Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
+1 thích
1.3k lượt xem
trong Khác bởi ▁▁❤๖ۣۜNhã๖ۣۜMinh✿▁▁ Tiến sĩ (11.0k điểm)
đã đóng
bởi Khách Học sinh (186 điểm)
Tick mình nha!

+1 cho bạn nà!!

3 Trả lời

+3 phiếu
bởi Bwi Nochu Tiến sĩ (11.8k điểm)

Ứng phó với sóng thần:
 

a. Khi đang ở trên biển, ven biển:
 

-     Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu;

-     Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng;

-     Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.
 

b. Khi ở trên đất liền:
 

-     Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;

-     Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán;

-     Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán;

-     Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.

-     Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển.

bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
+1 cho bạn                 
+2 phiếu
bởi Alan Walker Tiến sĩ (18.0k điểm)

1. Sóng thần:
 

a. Khái niệm: sóng thần là sóng biển có chu kỳ dài, lan truyền với tốc độ lớn. Khi tới gần bờ tùy độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có thể đạt độ cao hàng chục mét, tràn sâu vào đất liền gây thảm họa lớn.
 

b. Nguyên nhân sinh ra sóng thần: sóng thần sinh ra do hệ quả của động đất ở vùng đáy đại dương.
 

c. Các loại sóng thần: tùy thuộc vào khoảng cách tác động tính từ nguồn phát sinh, sóng thần được chia thành sóng thần địa phương (sóng thần gần) và sóng thần xa.

-     Sóng thần địa phương biểu hiện dưới dạng sóng lớn trên mặt biển và tàn phá những bờ biển gần;

-     Sóng thần xa truyền xuyên qua đại dương với tốc độ lớn.

Các trận sóng thần mang tính chất địa phương là rất nguy hiểm, vì có thể tấn công vào đất liền chỉ sau 10 phút. Khoảng thời gian đó là quá ngắn để có thể phát tín hiệu cảnh báo kịp thời. Đối với các trận sóng thần ở ngoài khơi xa, nhờ hệ thống các trạm đo và các trung tâm cảnh báo sóng thần, có thể tính toán và cảnh báo thời điểm đổ bộ của sóng thần vào bờ.
 

d. Độ nguy hiểm của sóng thần địa phương trên vùng biển nước ta: 
 

Trên vùng biển nước ta, động đất có thể xảy ra chỉ có độ lớn M = 60 richter, nên khả năng xảy ra sóng thần mạnh trong vùng biển nước ta là rất nhỏ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, sóng thần đe dọa vùng ven biển huyện Cần Giờ là chủ yếu.
 

2. Ứng phó với sóng thần:
 

a. Khi đang ở trên biển, ven biển:
 

-     Khi đang ở trên tàu thuyền trên biển, ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì không nên cho tàu thuyền trở về cảng, mà nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m, vì sóng thần có thể gây ra sự thay đổi nhanh chóng mực nước biển và tạo ra những dòng chảy nguy hiểm ở cảng và bến tàu;

-     Khi tàu thuyền còn neo đậu trong bờ mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chủ tàu thuyền có thể đưa tàu thuyền của mình ra biển nếu có đủ thời gian và được sự thông báo của chính quyền, cơ quan chức năng;

-     Không được ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì sóng thần có mức phá hoại rất lớn.
 

b. Khi ở trên đất liền:
 

-     Đang ở khu vực bãi biển: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên;

-     Đang ở nơi đông người: khi nhận được tin sóng thần phải ngay lập tức báo với những người khác cùng chạy đến nơi an toàn ở các bãi đất cao hoặc xa bờ biển từ 500m trở lên, đặc biệt là giúp đỡ trẻ em, người già, phụ nữ có thai đi sơ tán;

-     Đang ở trong nhà trệt, nhà thấp tầng: trong phạm vi dưới 500m so với bờ biển phải sơ tán vào sâu trên đất liền, chỉ mang theo các vật dụng, tài sản, giấy tờ quan trọng khi sơ tán;

-     Đang ở trong nhà cao tầng: phải di chuyển lên các tầng cao, không ở lại tầng 1 cho đến tầng 3; mở trống các cửa ỏ các tầng thấp để hạn chế sự tác động của sóng.

-     Đang đi trên đường: không được đi ra hướng bờ biển.

(Trích từ Sổ tay Hướng dẫn một số biện pháp phòng, tránh, ứng phó thiên tai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh)

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

bởi hello mọi người Tiến sĩ (11.8k điểm)
dài quá, người ta chỉ hỏi cách phòng tránh thôi mà
+2 phiếu
bởi linh69 Cử nhân (4.7k điểm)

Sóng thần (Tsunami) theo tiếng Nhật có nghĩa là “Sóng bến cảng” (Harbor Wave). Trước đây có nhiều người gọi sóng thần là sóng triều hay sóng cồn. Thật ra, sóng thần chẳng liên quan gì đến thủy triều. Vì thủy triều là do ảnh hưởng đến lực hấp dẫn của mặt trăng, mặt trời và những hành tinh, còn nguyên nhân của sóng thần là do động đất. Do đó sau một trận động đất có tâm chấn nằm dưới biển thì thường có sóng thần.

songthan

Trong những vùng duyên hải, động đất thường ít gây thiệt hại hơn là cơn sóng thần đi theo sau nó. Nó tàn phá khủng khiếp đến nỗi một cư dân vùng Maullin – Chile, sống sót sau một trận sóng thần đã nhầm lẫn nó với chiến tranh hạt nhân.

Ngày 26 tháng 12 năm 2004, một trận động đất kèm theo sóng thần Andaman – Sumatra đã quét qua vùng bờ biển Indonesia, Bangladet, Thái Lan, Srilanca… lan ra cho đến tận châu Phi, làm cho 310.000 người của 38 quốc gia (một số lớn là du khách Âu Mỹ) chết và mất tích. Phải nói đây là một thảm họa sóng thần khủng khiếp nhất của nhân loại.

Gần đây có thông tin cho rằng những hòn đảo nằm ngoài khơi Sumatra (Indonesia) có nguy cơ sẽ phải hứng chịu những trận động đất và sóng thần lớn trong thời gian sắp tới. Thảm họa này nếu xảy ra có thể có ảnh hưởng đến vùng biển Việt Nam (?)

Tuy nhiên, Viện Vật lý Địa cầu tuyên bố: chưa có cơ sở để khẳng định bờ biển Việt Nam có nguy cơ cao về sóng thần.

 Nhưng chỉ riêng những gì đã xảy ra, những thiệt hại và hậu quả vô cùng thảm khốc của các trận sóng thần trên cũng buộc chúng ta phải trả lời nghiêm túc các câu hỏi đại loại như:

–  Liệu có khả năng xảy ra sóng thần đối với vùng bờ biển Việt Nam không?

–  Nếu có thì chúng ta phải làm gì để giảm thiểu nguy cơ này?

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ mới, thuộc Viện Khí tượng Thuỷ văn nói: “Không thể mất cảnh giác đối với nguy cơ sóng thần”

Đó là chuyện của các nhà khoa học. Nhưng còn bạn! Bạn đã biết gì về động đất và sóng thần? Và đã chuẩn bị như thế nào nếu động đất và sóng thần xảy ra? 

ỨNG PHÓ SÓNG THẦN:

Nếu bạn nghĩ rằng, một cơn sóng thần có thể đang đến do cảm nhận mặt đất đang rung chuyển dưới chân của bạn hay bạn nghe thấy một cái gì đó cảnh báo bạn. Hãy báo động cho những người chung quanh bạn nhanh chóng lên trên những vùng đất cao ngay.

 Thà có thể bị cười chê là báo động sai còn hơn là phải ân hận chứng kiến cảnh người thân kẻ chết, người thì mất tích… Tuy nhiên, không thể cứ báo động sai mãi vì không nắm được qui luật của động đất và sóng thần, cho nên các bạn cần phải tìm hiểu những điều cần biết về vị hung thần này

     Những điều cần biết về sóng thần:

  • Giống như lốc xoáy và động đất, sóng thần thường tấn công bất ngờ mà không có cảnh báo, hoặc cảnh báo trước một thời gian rất ngắn.
  • Những cơn sóng thần đánh vào vùng ven biển Thái Bình Dương hay các đại dương khác luôn luôn được phát sinh do động đất. Những trận động đất này có thể xuất hiện từ xa hoặc gần nơi bạn đang sống.
  • Một số sóng thần rất lớn, ở vùng ven biển nó có thể cao từ 10 đến 30 mét hay hơn thế nữa. Và chúng có thể di chuyển vào trong đất liền hàng trăm mét.
  • Tất cả các vùng ven biển đều có thể bị sóng thần công phá.
  • Một cơn sóng thần không phải chỉ là một ngọn sóng mà là một loạt sóng. Những cơn sóng đầu thường không phải là cái lớn nhất.
  • Sự nguy hiểm của sóng thần có thể kéo dài vài giờ kể từ khi cơn sóng đầu tiên đánh vào.
  • Sóng thần có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ của một người đang chạy.
  • Đôi khi sóng thần dâng lên rồi lùi lại, phơi bày ra đáy biển, để rồi ập đến hung hãn hơn.
  • Sức mạnh của sóng thần thì vô song, những tảng đá vài tấn hay những con thuyền lớn có thể bị sóng thần ném vào trong đất liền hàng trăm mét. Trong vùng hoạt động của nó, nhà cửa và dinh thự đều có thể bị quét sạch.
  • Tất cả những mảng vật chất trôi nổi, di chuyển với một tốc độ lớn có thể giết chết hay làm bị thương nhiều người.
  • Sóng thần có thể xuất hiện bất cứ thời gian nào, có thể là ngày hoặc đêm.
  • Sóng thần có thể di chuyển theo những dòng sông, suối để vào sâu trong đất liền, nếu dòng sông suối đó ăn thông và gần cửa biển.

songthan1

Atwater.idd

Nằm sâu trong đất liền khoảng một dặm thế mà vùng đất Quelle, Chile vẫn bị sóng thần                                          tràn vào quét sạch trong trận động đất năm 1960

Những kiến thức dưới đây về sóng thần có thể giúp cho các bạn tự bảo vệ mình. Các bạn hãy chia sẻ những hiểu biết này với người chung quanh để giúp họ có thể sống sót sau tai nạn.

     Chú ý tới những cảnh báo của thiên nhiên:

  • Các động vật nuôi và động vật hoang dã đột nhiên hoảng loạn bỏ chạy lên cao hay vào sâu trong đất liền.
  • Các rung động nhẹ trên mặt đất của tiền chấn (chấn động nhẹ trước trận động đất).
  • Nước biển rút ra xa. Trước khi những ngọn sóng khổng lồ đánh vào bờ biển, thường thì có hiện tượng nước biển rút ra xa. (Bé Tilly Smith – 10 tuổi, – người Anh – nhờ nhớ bài học của thầy giáo dạy về những dấu hiệu nước biển rút ra xa trước khi sóng thần ập vào, đã cảnh báo và do đó cứu sống hơn 100 người dân và du khách tại bãi biển Phuket – Thái Lan trong thảm họa sóng thần ngày 26/12/2004)

–  Chú ý tới những cảnh báo chính thức: lắng nghe những cảnh báo từ radio, TV, còi báo động… Nếu khu vực của các bạn được đặt thiết bị cảnh báo sóng thần thì các bạn có thời gian để kịp sơ tán.

–  Đừng tiếc của: hãy lo bảo vệ mạng sống của các bạn hơn là lo bảo vệ tài sản. Nhiều người cứ mãi lo cất giữ và bảo vệ của cải của mình để rồi phải vong mạng vì không kịp sơ tán khi sóng thần ập đến.

–  Tuân theo sự hướng dẫn: nếu các bạn đang ở trong trường học mà nghe báo động về sóng thần, các bạn hãy làm theo sự hướng dẫn của thầy giáo hoặc các nhân viên nhà trường.

–  Hãy sơ tán ngay: nếu các bạn đang ở trong nhà mà nghe báo động về sóng thần, các bạn làm sao để toàn bộ gia đình và hàng xóm của các bạn đều biết về báo động ấy. Nếu nhà của các bạn nằm trong khu vực được cảnh báo có nguy cơ sóng thần đánh vào. Hãy sơ tán ngay.

–  Di tản với một thái độ bình tĩnh: an toàn và trật tự tới vị trí qui định hay bất kỳ chỗ nào an toàn theo sự hướng dẫn của chính quyền hay các người có thẩm quyền.

–  Lên vùng đất cao: nếu các bạn đang ở tại bãi biển hoặc gần bãi biển và bạn thấy mặt đất rung chuyển. Lập tức nhanh chóng chạy lên tới vùng đất cao mà không cần chờ đợi còi báo động.

–  Rời xa các dòng sôngsuối: Nếu nó chảy thẳng ra các cửa biển gần đó.

–  Leo lên các tầng trên hay mái nhà: Một số khách sạn, toà nhà hoặc cao ốc được xây dựng chắc chắn ở ven biển, tầng trên hay mái nhà của nó có thể làm nơi ẩn náu nếu các bạn không di tản kịp. Dĩ nhiên, chỉ trừ trường hợp các bạn không di tản kịp, còn thì không nên ở lại những nơi này. Vì có thể đây là một cái bẫy.

–  Không ở lại nhà: Những căn nhà nhỏ ở ven biển thì không thể chịu nổi sóng thần. Không nên ở lại khi có cảnh báo.

–  Leo lên một cái cây: Nếu các bạn đã chạy sâu vào trong đất liền nhưng lại không có núi đồi hay vùng đất cao để mà lên. Hãy chọn một cây cao và to lớn vững chãi để leo lên và bám chắc vào. Nhiều người đã được cứu sống nhờ cách nầy.

–  Leo lên một vật nổi: Nếu các bạn bị quét bởi một cơn sóng thần. Hãy cố gắng tìm kiếm chung quanh mình một vật nổi và sử dụng nó như một cái bè

–  Một sóng thần phát sinh từ một trận động đất trong khu vực có thể sẽ đánh trước vào một số vùng nào đó trước khi còi báo động phát cảnh báo.

–  Một sóng thần phát sinh từ các vị trí đã được định vị từ xa, nói chung đủ thời gian để cho mọi người kịp thời di tản lên đến vùng cao hơn. Nhưng nếu sóng thần phát sinh tại địa phương, khi cảm thấy mặt đất rung chuyển, các bạn chỉ còn ít phút để thoát thân.

–  Những dãy đá ngầm nhô lên ở ngoài xa bờ biển có thể ngăn chận phần nào sức mạnh của sóng thần. Tuy nhiên nếu là sóng thần lớn, nó vẫn có thể lướt qua và tràn vào đất liền.

          Tránh xa các vùng thấp gần bờ biển, leo lên những vùng cao, đó là biện pháp an toàn nhất khi có cảnh báo về sóng thần.

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
1 trả lời 93 lượt xem
đã hỏi 24 tháng 5, 2020 trong Tư vấn điểm thi - tuyển sinh bởi GENOS Thạc sĩ (5.8k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 86 lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 158 lượt xem
đã hỏi 17 tháng 2, 2019 trong GD Công dân lớp 7 bởi nhokmeoyeutien Cử nhân (2.5k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 508 lượt xem
Vì sao các dấu cuối câu phía trước nó không có dấu cách?
đã hỏi 5 tháng 5, 2018 trong Tin học lớp 6 bởi nguyenthaolinh1503 Học sinh (176 điểm)
+3 phiếu
4 câu trả lời 2.4k lượt xem
đã hỏi 4 tháng 9, 2017 trong Sinh học lớp 7 bởi ❖MaxB✥RÖŸ♚ Cử nhân (3.0k điểm)
0 phiếu
3 câu trả lời 2.6k lượt xem
đã hỏi 21 tháng 7, 2017 trong Sinh học lớp 6 bởi ❖MaxB✥RÖŸ♚ Cử nhân (3.0k điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 6.5k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 131 lượt xem
đã hỏi 14 tháng 11, 2020 trong Khác bởi Zake Tiến sĩ (18.3k điểm)
+1 thích
1 trả lời 108 lượt xem

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...