Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 6 bởi Đinh Tiến Luân Cử nhân (2.9k điểm)
Soạn văn bài Hoán dụ

NHANH LÊN NHÉ . MAI MÌNH NỘP RỒI
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Dalia Mộc Ly Tiến sĩ (13.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi Đinh Tiến Luân
 
Hay nhất

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

 1. Các từ in đậm trong những câu thơ dưới đây có gì đặc biệt? Chúng được dùng để chỉ ai?

Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

Gợi ý: Các từ in đậm được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó.

- Áo nâu: chỉ người nông dân; áo xanh: chỉ người công nhân;

- Nông thôn: chỉ những người ở nông thôn; thành thị: chỉ những người sống ở thành thị.

2. Dựa vào gợi ý trên, hãy điền các từ in đậm và đối tượng mà nó biểu thị vào bảng sau:

Sự vật, hiện tượng dùng để biểu thị

Sự vật, hiện tượng được biểu thị

 

 

3. Các từ in đậm trên được dùng theo phép hoán dụ. Các từ này có quan hệ với cái mà nó biểu thị như thế nào, có giống với ẩn dụ không?

Gợi ý:

- Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;

- Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.

4. Thử thay thế các từ in đậm trong những câu thơ trên bằng cái mà nó biểu thị (gọi tên), so sánh từ đó rút ra nhận xét về tác dụng biểu đạt của phép hoán dụ.

Gợi ý:

- Nếu nói Người nông dân cùng với người công nhân - Người nông thôn cùng với người thị thành đứng lên thì so với nguyên văn ý nghĩa có thay đổi không?

- Nghĩa gốc không thay đổi, nhưng sẽ mất đi sự cô đọng, không còn sức gợi hình, gợi cảm như khi biểu thị bằng các hình ảnh hoán dụ.

5. Đọc các câu thơ sau, các từ in đậm biểu thị những gì?

a)                                       Bàn tay ta làm nên tất cả

    Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

b)                                      Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

c)                                      Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

Gợi ý:

- Bàn tay: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;

- Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;

- Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.

6. Dựa vào các gợi ý, hãy lựa chọn các cụm từ chỉ những kiểu quan hệ cho dưới đây và điền vào những vị trí thích hợp theo mẫu sau:

- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng;

- Lấy một bộ phận để gọi toàn thể;

- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng;

- Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

 

Cái dùng để biểu thị

Kiểu quan hệ

Cái được biểu thị

áo nâu, áo xanh

(áo nâu cùng với áo xanh)

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

người nông dân, người công nhân

Nông Thôn, Thành Thị

(NÔNG THÔN CÙNG VỚI THỊ THÀNH ĐỨNG LÊN)

...

NHỮNG NGƯỜI NÔNG THÔN, NHỮNG NG­ỜI Ở THÀNH THỊ

BÀN TAY

(BÀN TAY TA LÀM NÊN TẤT CẢ)

...

NHỮNG NG­ỜI LAO ĐỘNG, SỨC LAO ĐỘNG

MỘT, BA

(MỘT CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON - BA CÂY CHỤM LẠI NÊN... )

...

SỐ L­ỢNG ÍT, SỐ L­ỢNG NHIỀU

ĐỔ MÁU

(NGÀY HUẾ ĐỔ MÁU)

...

XẢY RA CHIẾN SỰ

7. MỖI KIỂU QUAN HỆ TRÊN LÀ MỖI KIỂU HOÁN DỤ MÀ CHÚNG TA TH­ỜNG GẶP.

 

~ Tham khảo thêm tại link này nhé: http://www.soanbai.com/2013/10/soan-bai-hoan-du.html

bởi Đinh Tiến Luân Cử nhân (2.9k điểm)
bạn chép mạng ah

 
0 phiếu
bởi

I. Hoán dụ là gì?

Câu 1: Các từ in đậm trong câu thơ.

  • Áo nâu: chỉ người nông dân.

  • Áo xanh: chỉ người công nhân.

  • Nông thôn: chỉ những người nông dân.

  • Thị thành: chỉ những người công nhân, thương nhân, trí thức, công chức, ...

Câu 2: Mối quan hệ

- Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.

- Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.

- Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.

- Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.

Câu 3: Tác dụng của cách diễn đạt này:

– Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;

– Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.

Câu 4: Thử thay thế các từ in đậm trong những câu thơ trên bằng cái mà nó biểu thị (gọi tên), so sánh từ đó rút ra nhận xét về tác dụng biểu đạt của phép hoán dụ.

– Nếu nói Người nông dân cùng với người công nhân – Người nông thôn cùng với người thị thành đứng lên thì so với nguyên văn nghĩa gốc không thay đổi, nhưng sẽ mất đi sự cô đọng, không còn sức gợi hình, gợi cảm như khi biểu thị bằng các hình ảnh hoán dụ.

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1:

– Bàn tay ta: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;

– Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;

– Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.

Câu 2: Những kiểu hoán dụ:

Soạn bài: Hoán dụ | Soạn văn lớp 6

Câu 3:

  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

III. Luyện tập

Câu 1:

– Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

– Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;

– Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

– Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:

– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

– Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

– Hoán dụ:

	Áo chàm đưa buổi phân ly

   Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

– Ẩn dụ:

	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
		                    (Viễn Phương)

   Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

bởi Đinh Tiến Luân Cử nhân (2.9k điểm)
LÀM SAO ĐỂ XÁC THỰC EMAIL

 
0 phiếu
bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)

. Hoán dụ là gì?

Câu 1: Các từ in đậm trong câu thơ.

  • Áo nâu: chỉ người nông dân.

  • Áo xanh: chỉ người công nhân.

  • Nông thôn: chỉ những người nông dân.

  • Thị thành: chỉ những người công nhân, thương nhân, trí thức, công chức, ...

Câu 2: Mối quan hệ

- Người nông dân Việt Nam trước đây thường mặc áo nhuộm nâu.

- Người công nhân làm việc thường mặc áo xanh. Ta cũng gọi là màu xanh công nhân.

- Vùng nông thôn và nơi làm nghề nông, nơi cư trứ của đa số người Việt Nam vốn là nông dân.

- Vùng thị thành có nhiều loại người khác nhau như thương gia, trí thức, các công chức, nhưng trong thế đối ứng của câu thơ thì Công nhân vẫn là đối tượng cần kêu gọi.

Câu 3: Tác dụng của cách diễn đạt này:

– Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép ẩn dụ là mối quan hệ giống nhau;

– Mối quan hệ giữa cái biểu thị và cái được biểu thị trong phép hoán dụ là quan hệ gần gũi, không phải quan hệ giống nhau.

Câu 4: Thử thay thế các từ in đậm trong những câu thơ trên bằng cái mà nó biểu thị (gọi tên), so sánh từ đó rút ra nhận xét về tác dụng biểu đạt của phép hoán dụ.

– Nếu nói Người nông dân cùng với người công nhân – Người nông thôn cùng với người thị thành đứng lên thì so với nguyên văn nghĩa gốc không thay đổi, nhưng sẽ mất đi sự cô đọng, không còn sức gợi hình, gợi cảm như khi biểu thị bằng các hình ảnh hoán dụ.

II. Các kiểu hoán dụ

Câu 1:

– Bàn tay ta: vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động;

– Một, ba: vốn là những từ biểu thị số lượng cụ thể, ở đây được dùng để biểu thị chung về số lượng ít (một), số lượng nhiều (ba), không còn mang ý nghĩa số lượng cụ thể, xác định nữa;

– Đổ máu: dấu hiệu của sự xô xát dẫn đến thương tích, hi sinh, mất mát; ở đây được dùng để biểu thị thời điểm xảy ra chiến sự, chiến tranh.

Câu 2: Những kiểu hoán dụ:

Soạn bài: Hoán dụ | Soạn văn lớp 6

Câu 3:

  • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

  • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

  • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

III. Luyện tập

Câu 1:

– Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

– Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;

– Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

– Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:

– Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

– Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

– Hoán dụ:

	Áo chàm đưa buổi phân ly

   Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

– Ẩn dụ:

	Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
	Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
		                    (Viễn Phương)

   Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
3 câu trả lời
Hãy viết một bài thơ 5 chữ có chủ đề gia đình, mái trường(thầy cô bạn bè) và môi trường
đã hỏi 16 tháng 4, 2021 trong Ngữ văn lớp 6 bởi lalaha Học sinh (5 điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Em hãy chọn một khung cảnh đẹp nhất trong văn bản Cô Tô, viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cảnh đẹp đó.
đã hỏi 13 tháng 4, 2019 trong Ngữ văn lớp 6 bởi tribach1234 Thần đồng (1.3k điểm)
+2 phiếu
3 câu trả lời
Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu dưới đây: a)Thầy thuốc như mẹ hiền. b) Này, cô bé áo vàng kia! c)Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. d) Anh chị nhà kiến mối thật chăm chỉ.
đã hỏi 24 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi NTHTrang Học sinh (209 điểm)
  • can-gap-lam-day
  • ngữ-văn-lớp-6
0 phiếu
1 trả lời
Sau cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những ngày tháng phiêu lưu đầy mạo hiểm nhưng cũng hết sức thú vị. Tuy vậy, bài học đường đời đầu tiên sau sự việc xảy ra với Dế Choắt vẫn ám ảnh Dế Mèn. Em hãy đóng vai nhân vật Dế Mèn, tưởng tượng và kể lại cuộc nói chuyện của Dế Mèn và Dế Choắt nhân một ngày đến thăm mộ Dế Choắt.
đã hỏi 22 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi amipina Học sinh (42 điểm)
+1 thích
1 trả lời
Viết 1 bài văn tả cô (chú ) bán hàng (đề này hơi khó)
đã hỏi 27 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời
Viết 1 đoạn văn từ 6-8 câu trình bày cảm nghĩ  của em về nhân vật anh đội viên trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ
đã hỏi 26 tháng 3, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Lâm Bảo Quỳnh Như Học sinh (16 điểm)
  1. monmon70023220

    455 Điểm

  2. Darling_274

    33 Điểm

  3. 333cuchillthoi302

    28 Điểm

  4. minhquanhhqt160

    20 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...