Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
983 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi hoanglinh2814 Tiến sĩ (12.8k điểm)

Đề 1: Em hãy giải thích câu ca dao:

                 Bầu ơi thương lấy bí cùng

     Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Đề 2: Giải thích câu: 

                 Chẳng thơm cũng thể hoa nhài 

    Dẫu ko thanh lịch cũng người Tràng An.

Đề 3: câu ca dao xưa có câu:

                 Công cha như núi ngất trời 

  Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông

đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi Aelita Hopper Cử nhân (4.7k điểm)

Đề 1

Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:

Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn,

Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giọng khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đưa ra lý do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cũng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.

Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phai là anh em “cùng, chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã.

Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cùng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.

Đề 2

Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở cháu con biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với vẻ rất tự hào:

Chẳng thơm củng thể hoa nhài. 
Dẫu không thanh lịch củng người Tràng An,

Nói rằng “chẳng thơm”, nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long – Hà Nội: nét thanh lịch…

Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cũng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

Còn Tràng An, vốn là kinh đô của muời hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hóa cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trở thành biểu tượng của nét đẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An” trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long. Người kinh đô Thăng Long có lối song rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu nguời ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

 

 

Các câu hỏi liên quan

+6 phiếu
34 câu trả lời 24.3k lượt xem
Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh đêm trăng quê hương 
đã hỏi 3 tháng 1, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Diệp Hiểu Liên Cử nhân (2.0k điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 1.5k lượt xem
Hãy lập dàn ý về cảnh quan một buổi sáng trên biển.Khi miêu tả hãy liên tưởng và so sánh những gì Lập dàn ý viết một bài văn
đã hỏi 17 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi trucanhnguyen Tiến sĩ (26.1k điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 5.6k lượt xem
Lập dàn bài rồi viết thành bài văn cho đề sau: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy, ô tô. Chúng cãi nhau, so hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.
đã hỏi 14 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 6 bởi abcddatdediia Thần đồng (1.1k điểm)
0 phiếu
0 câu trả lời 66 lượt xem
Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở Việt Nam mà bạn sưu tầm được trong bài 'Vượt Thác' lớp 6 tập 2 trang 37
đã hỏi 19 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi KELLY
0 phiếu
0 câu trả lời 65 lượt xem
Lập dàn ý miêu tả cảnh đẹp ở Việt Nam mà bạn sưu tầm được trong bài 'Vượt Thác' lớp 6 tập 2 trang 37
đã hỏi 19 tháng 4, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi hally
0 phiếu
1 trả lời 3.1k lượt xem
đã hỏi 9 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Khách Học sinh (203 điểm)
+1 thích
4 câu trả lời 9.2k lượt xem
[G]ood Luck!!
đã hỏi 18 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi ♫๖ۣۜNamTào๖ۣۜ$_$ Cử nhân (2.9k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 204 lượt xem
* Mở bài: - Tình cảm của e vs những ng` bn như thế nào? - Trong số những ng` bn đó e yêu quý nhất là ai, lí do. * Thân bài: - Nh&#7919 ... lai để đền đáp công ơn noi gương ng` bn đó. dễ thui mà.
đã hỏi 7 tháng 5, 2017 trong Ngữ văn lớp 6 bởi Tình Yêu Học sinh (459 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 540 lượt xem
Dựa vào văn bản "Vượt Thác",hãy hình dung và tả lại dượng Hương Thu đang vượt thác theo trí tưởng tượng của con bằng 1 bài văn( lập dàn ý và viết bài)
đã hỏi 5 tháng 6, 2020 trong Ngữ văn lớp 6 bởi vuongnuhathu681 Học sinh (5 điểm)
+2 phiếu
4 câu trả lời 2.8k lượt xem
 Từ bài văn “Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời.
đã hỏi 17 tháng 4, 2018 trong Ngữ văn lớp 6 bởi kakashi Cử nhân (2.7k điểm)
  1. monmon70023220

    560 Điểm

  2. Darling_274

    73 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    68 Điểm

  4. 333cuchillthoi302

    37 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...