Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
trong Ngữ văn lớp 9 bởi lele19092002 Học sinh (134 điểm)
đã đóng

3 Trả lời

0 phiếu
bởi thanhthaobabykitty Cử nhân (3.0k điểm)
 Với một giọng thơ đầy tươi trẻ, giọng thơ đầy suy ngẫm mang hương vị ca dao đằm thắm, mượt mà, Nguyễn Du trở thành gương mặt tiêu biểu và quen thuộc của phong trào thơ chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Đò lèn”… “Ánh trăng” cũng là thi phẩm được nhiều người nhắc đến. Ra đời năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ ghi lại chân thực một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp vầng trăng ân tình. Trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay của công việc, của cuộc sống mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Nhưng vầng trăng vẫn vậy, tình nghĩa, thủy chung một lòng, không có chút thay đổi. Ý vị xót xa của bài thơ được thể hiện rất rõ trong toàn bài thơ, đặc biệt là trong khổ thơ cuối của bài.

Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh vầng trăng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho những kí ức, biểu tượng cho quá khứ và vẻ đẹp đời sống bình dị, vĩnh hằng. Nhắc đến trăng là Nguyễn Duy muốn nhắc đến lối sống ân tình thủy chung. Nếu ở những khổ thơ trước đó, Nguyễn Duy đã gợi mở ra khoảnh khắc khu phố mất điện, để rồi giật mình nhìn thấy vầng trăng, bao nhiêu kỉ niệm, hình ảnh quá khứ gắn bó với trăng cũng như dòng thác lũ ào ào mà đổ về. Hình ảnh quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, càng gắn bó bao nhiêu thì nhà thơ càng tự trách mình bấy nhiêu, trách mình sao lỡ vô tình mà quên đi, để bây giờ nhớ lại thì trong lòng lại dâng đầy tư vị của niềm xót xa. Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ý nghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

 

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiến đấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.

“Trăng cứ tròn vành vạnh”

“Tròn vành vạnh” tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng, viên mãn. Về cái nhìn thị giác, tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, là cái đẹp không bao giờ gây nhàm chán, thất vọng với con người. Ngoài nghĩa tả thực, hình ảnh vầng trăng tròn , lặng lẽ còn biểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức. Những hồi ức ấy vẫn mãi “sáng”, vẫn mãi tròn trịa, viên mãn như vậy, không hề có chút đổi thay, dù thời gian có trôi qua đi nữa, thì tình nghĩa của quá khứ vẫn còn đó, không hề phai nhạt. Nhưng, sự cảm thán về vầng trăng chỉ là cách gợi mở để nhà thơ tự trách mình, trách mình lỡ vô tình, quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy:

“kể chi người vô tình”

“người vô tình” ở đây ta có thể hiểu là sự trách móc mà nhà thơ dành cho chính bản thân mình. Trách mình sao có thể quên đi những tháng ngày của quá khứ, quên đi những kỉ niệm của tuổi trẻ. Để bây giờ nhận ra bỗng cảm thấy xót xa, thấy mình sao thật vô tình. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho độc giả cảm nhận một tâm hồn thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nhân cách. Nhà thơ vốn là người trọng tình nghĩa, song vì nhịp sống mới quá hối hả xô bồ mà nhà văn vô tình quên đi. Nhưng đó chỉ là sự lãng quên trong khoảnh khắc, bởi những kỉ niệm đẹp vẫn nằm trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ, vì vậy khi được ánh trăng soi chiếu, nhà thơ mới xúc động, mới dạt dào tình cảm đến vậy.

“ánh trăng im phăng phắc”

Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thanh lành, tươi mát, biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thủy chung, trọn vẹn không đòi hỏi sự đáp đền. Đó chính là phẩm chất cao cả của ánh trăng mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc: “ánh trăng im phăng phắc” là tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng mãi thủy chung, dù cho cuộc sống có bao biến động, bao đổi thay thì vầng trăng vẫn thế, không hề có sự đổi thay. Kí ức, những kỉ niệm không hề vô tri, vô giác, nó như một sinh thể có linh hồn, có sự sống. Mà ở đây nhà thơ Nguyễn Duy đã kí thác qua hình ảnh ánh trăng. Con người có thể đổi thay, có thể quên lãng nhưng những kí ức thì vẫn còn đó, nó sống cùng thời gian, năm tháng. Để đến một lúc nào đó, nó sẽ gợi nhắc con người bằng những gì thân thương, gần gũi nhất. Con người chỉ chấn động khi chợt nhận ra, nghe  lời nhắc nhủ, răn dạy trong sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng:

“ ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình”

Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. “Giật mình” là cảm giác, là phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của chính mình. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối cất lên như một lời tự thú, một lời tự trách, một lời tự nhắc của nhà thơ.

Nhà thơ tự trách mình đã quá vô tình, vô tình vì quên lãng, vô tình vì đã có những phút quên đi những ngày tháng, những kỉ niệm, những kí ức ấy. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho người đọc phải suy nghĩ, chiêm nghiệm về chính bản thân mình. Trong cuộc sống con người rất dễ bị cuốn vào nhịp sống hối hả, tấp nập của cuộc sống mà vô tình quên đi những thứ bình dị nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức, đã xây kết thành những kỉ niệm vững chắc mà ta không bao giờ quên. Sự lãng quên ấy không đáng trách nhưng quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm thì đó là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án.

Tóm lại, “ánh trăng” là bài thơ hay với thể năm chữ được vận dụng sáng tạo, giọng điệu tâm tình tự nhiên.  Từ một câu chuyện riêng, được kể theo trình tự thời gian, phản ánh rất sinh động quy luật tâm lí của con người, lời thơ là lời nhắc nhở thấm thía: không nên vô tình, vị kỉ, phải thủy chung cùng bạn bè, nhân dân, đồng chí. Thái độ, tình cảm với quá khứ chưa xa nhiều hi sinh, mất mát, với những người đã ngã xuống hôm qua khiến “ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lí tình nghĩa, thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
bởi thanhthaobabykitty Cử nhân (3.0k điểm)
bài sang thu mik ko bt sorry
0 phiếu
bởi thanhdoffy Học sinh (203 điểm)
Sang thu

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”

-“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, 

-->> ở đây được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời giúp con người mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

-“hàng cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. 

--->> chỉ những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống -->> sẽ không phải rơi vào tình thế đó nữa.

Chỉ làm đc có thế,sorry...
0 phiếu
bởi

Sang thu

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đừng tuổi.”

-“Sấm” – đơn thuần là một hiện tượng đặc trưng của mùa hạ khi trước và sau cơn mưa lớn, 

-->> ở đây được xem là những thăng trầm, sóng gió của vòng đời giúp con người mạnh mẽ hơn và vững vàng hơn.

-“hàng cây đứng tuổi” – theo nghĩa dễ hiểu nhất thì đó chỉ là những cái cây đã nhiều tuổi vì sống lâu năm. 

--->> chỉ những con người đã nếm được hết mùi vị ngọt ngào, cay đắng, mặn mà hay chua chát của cuộc sống -->> sẽ không phải rơi vào tình thế đó nữa.

Chỉ làm đc có thế,sorry...

Các câu hỏi liên quan

+1 thích
1 trả lời
đã hỏi 1 tháng 5, 2020 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Teemo- Tiến sĩ (19.6k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Sang thu để làm rõ dấu hiệu mùa thu về mà tác giả cảm nhận được.
đã hỏi 25 tháng 4, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Khách
  • sang-thu
  • nghị-luận-văn-học
  • dễ
0 phiếu
1 trả lời
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 7 tháng 5, 2022 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Silent Cử nhân (3.9k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 8 tháng 8, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi vuan12345678910945 Thần đồng (1.2k điểm)
+1 thích
0 câu trả lời
Hãy nhận xét về ý nghĩa của nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh Trăng .
đã hỏi 30 tháng 5, 2023 trong Ngữ văn lớp 9 bởi tngnhatganh117 Cử nhân (3.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời
đã hỏi 29 tháng 2 trong Ngữ văn lớp 9 bởi nguyenmanh04102009212 Học sinh (402 điểm)
0 phiếu
1 trả lời
+3 phiếu
6 câu trả lời
Ý nghĩa của từ "dềnh dàng" và "chùng chình" trong bài thơ Sang thu
đã hỏi 15 tháng 5, 2018 trong Ngữ văn lớp 9 bởi Thành Trương Thần đồng (1.1k điểm)

HOT 1 giờ qua

  1. monmon70023220

    631 Điểm

  2. Darling_274

    160 Điểm

  3. minhquanhhqt160

    113 Điểm

  4. tngnhatganh117

    94 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...