Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
198 lượt xem
trong Lịch sử lớp 7 bởi diep2005 Thần đồng (1.1k điểm)
Nêu nguyên nhân,diễn biến, kết quả và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa hai bà trưng
Nêu thành tựu,kinh tế,văn hóa của nước Chăm pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi Dalia Mộc Ly Tiến sĩ (13.6k điểm)
được bầu chọn là câu hỏi hay nhất bởi diep2005
 
Hay nhất

* Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán.
- Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị giặc sát hại.
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.
* Kết quả:
- Thái thú Tô ĐỊnh bỏ chạy.
- Quân Hán bị đánh tan.
- Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...


 

0 phiếu
bởi hoangyen22 Cử nhân (2.0k điểm)
Nguyên nhân thắng lợi: 

- Nhân dân hết lòng ủng hộ.

- Sự chỉ huy tài ba xuất sắc của Hai Bà Trưng.

- Nghĩa quân chiến đấu vô cùng dũng cảm.

Ý nghĩa lịch sử: 

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân dân tộc. khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. 

- Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.
bởi hoangyen22 Cử nhân (2.0k điểm)

DIễn Biến 

Căn cứ theo giả thuyết do Thiên Nam ngữ lục nêu mà sử gia Đào Duy Anh đồng tình, cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán đã diễn ra vào nửa cuối năm 39 và bị Tô Định trấn áp khiến Thi Sách bị hại. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[15].

Tháng 9 năm 39, Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau[16][17]:

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

Đánh đuổi Tô Định[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi Trưng Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:

Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.

Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà[18].

Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[19][20]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:

Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi”

Sách Thủy kinh chú chép[21]:

[Hai Bà] công phá châu châu huyện, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trưng Trắc làm vua

Các sử gia căn cứ theo các thần phả và truyền thuyết tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau[21][22][23]:

Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa

Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (lãng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.

Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn[24]. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…

Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương[25].

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 110 lượt xem
Cho mink hỏi nếu ko đạt môn lịch sử ở trung học cơ sở thì có ở lại lớp ko
đã hỏi 24 tháng 5, 2022 trong Lịch sử lớp 7 bởi Khách
+1 thích
1 trả lời 296 lượt xem
+2 phiếu
1 trả lời 294 lượt xem
1. Trình bày văn học thời Lý, Trần, Lê Sơ 2. Nêu hiểu biết của em về các nhân vật lịch sử và công lao của họ: - Lý Thường Kiệt - Trần Quốc Tuấn Lý Công Uẩn 3. Trình bày cuộc tiến công nhà Lý năm 1075 và cho biết tại sao cuộc tiến công này không phải là một cuộc chiến tranh xâm lược. Ai làm hộ em với chiều mùng 10 tháng 3 em thi hsg rồi Ai nhanh em tích cho ạ
đã hỏi 10 tháng 3, 2022 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyenhuynh4a1373 (-43 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 273 lượt xem
đã hỏi 5 tháng 5, 2021 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyễn thị trang
  • giup-minh-voi-nha
0 phiếu
0 câu trả lời 323 lượt xem
0 phiếu
1 trả lời 106 lượt xem
 Dưới thời Lê Sơ việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã được gọi là gì?
đã hỏi 25 tháng 6, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 94 lượt xem
Sau khi đánh tan quân minh nhà lê đã xây dựng và tổ chức bộ máy chính quyền nhà nước như thế nào? Mọi người giúp e với huhu Mai e kt 1 tiết rùi
đã hỏi 22 tháng 5, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi ntq261020071043 Học sinh (5 điểm)
+1 thích
1 trả lời 68 lượt xem
nêu nguyên nhân vá kế quả cửa cuộc khởi nghĩa lam sơn
đã hỏi 25 tháng 4, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 119 lượt xem
  So sánh luật pháp và quân đội thời tiền Lê, Lý và Trần?  
đã hỏi 14 tháng 3, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi cua03851031 Học sinh (31 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 72 lượt xem
Vì sao quân Lam Sơn tập trung tiêu diệt quân Liễu Thăng mà ko tập trung lực lượng giải phóng thành Đông Quan?
đã hỏi 25 tháng 2, 2020 trong Lịch sử lớp 7 bởi cua03851031 Học sinh (31 điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...