Chào mừng bạn đến với Selfomy Hỏi Đáp, hãy Hỏi bài tập hoặc Tham gia ngay
0 phiếu
514 lượt xem
trong Ngữ văn lớp 7 bởi
phân tích 8-10 câu về bài thơ buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông xa 

Mn giúp mình với 
đã đóng

1 Câu trả lời

0 phiếu
bởi trannhat900 ● Ban Quản Trị Phó giáo sư (52.9k điểm)

Trần Nhân Tông (1258 - 1308) là ông vua anh hùng - thi sĩ của Đại Việt trong thếkỉ XIII. Thông minh, học rộng, có tài thao lược và rất tài hoa. Tên tuổi nhà vua gắn liền với những chiến công hiển hách của nhân dân trong hai cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần thứ ba đánh giặc Nguyên - Mông xâm lược.

Trong một số bài thơ chữ Hán của Trần Nhân Tông để lại có hai bài viết về Thiên Trường, mảnh đất “phát nghiệp đế vương” của nhà Trần: Hạnh Thiên Trường hành cung và Thiên Trường vãn vọng.

Thiên Trường là một trong 12 lộ thời Trần, thuộc Sơn Nam; nay thuộc ngoại thành Nam Định. Thiên Trường vốnlà Thái ấp của vua chúa nhà Trần, ở đây xưa kia có nhiều cung điện nguy nga tráng lệ.

Thiên Trường vãn vọngđược viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật (luật trắc, vần bằng). Bài thơ gợi tả cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường qua cái nhìn và cảm xúc của Trần Nhân Tông. Cảm xúc lắng đọng, cái nhìn man mác bâng khuâng ôm trùm cảnh vật:

“Thôn hậu, thôn tiền, đạm tự yên,

Bán vô, bán hữu, tịch dương biên.

Mục đồng địch lí nguy quy tận

Bạch lộ song song phi hạ điền”.

Hơn 60 năm về trước, cụ Ngô Tất Tố đã dịch rất hay bài thơ này.

Hai câu thơ đầu gợi tả cảnh làng quê vùng Thiên Trường trong ánh chiều tàn. Bốn chữ “thôn hậu thôn tiền” và “bánvô bán hữu”liên kết đôi, tạo nên sự cân xứng hài hòa về ngôn ngữ đã gửi lên cảnh xóm thôn “trước xóm sau thôn” phủ mờ khói nhạt, càng trở nên mơ màng, mênh mang. Khói của sương chiều. Khói lam chiều vấn vương, nhẹ bay trên những mái nhà tranh sau lũy tre làng. Chỉ bằng ba nét vẽ rất chọn lọc, lối tả ít mà gợi nhiều của thi pháp cổ, thi sĩ vẽ lên một không gian nghệ thuật về cảnh sắc làng quê một buổi chiều tàn phủ mờ sương khói và ánh tà dương rất yên bình, êm đềm, nên thơ. Nét vẽ thanh nhẹ. Cảnh vật bao la, tĩnh lặng. Ngoại cảnh và tâm cảnh đồng hiện. Tưởng như thí sĩ đang thả hồn mình vào cảnh vật, lặng ngắm thôn xóm quê hương gần xa không chán. So sánh “đạm tự yên” (mờ nhạt như khói) là một hình tượng đầy thi vị. Cả một hồn quê man mác gợi cảm:

Trước xóm sau thôn tựa khói lồng,

Bóng chiều man mác có dường không.

Hai câu thơ là cảnh sắc đồng quê rất dân dã, bình dị, thân thuộc mà đáng yêu. Trên những nẻo đường quê, đàn trâu nối đuôi nhau về thôn. Cóâm thanh tiếng sáo mục đồng cất lên, âm thanh réo rắt, hồn nhiên, thanh bình của làng quê ta xưa nay. Có từng đôi, từng đôi cò trắng bay liệng, nối tiếp nhau hạ xuống đồng. Nhà thơ không nói đến màu xanh và hương lúa mà người đọc vẫn cảm nhận được. Ngôn ngữ thơ, hình tượng thơ đầy âm thanh và màu sắc, thanh tao và dào dạt sức sống. Bút pháp điểm nhãn, lấy động để tả tĩnh của tác giả được thể hiện một cách ấn tượng về bức tranh đồng quê này:

Mục đồng sáo vẳng trâu về hết

Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

Tình quê và hồn quê chan hòa, dào dạt. Thiên Trường thuở ấy, đường sá rầm rập ngựa xe, có biết bao cung điện của vua chúa, tôn thất nhà Trần, nhưng Trần Nhân Tông không nói đến lầu son gác tía, bệ ngọc ngai vàng tráng lệ nguy nga, mà chỉ nói đến cảnh sắc thiên nhiên. Tính bình dị, dân dã, hồn nhiên là cốt cách, là hồn thơ của ông vua anh hùng - thi sĩ này. Cảm nhận ấy càng rõ khi ta đọc bài thơ Hạnh Thiên Trường hành cung (Ngự chơi hành cung Thiên Trường):

“Cảnh thanh u, vật cũng thanh u

Mười mấy châu tiền ấy một châu

Trăm tiếng đàn chim, đàn nhạc hát,

Nghìn hàng đám quýt, đám quân hầu.

Trăng vô sự chiếu người vô sự

 Nước có thu lồng trời có thu

Vừa bốn bể trong, vừa bụi lặng,

Độ xưa so với độ này thua”.

Cảnh buổi chiều được nói đến trong bài Hạnh Thiên Trường hành cung là cảnh chiều xuân hay chiều thu? Rất khó xác định. Ta chỉ cảm nhận được đó là một buổi chiều êm đềm, xóm thôn phủ mờ sương khói tà dương. Không gian nghệ thuật và tâm trạng nghệ đồng hiện cho ta khẳng định: Trần Nhân Tông viết Thiên Trường vãn vọng sau năm 1288, khi giặc Nguyên - Mông đã bị nhân dân ta đánh bại, nước Đại Việt thanh bình, yên vui.

Bài tứ tuyệt Thiên Trường vãn vọng là một bức tranh quê đậm nhạt, mờsáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên, nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê, và còn chấp chới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế!

Tạ Đức Hiền

Các câu hỏi liên quan

0 phiếu
4 câu trả lời 1.0k lượt xem
0 phiếu
2 câu trả lời 8.9k lượt xem
giúp m trả lời câu này nhé !
đã hỏi 11 tháng 12, 2016 trong Ngữ văn lớp 7 bởi trangtet17122004 Học sinh (119 điểm)
+2 phiếu
1 trả lời 404 lượt xem
Viết đoạn văn ngắn(5->7 câu) chứng minh rằng câu thơ:"tiếng suối trong như tiếng hát xa"là bằng chứng xác thực về sự giàu đẹp của tiếng việt.
đã hỏi 26 tháng 2, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Titania Học sinh (387 điểm)
+1 thích
1 trả lời 5.9k lượt xem
Viết đoạn văn 5-7 câu phân tích tác dụng của phép tu từ trong : a) Khổ thơ đầu bài Tiếng gà trưa b) Khổ thơ cuối bài Tiếng gà trưa Giúp mk với mk dốt Văn lắm
đã hỏi 13 tháng 12, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Khách
0 phiếu
1 trả lời 156 lượt xem
Mỗi lần nhớ đến câu nói của Bác Hồ:"vì lợi ích mười năm trồng cây , vì lợi ích trăm năm trồng người",em lại xúc động nhớ đến cô giáo (thầy giáo)chủ nhiệm của em , người "trông vườn"cần mẫn.Hãy ghi lại cảm nghĩ đó của em.
đã hỏi 21 tháng 4, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Titania Học sinh (387 điểm)
+1 thích
2 câu trả lời 2.6k lượt xem
Nêu thể loại, thể thơ, phương thức biểu đạt, phân tích, nghệ thuật, nội dung của văn bản những câu hát than thân    
đã hỏi 27 tháng 10, 2019 trong Ngữ văn lớp 7 bởi nguyendindan Thạc sĩ (5.3k điểm)
0 phiếu
2 câu trả lời 3.6k lượt xem
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:                      "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,                 Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.                     Chỉ biết quên mình cho hết thảy,                     Như dòng sông chảy nặng phù sa ".                                                    (Trích"Theo chân Bác"-Tố Hữu)
đã hỏi 25 tháng 3, 2017 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Titania Học sinh (387 điểm)
0 phiếu
1 trả lời 183 lượt xem
Viết dàn ý chi tiết phân tích bài thơ Sóng của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh?
đã hỏi 12 tháng 5, 2021 trong Ngữ văn lớp 12 bởi linhchi2002 Thần đồng (1.3k điểm)
0 phiếu
1 trả lời 419 lượt xem
Tưởng tượng mình phải xa que hương. Hãy viết 1 bài văn để bày tỏ nỗi nhớ và tình yêu quê hương khi xa cách.
đã hỏi 29 tháng 9, 2021 trong Ngữ văn lớp 7 bởi Mon Mon

HOT 1 giờ qua

  1. phamngoctienpy1987844

    50628 Điểm

  2. vxh2k9850

    35940 Điểm

  3. Khang1000

    29693 Điểm

  4. Tí Vua Đệ Nhất

    28073 Điểm

Phần thưởng hằng tháng
Hạng 1: 200.000 đồng
Hạng 2: 100.000 đồng
Hạng 3: 50.000 đồng
Hạng 4: 20.000 đồng
Phần thưởng bao gồm: mã giảm giá Shopee, Nhà Sách Phương Nam, thẻ cào cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác sẽ dành cho những bạn tích cực nhất của tháng. Xem tại đây
Bảng xếp hạng cập nhật 30 phút một lần
...