Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
339 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi Phan Thị Xuân Huyên Cử nhân (4.8k điểm)
đã hiện lại bởi Lưu An

Đề 1: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào! Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó.

giúp mình nha 

nha nhất hay nhất tick và đc +1

( mình thì đc xem mạng nha)

đã đóng

2 Trả lời

+1 thích
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Phan Thị Xuân Huyên
 
Hay nhất
Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!
 
Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.
 
Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.
 
Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích. 

tick
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)
chịu thui iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii
0 phiếu
bởi
Từ xưa, cha ông ta đã có ý thức “Đi cho biết đó biết đây” mà khuyên dạy con cháu rằng: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Thực tế đó đã được cuộc sống chứng minh. Song cũng có người cho rằng: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào!
 
Trước hết, ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. “Đi một ngày đàng” chỉ sự tiếp xúc của con người với xã hội. Khi ta đi ra ngoài ta sẽ được gặp gỡ nhiều người của xã hội, được nghe nhiều câu chuyện dở hoặc hay được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiều cách suy nghĩ về những vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó, trí hiểu biết của ta được nâng cao, mở rộng hơn, ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống. Không phải chỉ có sách vở mà chính thực tế cuộc sống cũng dạy cho ta nhiều điều cần thiết. Như vậy là “Đi một ngày đàng” ta đã có thêm “một sàng khôn”. Trí khôn vốn là một điều trừu tượng nhưng ở đây được cụ thể hóa, được xem như một vật có hình thể rõ ràng và có thể sắp xếp lên như một sàng ổi hoặc một sàng na. “Sàng” là dụng cụ đan bằng tre có công dụng chính là sàng gạo loại bỏ thóc. Nhưng đôi khi người ta cũng dùng sàng để dựng thức này thức nọ. Hình ảnh “sàng khôn” hàm ý chỉ một khối lượng trí khôn nhiều.
 
Tuy nhiên, trong thực tế, ta chỉ có “một sàng khôn” khi có ý thức tìm hiểu, quan sát cuộc sông xung quanh. Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đã phải “dừng chân đứng lại” để ngắm nhìn “trời, non, nước” mới có những phát hiện tinh tế về thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi này. Nguyễn Trãi đi nhiều nơi song cũng phải quan sát, ghi chép nhiều mới có được “Dư địa chí” - cuốn sách về địa lí đầu tiên của nước ta. Bản thân nhà bác học Lê Quý Đôn, ông luôn có những “túi gấm” chứa đựng những thông tin mà ông ghi chép lại được từ sự quan sát cuộc sống quanh mình... Thử hỏi, cuộc sống quanh ta vô cùng sinh động, phong phú nếu không có ý thức quan sát thì sao có thể có được sàng khôn? Điều đó đã xảy ra với nhân vật anh ngốc trong truyện cổ tích “Dạy chồng”. Vợ dặn anh thấy có đám đông thì phải chạy lại mà nói “Xin chia buồn cùng tang gia”. Nghe lời vợ, anh đi đường gặp một đám cưới nhưng chẳng để ý xem nó giống và khác đám hôm trước thế nào, cứ thế chạy lại gần nói điều xui xẻo kia ra. Hậu quả là anh bị đánh một trận tơi bời. Ngày nay cũng có nhiều anh ngốc như vậy, đi nhiều nơi nhưng không biết nhìn nhận, quan sát sự việc, sự vật tường tận nên chẳng những không học được điều gì hay khôn mà lại rước về nhiều cái dại. Có người ra đường gặp bạn bè, chơi bời lêu lổng khi về mắc vào vòng nghiện ngập, trộm cắp, bệnh tật,... Họ đã không đế ý đến những tai họa mà họ có thể gặp phải. Vậy là dù có đi nhiều ngày đàng mà không có ý thức học tập thì có thể có được sàng khôn nào. Có thể xem, đó là ý nghĩa bổ sung cho ý nghĩa câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn thêm hoàn chỉnh.
 
Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn và ý nghĩa bổ sung của nó nhắc nhở mỗi chúng ta bên cạnh ý thức giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài cần chú ý việc quan sát, học hỏi những điều hay lẽ phải đồng thời đến cả cái dở, cái xấu. Có như vậy, những buổi tham quan dã ngoại, những buổi đi chơi xa... mới thực sự có ích. 

SƯU TẦM

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
2 câu trả lời 431 lượt xem
bạn nào giúp mình làm 4 đề sau đây ( riêng mình thì được copy mạng ) 1/ chứng minh nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo dạo lí  '' ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn'' 2/ chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ ''có công mài sắt có ngày nên kim'' 3/ ... 1 bài vào câu trả lời trước sau khi trả lời xong bạn vào bình luân ngay dưới câu trả lời của mình sau đó làm thêm 3 bài nữa      
đã hỏi 28 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Phan Thị Xuân Huyên Cử nhân (4.8k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 96 lượt xem
Lập dàn ý cho đề văn sau: " Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống đạo lí. Chứng minh câu nói đó là đúng"
đã hỏi 9 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi yangyangisthemost Cử nhân (4.6k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 481 lượt xem
Đề 2: Chứng minh rằng văn chương "gây cho ta những tình cảm mà ta không có". Đề 3: Chứng minh rằng văn chương "luyện những tình cảm ta sẵn có". giúp mình nha  nha nhất hay nhất tick và đc +1 ( mình thì đc xem mạng nha)
đã hỏi 7 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Phan Thị Xuân Huyên Cử nhân (4.8k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 275 lượt xem
cho mình hỏi ai ở miền trung hay miền nào cũng dc:cho mình hỏi đề ngữ văn với .
đã hỏi 10 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Nguyễn Quốc Gia Huy Thần đồng (813 điểm)
+1 thích
1 trả lời 1.2k lượt xem
Ai kiểm tra văn 1 tiết lần 1 phần tiếng việt kì 2 lớp 7 rồi thì cho mik xin đề bài nha Mik bt vì mỗi trg có 1 đề khác nhau nên mik chỉ xin để tham khảo hoy nha!!
đã hỏi 27 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Fairy tail Thạc sĩ (6.6k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 192 lượt xem
Qua bài học buổi học cuối cùng em hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ và tình cảm của em về Tiếng Việt. Giúp em với ạ
đã hỏi 28 tháng 9, 2022 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Trần Anh
+2 phiếu
2 câu trả lời 124 lượt xem
Nêu tác giả, tác phẩm, phân tích cuả bài "Sông Núi Nước Nam"
đã hỏi 29 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 135 lượt xem
Viết 1 đoạn văn tả tiết ngữ văn có sử dụng từ đồng nghĩa
đã hỏi 12 tháng 11, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hồ thị bảo ngọc
+2 phiếu
1 trả lời 143 lượt xem
Viết một bài văn nghị luận về câu tục ngữ : " Không thầy đố mày làm nên " Ai xong trước mình tặng tick  Lưu ý : Không copy trên mạng, không ghi trang web nhé !!!!!!!!!!!
đã hỏi 13 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi ღƸ̴⊰ ๖ۣۜTooru ⊱Ʒღ Thạc sĩ (7.2k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 243 lượt xem
Hãy nêu những lỗi sai trong Quan hệ từ? (ko cần vd)  
đã hỏi 16 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi hieuhkt2bd Học sinh (420 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. PTG

    213 Điểm

  2. minhquanhhqt160

    65 Điểm

  3. lamloc

    40 Điểm

  4. tnk11022006452

    35 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...