề thế của một trấn trù phú trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc. Trong chợ còn có nhiều hàng hóa phong phú các món ăn ngon và nhiều dân tộc khác nhau như Việt, Hoa, Miên, cùng chung sống hòa thuận.

Mảnh đất Cà Mau thật đẹp, nhiều màu sắc, hùng vĩ và hoang dã, nhà văn Đoàn Giỏi đã đưa chúng ta đi tham quan và hiểu hơn về mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc.

From: Richkid-H2O-

+3 phiếu
bởi N3M5T7 Cử nhân (4.6k điểm)

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

+1 thích
bởi Darling_274 Thạc sĩ (6.9k điểm)

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt ^_^

bởi DN Thần đồng (1.4k điểm)
thank you bạn nha
bởi Darling_274 Thạc sĩ (6.9k điểm)
Không có gì ^_^
+1 thích
bởi Nqoc_baka ● Quản Trị Viên Phó giáo sư (34.6k điểm)

  “Sông nước Cà Mau” được trích từ chương XVIII trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi. Thông qua câu chuyện về cuộc lưu lạc của một cậu bé thiếu niên thành phố vào vùng rừng U Minh, tác giả đã khắc họa một bức tranh đặc sắc về thiên nhiên hoang dã cũng như cuộc sống của con người nơi tận cùng cực Nam của Tổ quốc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai.

   Mở đầu đoạn trích là cảm giác của An – nhân vật chính trước vùng đất Cà Mau xa lạ, sau đó là sự miêu tả cụ thể các kênh rạch, con sông năm Căn rộng lớn và cảnh họp chợ Năm Căn đông vui, độc đáo. Cậu bé An ngồi trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch chằng chịt đổ ra sông Năm Căn và điểm cuối là chợ Năm Căn. Suốt cuộc hành trình ấy, thiên nhiên rộng lớn cứ thế hiện ra một cách đầy đủ và chân thực.

Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: xanh trời, xanh nước, xanh cây. Trên là màu xanh của trời, dưới là màu xanh của nước và xung quanh là sắc xanh của cây lá. Trong cảnh sắc tràn ngập màu xanh ấy là âm thanh và hơi thở mặn mòi của vùng đất tận cùng Tổ quốc – sông nước Cà Mau. Những hình ảnh hiện lên lúc nhanh, lúc chậm, hệt như một cuốn phim.

Điều ấn tượng đầu tiên đó là cách đặt tên cho những con kênh, dòng sông của người dân vùng này. Không bằng những cái tên mĩ lệ mà người ta gọi con sông, con kênh theo đặc điểm riêng của chúng. Gọi rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên xòe ra độc một cái lá xanh; gọi kênh Bọ Mắt vì tập trung cơ man bọ mắt, đen như hạt vừng…Cách đặt tên ấy cho thấy sự một thiên nhiên hoang dã, con người thì sống hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên.

Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh, nhà văn đi vào miêu tả cụ thể các địa danh cụ thể của vùng sông nước Cà Mau, mà ở đây chính là dòng sông Năm Căn mênh mông, rộng lớn. Đó là sự hùng vĩ của thiên nhiên khiến cho con người có cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Dòng Năm căn mênh mông, “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thế mới thấy được thiên nhiên nơi đây còn hoang sơ và trong lành tới mức nào. Bao quanh dòng sông là rừng đước bạt ngàn. Từng hàng, từng hàng nối tiếp nhau như bảo bọc, như chở che. Bằng con mắt quan sát tinh tế, sử dụng cả thị giác và thính giác để ngắm nhìn và lắng nghe sự sống trong cánh rừng đước trải dài. Bức tranh thiên nhiên thật đẹp và thơ mộng.

Không chỉ miêu tả về cảnh sắc thiên nhiên mà tác giả còn diễn tả về nhịp sống của con người. Đó chính là sự miêu tả về chợ Năm Căn cùng với cảnh sinh hoạt của con người. Chợ năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui và tấp nập, là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Vẫn là những quang cảnh quên thuộc của một khu chợ nổi với những túp lều lá thô sơ nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch hai tầng,  những cột đáy, thuyền chai, thuyền lưới dập dềnh trên sóng nước mênh mông. Ngoài hàng hóa, chợ nổi Năm Căn còn là sự đa dạng về trang phục, màu sắc, tiếng nói của kẻ bán, người mua thuộc nhiều dân tộc. Một khu chợ độc đáo, khác biệt so với tất cả các xóm trợ vùng sông nước Cà Mau.

   Với ngòi bút miêu tả sắc nét, vừa cụ thể, chân thực, vừa có tính khái quát tác giả đã khắc họa nên một bức tranh về thiên nhiên hùng vĩ và cuộc sống con người đầy vui tươi nơi đất mũi Cà Mau. Phải là người yêu và gắn bó với Cà Mau lắm tác giả mới có thể làm nên bức tranh tuyệt vời đến vậy!

0 phiếu
bởi ThaoVyVanThi Học sinh (16 điểm)

 “Đất rừng phương Nam” là một tác phẩm truyện dài của nhà văn Đoàn Giỏi viết dành cho trẻ em. Trích đoạn “Sông nước cà Mau” trong nằm trong tác phẩm này đã đưa người đọc trở về với những cảm nhận phong phú, bất ngờ và sâu lắng, đầy thi vị về cả thiên nhiên và con người của vùng đất cực nam Tổ quốc. Chuyến đi dài của nhân vật đã mở ra trước mắt chúng ta những vẻ đẹp của thiên nhiên hoang sơ và con người nơi đây.

   Bắt đầu vào chuyến thám hiểm của cậu bé An, chúng ta bắt gặp ngay hai địa danh lạ là Chà Là và Cái Keo, những cái tên không thể phỏng đoán mà chỉ cho ta những liên tưởng tới những thứ còn hoang sơ. Kênh rạch và sông ngòi là nét đặc trưng của vùng đất phương Nam nhưng để xét về độ “đậm đặc” thì phải kể đến nơi đây. Với một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt như mạng nhện , liên thông với nhau, không có điểm khởi đầu và nơi kết thúc. Đó quả là một thứ thiên la địa võng.

Rơi vào lưới trời bủa vây chưa bằng sự bủa vây của một không gian ngập tràn màu xanh bao la, cả trên trời, dưới nước và xung quanh toàn một màu xanh. Một màu xanh trùng điệp lặng lẽ vang lên bải hòa âm về màu sắc, khiến cho đôi mắt của con người phải ngạc nhiên: “Trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá”. Cùng với cảm nhận của thị giác, cảm nhận của thính giác lại mang về một giai điệu rì rào vỗ về như một tiếng ru êm đềm không dứt. Đó chính là “Tiếng rì rào bất tận của những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về…” nó mang vị mặn mòi của biển cả theo hơi gió muối. Tên của địa danh, của những con sông và kênh rạch nơi đây mang một vẻ dân giã, chỉ đơn giản theo đặc điểm của động thực vật ven bờ mà đặt tên cho nó.

Sự sống động của sông nước Cà Mau được hiện lên rất rõ qua con sông Năm Căn và khu chợ nổi Năm Căn. Con sông khác hẳn về độ mênh mông, “nước đổ ầm ầm ra biển ngày đêm như thác”, nó là con sông hùng vĩ, trung tâm của vùng sông nước. Một bên là sông, một bên là rừng “ôm lấy dòng sông” giống như một đôi tri kỉ. Rừng đước ở đây “dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”, bồi đắp cho vẻ đẹp của sự chung thủy và non tơ.

Đến với đặc sản của vùng sông nước chính là chợ nổi Năm Căn, đó là một khu chợ tấp nập, nhộn nhịp nhất của vùng đất này, sự trù phú của nó lồ lộ ra với cái “những” mà tác giả liệt kê như: những bến vận hà, những lò than hầm gỗ, những ngôi nhà bè,… những người con gái Hoa Kiều, những người Chà Châu Giang…”. Bên cạnh đó ta còn bắt gặp sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, của sắc màu trang phục, tiếng nói của các dân tộc khác nhau, tạo nên nét riêng biệt của chợ này với các chợ khác trong vùng.

   Tuy bài văn không có nhiều hình ảnh tưởng tượng và so sánh nhưng bức tranh về vùng đất Cà Mau không mất đi những cảm hứng lãng mạn. Bởi tác giả đã rất khéo léo sử dụng bút pháp tả thực, vừa kể, vừa tả, gửi gắm tâm hồn mình trong từng khung cảnh.

0 phiếu
bởi ThaoVyVanThi Học sinh (16 điểm)

Cảnh sắc của Việt Nam quê hương ta vô cùng tươi đẹp, đó là vẻ đẹp của non sông gấm vóc, ở mỗi thành phố, mỗi tỉnh thành lại có những vẻ đẹp đa dạng khác nhau, mang đặc trưng của vùng quê ấy. Là vùng đất nằm ở vị trí cuối cùng của mảnh đất hình chữ S, vùng sông nước Cà Mau không chỉ là một vùng địa lí của đất nước mà nó còn là một cảnh quan tươi sắc thu hút nhiều ngòi bút của thi nhân viết về nơi đây. Tiêu biểu lên trong số đó chính là tác phẩm “Sông nước Cà Mau” của nhà văn Đoàn Giỏi. Đây là tác phẩm viết về cảnh tượng tươi đẹp và hùng vĩ của sông nước Cà Mau, đồng thời cũng thể hiện được tình cảm của tác giả Đoàn Giỏi dành cho nơi đây.

“Sông nước Cà Mau” nằm ở chương mười tám của tập truyện “Đất rừng phương Nam”của nhà văn Đoàn Giỏi. Trước hết nhà văn đã thể hiện được một ấn tượng khái quát của mình về vùng sông nước cà Mau, đó là càng đổ dần về hướng Cà Mau thì khung cảnh xung quanh được điểm tô bởi màu xanh của sắc lá, đó là những tán lá xanh ven bờ sông tạo ra một bức tranh hài hòa về màu sắc với màu nước sông cũng như màu sắc của bầu trời. Những sắc xanh của tán lá còn gợi cho người đọc liên tưởng đến sự sống tươi đẹp vùng sông nước. Ta có thể nhận thấy vị trí mà nhà văn Đoàn Giỏi quan sát đó chính là trên dòng sông, có lẽ nhà thơ đang thưởng ngoạn cảnh đẹp trên một con thuyền.

Bởi chỉ có ở vị trí giữa của dòng sông thì nhà văn mới có thể đón nhận trọn vẹn cảnh sắc xung quanh như vậy. Sau khi phác họa những nét khái quát về khung cảnh xung quanh thì nhà văn đi vào miêu tả những địa danh cụ thể của Cà Mau, cụ thể ở đây chính là dòng Năm Căn rộng lớn, mênh mông mà cũng không kém phần hùng vĩ, mang lại cho con người cảm giác choáng ngợp về tầm mắt. Các chi tiết thể hiện được sự hùng vĩ, mênh mông của dòng sông và rừng đó chính là “nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác”, “con sông rộng hơn một ngàn thước”, “Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng”. 
Sau đó con thuyền của nhà văn đến chợ nổi Năm Căn, đây là nơi các thuyền chở đầy những loại hoa quả, hàng hóa để trao đổi, buôn bán. Đây cũng là một đặc trưng tiêu biểu của người dân vùng sông nước Nam Bộ. Sông Năm Căn được miêu tả với một không gian rộng lớn, con sông này rộng đến “hàng ngàn thước”, nước ở con sông này cũng dòi dào, đặc biệt nước ở các con kênh, con rạch khác đổ vào ầm ầm như thác nước. Trong văn bản “Sông nước Cà Mau” thì sự đông vui, nhộn nhịp của chợ nổi Năm Căn thể hiện thông qua những chi tiết rất sống động, chân thực.

Đó chính là sự tấp nập, nhộn nhịp của những “túp lều lá đơn sơ”, của những “căn nhà gạch hai tầng”, “những đống gỗ cao như núi”, “những cột đáy”, “thuyền chài”, “thuyền lưới”…Sự độc đáo chỉ có ở chợ nổi vùng sông nước, đó chính là chợ họp luôn trên sông, những con thuyền chở đầy ăm ắp những loại hàng hóa, những người chủ thuyền chỉ cần đỡ sát thuyền lại với nhau là có thể trao đổi, mua bán hàng hóa từ tiêu dùng đến ẩm thực. Hơn nữa, Năm Căn còn là nơi tập trung những người bán vải, bán rượu đến từ nhiều nơi khác nhau, có nhiều giọng nói cũng như trang phục khác nhau làm nên nét độc đáo của những khu chợ nổi này.

Không những rộng lớn, hùng vĩ là nơi bắt nguồn của nhiều con kênh,con rạch khác mà sông Năm Căn còn rất đa dạng và phông phú bởi nguồn thủy sản dồi dào “cá bơi hàng đàn” hình ảnh những con cá này thể hiện được sự giàu có hải sản của các con sông nhưng đồng thời nó cũng thể hiện được vẻ đẹp thơ mộng, êm ả của chốn sông nước mênh mông, bát ngát này. Đó cũng chính là sự hòa hợp giữa thiên nhiên đất trời, các loại sinh vật, cảnh vật xung quanh cũng như hoạt động sống, hoạt động lao động của con người vùng sông nước. 
Không chỉ miêu tả sông nước mà nhà văn Đoàn Giỏi còn đi vào miêu tả những cánh rừng dựng lên cao ngất như những “dãy trường thành vô tận”, đó là những khu rừng nguyên sinh vừa mang nét hoang sơ vừa mang nét huyền bí thu hút người xem, người nhìn. Ta có thể thấy ở đây nhà văn đã vô cùng tinh tế trong cảm nhận cũng như trong miêu tả lại cảnh sắc của vùng sông nước Cà Mau, theo hành trình xuôi dòng Năm Căn, nhà văn đã miêu tả tuần tự những cảnh sắc cũng như sự vật mà mình cảm nhận được nên ta thấy ở trong những trang văn này cảm xúc rất đỗi chân thực của nhà thơ.

   Như vậy, tác phẩm “Sông nước Cà Mau”của nhà văn Đoàn Giỏi đã gởi ra cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về vùng sông nước Cà Mau, thông qua bức tranh ấy độc giả có thể cảm nhận được một cách trọn vẹn không gian hùng vĩ, cảnh sắc thiên nhiên cũng như không gian náo nức, nhộn nhịp nơi chợ nổi. Cách tái hiện của nhà văn vô cùng độc đáo, xuôi theo cuộc hành trình cũng như xuôi theo mạch cảm xúc trữ tình của nhà văn.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
5 câu trả lời 4.4k lượt xem
0 phiếu
3 câu trả lời 3.0k lượt xem
Các bạn giúp mình nhé các bạn 
đã hỏi 21 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi HuyenNguyenCute123 Thần đồng (895 điểm)
+1 thích
3 câu trả lời 1.6k lượt xem
Như trên! _ Tiến _
đã hỏi 2 tháng 2, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi tien7749 Thạc sĩ (7.3k điểm)
0 phiếu
4 câu trả lời 4.1k lượt xem
0 phiếu
0 câu trả lời 79 lượt xem
Nêu ý nhan đề của văn bản sông nước cà mau Giúp mik nhanh nhé
đã hỏi 18 tháng 2, 2021 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Long Hoàng
0 phiếu
1 trả lời 637 lượt xem
trình bày những ấn  tượng của emsau khi học văn bản sông nước Cà Mau
đã hỏi 6 tháng 2, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khánh
0 phiếu
2 câu trả lời 7.6k lượt xem
đã hỏi 4 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Jimin gots no jams Học sinh (297 điểm)
0 phiếu
5 câu trả lời 2.6k lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 260 lượt xem
Qua văn bản ''Sông nước Cà Mau'' em có cảm nhận gì về cuộc sống của người dân Nam Bộ trong phần cuối của văn bản. Hãy trình bày thành 1 đoạn văn từ 6-8 câu      
đã hỏi 9 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Nguyễn Hải Đăng
0 phiếu
2 câu trả lời 5.6k lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. nguyenmanh04102009212

    166 Điểm

  2. tnk11022006452

    160 Điểm

  3. hoconghung031007464

    80 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4-10: 20.000 đồng
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...